Cô gái 21 tuổi bị mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ chỉ ra 3 thói quen xấu hầu hết phụ nữ đều mắc phải chính là nguyên nhân
Không phải những người có gia đình hoặc những người đã quan hệ tình dục mới bị mắc bệnh phụ khoa, cả những người trẻ chưa quan hệ cũng đều có thể mắc bệnh.
Tiểu Văn, năm nay 21 tuổi, cô đang là sinh viên đại học năm thứ 2 tại Trường Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Cách đây vài tháng, Tiểu Văn phát hiện khí hư của mình rất khác thường, không những ra rất nhiều, mà còn ngứa ngáy và có mùi khó chịu.
Tuy nhiên, cô nghĩ mình là một sinh viên, chưa có gia đình chắc không bị vấn đề về bệnh phụ khoa, mặt khác cô cũng thấy xấu hổ nên không đến bệnh viện kiểm tra. Tiểu Văn chỉ ra cửa hiệu thuốc mua dung dịch vệ sinh về rửa, mỗi ngày cô đều chăm chỉ rửa vùng kín, hi vọng tình trạng có chuyển biến.
Không phải những người có gia đình hoặc những người đã quan hệ tình dục mới bị mắc bệnh phụ khoa.
Tuy nhiên, tình hình không tốt như cô nghĩ, tình trạng bệnh không những không có chuyển biến, mà còn nghiêm trọng hơn. Không còn cách nào cô đành phải đến bệnh viện ở Tứ Xuyên để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, bác sĩ thông báo cô bị viêm âm đạo. Tiểu Văn hỏi bác sĩ: Cô chưa kết hôn, tại sao lại bị viêm âm đạo?
Bác sĩ giải thích: Hiện nay, không phải những người có gia đình hoặc những người đã quan hệ tình dục mới bị mắc bệnh phụ khoa, cả những người trẻ chưa quan hệ cũng đều có thể mắc bệnh. Bởi 3 thói quen xấu của thanh niên hiện nay chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa.
1. Thích mặc quần bó sát
Hiện nay, có rất nhiều cô gái vì muốn đẹp nên thích mặc quần lót và quần dài bó sát vào cơ thể với cường độ cao. Những loại quần này rất kín, được dệt bằng các sợi hóa học nên vừa dày lại không thoáng khí, các chất bài tiết ra ở âm đạo và mồ hôi không thể phân tán, nó lại là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dẫn đến phụ nữ bị viêm phụ khoa.
Hiện nay, có rất nhiều cô gái vì muốn đẹp nên thích mặc quần lót và quần dài bó sát vào cơ thể với cường độ cao.
2. Ngồi nhiều và tư thế ngồi không chính xác
Video đang HOT
Phụ nữ thường ngồi bắt chéo chân cũng sẽ dẫn đến gia tăng nhiệt độ cục bộ, điều này đang tạo môi trường nóng ẩm ở vùng đáy chậu, có thể dẫn đến lượng lớn vi khuẩn sinh sôi nảy nở, từ đó dẫn đến viêm vùng ngoài âm hộ hoặc viêm âm đạo.
Ngồi nhiều bất động và bắt chéo chân, rất dễ dẫn đến tuần hoàn khí huyết trong khoang chậu không được suôn sẻ, gây viêm các vùng lân cận. Nếu các vi khuẩn gây bệnh đã sinh sôi nảy nở và lây nhiễm sang đường sinh dục, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khoang chậu. Ngoài ra, những người có tiền sử đau bụng kinh, ngồi bắt chéo chân cũng có thể làm nặng thêm tình trạng đau bụng.
3. Phương pháp vệ sinh không chính xác
Phương pháp vệ sinh vùng kín chính xác nhất là làm sạch bộ phận sinh dục trước, sau đó mới làm sạch phần hậu môn. Nếu làm sạch phần hậu môn trước, các vi khuẩn ở hậu môn sẽ xâm nhập vào âm đạo, hoặc trong kì kinh nguyệt sử dụng chậu tắm… vi khuẩn gây bệnh cũng sẽ xâm nhập vào trong cơ quan sinh dục.
Có rất nhiều chị em phụ nữ, thích dùng dung dịch để làm sạch vùng kín, nhưng không biết rằng, thời gian dài sử dụng dung dịch vệ sinh sẽ phá vỡ độ pH ban đầu của âm đạo, phá vỡ khả năng tự làm sạch của nó. Về lâu về dài, các loại bệnh phụ khoa cũng sẽ kéo đến.
Có rất nhiều chị em phụ nữ, thích dùng dung dịch để làm sạch vùng kín, nhưng không biết rằng, thời gian dài sử dụng dung dịch vệ sinh sẽ phá vỡ độ pH ban đầu của âm đạo.
Để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa, phụ nữ nên làm những điều này:
Sử dụng đổ lót thông thoáng
Môi trường nóng nực không thoáng khí là nơi thích hợp cho vi khuẩn, vì vậy phụ nữ nên lựa chọn sử dụng đồ lót thoáng khí, không nên quá bó sát, có thể phòng tránh sự sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Có chế độ ăn lành mạnh
Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống giàu tinh bột và đường sẽ kích thích nấm Candida (thủ phạm gây viêm nấm âm đạo) phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, để phòng tránh viêm nhiễm âm đạo, chị em nên tránh lạm dụng những thực phẩm chứa đường fructose, bánh kẹo, bia rượu, cafein, chocolate,… trong chế độ ăn của mình.
Cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin chống oxy hóa như A, C, E, và các vitamin nhóm B, vitamin D; thực phẩm có chứa probiotics vào thực đơn mỗi ngày. Bởi vì những thực phẩm này vừa giúp chị em tăng sức đề kháng cho cơ thể lại rất hữu ích chống lại bệnh viêm nhiễm âm đạo do nấm.
Ăn uống lành mạnh giúp bạn duy trì vùng kín lành mạnh.
Chú ý đến phương pháp làm sạch vùng kín
Vệ sinh vùng kín tốt có thể phòng ngừa tình trạng viêm phụ khoa, mỗi ngày phụ nữ nên dùng nước ấm để rửa vùng kín và giữ gìn đồ lót sạch sẽ. Đồ lót nên giặt riêng và tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, hoặc giặt bằng nước nóng. Trong thời gian bị kinh nguyệt cố gắng thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
(Nguồn: Xuehua.us)
Theo Helino
Biết rõ cắn móng tay là không tốt, ảnh hưởng sức khỏe nhưng vì sao nhiều người vẫn cứ không cưỡng lại được thói quen xấu này?
Cắn móng tay được xem là thói quen xấu kinh điển của hầu hết tất cả mọi người nhưng nó không chỉ đơn giản là một hành vi giải tỏa cảm xúc mà còn tiết lộ nhiều điều về tâm lý con người chúng ta.
Cắn móng tay là thói quen xấu không của riêng ai. Ở bất kỳ nơi nào, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể sẽ bắt gặp nhiều người đang "ngấu nghiến" móng tay của mình.
Dù không ít người cho rằng cắn móng tay thói quen đáng ghét và mất vệ sinh nhưng điều đó vẫn không thể ảnh hưởng đến sự thật rằng có đến 20% - 30% dân số thế giới thừa nhận họ có thói quen này. Trong đó, lứa tuổi teen chiếm đến 45%.
Nhiều người biện minh cho thói quen này bằng nhiều lý do nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng cắn móng tay có thể là hành vi điều chỉnh tâm lý đối với một số người.
Kieron O'Connor, giáo sư tâm thần học Viện Sức khỏe Tâm thần của Đại học Montreal, cho rằng thói quen này không chỉ đơn giản là thể hiện sự lo lắng, bồn chồn.
Cắn móng tay đem lại cảm giác thoải mái. Vì vậy, nhiều người thường cắn móng tay trong lúc họ ở một mình, cảm thấy buồn chán, đứng trước một công việc áp lực hoặc khi cảm thấy xấu hổ bởi một việc làm trong quá khứ. Dù trong trường hợp nào thì cắn móng tay cũng được xem như một công cụ điều chỉnh tâm trạng, giúp làm xao nhãng suy nghĩ bế tắc, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái trong phút chốc.
Một nghiên cứu khác của giáo sư O'Connor cũng chỉ ra rằng người có thói quen cắn móng tay thường theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo.
Sau khi tiến hành nghiên cứu với 48 người, trong đó một nửa có thói quen cắn móng tay, người ta phát hiện ra rằng người cắn móng tay là người cầu toàn hoặc có xu hướng làm việc quá mức. Họ không chịu được cảm giác rảnh rỗi không có việc gì làm và cách duy nhất để giải tỏa nỗi bồn chồn ấy chính là đưa móng tay lên miệng và cắn.
"Người cầu toàn rất dễ cảm thấy buồn chán và thất vọng bởi họ đặt ra tiêu chuẩn quá cao cho bản thân. Họ vạch ra quá nhiều kế hoạch và một khi không thể thực hiện hết tất thảy, họ sẽ nghĩ rằng mình thất bại" - giáo sư O'Connor cho biết. Qua đó, có thể nói việc cắn móng tay hoàn toàn có thể giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn mỗi khi tâm trạng lao dốc.
Thế nhưng, giống như những thói quen xấu khác như bứt tóc, lột da... cắn móng tay cũng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bởi khu vực dưới móng tay là nơi ẩn nấp hoàn hảo của nhiều vi khuẩn, trong đó có E. coli. Đó là chưa kể những ảnh hưởng xấu lên răng gây ra bởi thói quen này.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên xem thường việc cắn móng tay bởi với một số trường hợp bị "ám ảnh" hành vi này thì đó có thể là triệu chứng của rối loạn thói quen lặp đi lặp lại nhắm vào cơ thể.
Khi đó, chúng ta phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ tâm lý để yêu cầu giúp đỡ, cắt giảm hành vi.
Nguồn: Huffington Post
Theo Helino
Đừng tiếc 2 phút đọc bài viết này để tự cứu mình trong những ngày nắng nóng Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao kéo theo rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Để tận hưởng một mùa hè trọn vẹn, bạn hãy bỏ túi tránh một số cách xử lý các vấn đề thường gặp dưới đây. 1. Đổ nhiều mồ hôi Đổ mồ hôi ở bàn chân hay nách là vấn đề thường gặp nhất trong...