Cô dâu bị mắng xối xả vì yêu cầu khách dự đám cưới mặc trang phục màu đen
Chuyện quy định trang phục khách mời ( dress code) trong lễ cưới không còn xa lạ. Ấy thế mà mẹ người yêu không hài lòng, mắng tôi sính ngoại và dọa không tham dự lễ cưới.
Tôi 28 tuổi, làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Tháng tới, tôi sẽ tổ chức lễ cưới với chàng trai kém mình 2 tuổi. Anh làm quay phim. Gặp nhau trong một sự kiện, chúng tôi trúng tiếng sét ái tình, quyết định kết hôn sau 1 năm hẹn hò.
Gia cảnh chúng tôi có nhiều điểm tương đồng, môn đăng hộ đối. Vì vậy, chuyện tình cảm rất thuận lợi và yên ả. Mọi việc suôn sẻ đến mức tôi cảm thấy không an tâm. Tôi lo sợ “tảng băng chìm” sẽ xuất hiện ở thời điểm mình không đề phòng.
Đúng như linh cảm mách bảo, những chướng ngại vật dần hiện ra khi lễ cưới của tôi cận kề.
Đầu tiên, mẹ chồng tương lai yêu cầu chúng tôi phải tổ chức lễ cưới thật nhanh để kịp “săn rồng vàng”. Tuy nhiên, lịch làm việc của tôi đã có sẵn, không thể tùy tiện thay đổi. Tôi vẫn chốt cưới vào đầu tháng 8 tới, mặc kệ bà khó chịu ra mặt.
Tiếp đó, bà không cho phép chúng tôi làm thiệp cưới màu trắng. Bà cho rằng, thiệp cưới phải có màu đỏ hoặc hồng mới may mắn.
Tôi đã nghĩ đến việc dừng lại cuộc hôn nhân khi chưa bắt đầu. Ảnh minh họa: PX
Vốn dĩ, chuyện chọn mẫu thiệp cưới như thế nào phải do chúng tôi quyết định. Vậy mà, người yêu tôi lỡ miệng kể hết kế hoạch tổ chức lễ cưới với mẹ. Thế nên, bà mới biết chuyện, ngăn cản.
Tôi rất bực mình với quan niệm cổ hủ và mê tín dị đoan của mẹ anh. Vì tình yêu, tôi tự động viên bản thân, cố gắng dung hòa. Tôi sẽ tìm mọi cách ra riêng sau khi cưới để tránh xung đột với bà.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tôi càng nhún nhường thì mọi chuyện càng vượt tầm kiểm soát. Gần đây, chúng tôi lại tranh cãi nảy lửa với bà về vấn đề trang phục trong lễ cưới.
Từ đầu, tôi bàn bạc và thống nhất với chồng sắp cưới chọn dress code (quy định trang phục khách mời) màu đen. Tôi muốn mình là người duy nhất mặc trang phục màu trắng trong đêm tiệc. Ý tưởng của tôi được anh tán đồng.
Thế nên, tôi yêu cầu phía thiệp cưới in rõ dòng quy định trang phục của khách mời tham dự lễ cưới màu đen.
Ngay khi xem thiệp cưới, mẹ bạn trai tức giận, đòi đốt sạch. Bà nói chúng tôi “không bình thường”, tiệc cưới yêu cầu khách mặc đồ đen như đám tang. Bà bắt chúng tôi phải làm lại thiệp cưới, bỏ ngay quy định trang phục tào lao, sính ngoại.
Hôm đó, tôi chưa nói được lời nào đã bị bà mắng xối xả. Tức giận, tôi không chào, một mạch bỏ ra xe. Tôi định đi về thì phát hiện bỏ quên túi xách trên ghế. Tôi quay trở vào thì nghe được cuộc đối thoại của anh với mẹ.
“Anh bảo cô ta bỏ ngay thiệp cưới cũ, làm lại mẫu mới, không có dòng quy định trang phục. Nếu vẫn khăng khăng yêu cầu mặc trang phục đen thì cả nhà này không ai đến tham dự lễ cưới của anh đâu”, tiếng mẹ anh đay nghiến.
Chồng sắp cưới của tôi liền đáp lại: “Mẹ nên nhớ chính mẹ hối thúc con cưới vợ. Mẹ nói nhất gái hơn 2, phải cưới ngay kẻo lỡ. Giờ mẹ lại liên tục gây khó dễ, con thực sự không hiểu”.
Tôi nghe xong, tay chân run lẩy bẩy. Tôi bước vào, xin phép lấy túi xách và trở ra thật nhanh. Trong cơn choáng váng, tôi cảm giác bạn trai kéo mình lại: “Anh nói thế để mẹ không làm khó chúng mình nữa. Anh yêu em thật lòng. Em phải tin anh…”.
Hiện tại, tôi rất hoang mang, vừa thương vừa giận. Tôi không biết mình có nên tin và cho anh cơ hội giải thích?
Lễ cưới sắp diễn ra mà mọi chuyện rối tung. Tôi sẽ phải nhường nhịn một lần nữa sao? Chẳng có cái đám cưới nào mà thiệp mời phải làm đi làm lại 2-3 lần. Một người làm truyền thông như tôi không thể thỏa hiệp với lối tư duy cũ kỹ như thế.
Về quê thăm con, tôi sốc khi chứng kiến mẹ chồng đang làm điều này với cháu
Vừa vào đến cửa, tôi đã nghe tiếng con khóc trong nhà cùng tiếng quát mắng ầm ĩ của mẹ chồng...
Cách đây 4 năm, tôi lên xe hoa về nhà chồng. Tuy nhiên, ngay khi vừa về đến cổng, mẹ chồng đã kéo tay tôi bắt đi cửa sau vào nhà trước sự sửng sốt của tất cả mọi người. Nguyên nhân là do tôi lỡ có bầu trước khi cưới và theo quan niệm của bà, tôi phải làm vậy để không mang vận đen, xui xẻo vào nhà.
Phận là cô dâu nhưng phải chịu tủi nhục ngay trong ngày cưới đã khiến tôi vô cùng ấm ức. Sau lễ cưới, tôi trách móc chồng tại sao không cho tôi biết mọi chuyện từ sớm để tôi và gia đình phải chịu cảnh xấu hổ như vậy. Nào ngờ, anh cho rằng tôi đang quan trọng hóa vấn đề vì vào nhà bằng cửa nào cũng như nhau. Miễn là nó tốt cho cả gia đình về sau là được.
Chồng đứng về phía mẹ, không bảo vệ vợ khiến tôi thất vọng tràn trề. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Càng sống lâu, tôi càng nhận ra, chồng tôi là người nhu nhược, không bao giờ dám vì vợ mà cãi lời mẹ. Mẹ anh nói gì, anh răm rắp nghe theo kể cả đó là điều quá đáng với tôi.
Sau khi cưới, mẹ chồng yêu cầu tôi đưa toàn bộ tiền, vàng mừng cưới để cho bà giữ. Tôi không muốn nhưng chồng một mực nói tôi đưa cho mẹ cất giúp. Có việc gì cần đến thì lấy sau. Vậy là tôi đành chấp nhận làm theo lời chồng và mẹ chồng cho êm cửa êm nhà.
Trước khi lấy chồng, tôi có đi làm công ty. Tuy nhiên, từ ngày có bầu lại chuẩn bị cho đám cưới nên tôi xin nghỉ hẳn. Cứ nghĩ chồng thu nhập ổn, có thể tạm thời lo được cho hai mẹ con tôi, thế nhưng, tôi đã lầm. Dù đã có vợ nhưng chồng tôi vẫn đưa toàn bộ lương cho mẹ giữ.
Tôi giận dỗi đòi chồng đưa tiền cho mình để lo chi tiêu thì anh cho rằng làm như vậy mẹ anh sẽ buồn và anh không muốn thế. Anh nói mẹ anh là chủ trong nhà, mọi chi tiêu đều do bà lo nên đưa cho mẹ là hợp lý.
Vì chuyện này, hai vợ chồng tôi đã căng thẳng với nhau suốt nhiều ngày liền. Biết chuyện, mẹ chồng tỏ rõ sự tức giận nói tôi vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng đã muốn lên làm chủ, không coi ai ra gì. Và cuối cùng, tôi đành cắn răng chấp nhận sống cảnh phụ thuộc mẹ chồng từng li từng tí một.
Tôi bầu bì nhưng buổi sáng, mẹ chồng bắt dậy từ hơn 5 giờ để nấu cơm phục vụ cả gia đình. Tôi nghén nặng, sợ mùi thức ăn, cứ vào bếp là khó chịu nhưng mẹ chồng cho rằng tôi lười biếng, không muốn dậy nên "giả vờ" nghén để trốn việc.
Nhiều hôm thèm bát phở nóng, tôi nói chồng chở đi ăn nhưng mẹ chồng nhất quyết không cho. Bà bảo làm vậy sẽ khiến tôi sinh hư, cơm nhà không ăn, thích đua đòi ăn hàng, ăn quán tốn kém.
Không đi làm, tiền không có, tôi đã trải qua những ngày sinh con rồi ở cữ vô cùng tối tăm, u ám. Nhiều lúc bưng bát cơm cữ chỉ có 2 quả trứng hấp, tôi vẫn nuốt nước mắt để ăn, lấy sữa cho con bú. Chính lúc ấy, tôi đã hứa với bản thân, sau khi con cứng cáp, tôi sẽ lên thành phố đi làm để thoát khỏi cảnh tù túng, suốt ngày phải đối mặt với bà mẹ chồng cay nghiệt.
Và khi con tôi được 1 tuổi, tôi đã quyết tâm thực hiện ý định đó. Dĩ nhiên, mẹ chồng không đồng ý nhưng vì lần ấy tôi có chồng ủng hộ nên bà không thể cản được. Cuối cùng, tôi chuyển đi trong sự bực tức ra mặt của mẹ chồng.
Suốt 2 năm qua, dù phải chật vật kiếm tiền để lo trả tiền nhà, tiền gửi trẻ cho con rồi lo sinh hoạt phí trong gia đình nhưng tôi vẫn cảm thấy thoải mái. Chồng tôi xa mẹ nên cũng đỡ đi nhiều, anh đã biết dành tiền cho vợ con nhiều hơn và thỉnh thoảng mới gửi tiền về biếu mẹ.
Con gái tôi năm nay 3 tuổi, bé vẫn đi mẫu giáo gần chỗ tôi thuê trọ. Tuy nhiên, năm nay, mẹ chồng nhất quyết bắt chúng tôi cho cháu về quê nghỉ hè với ông bà với lý do nhớ cháu.
Dù thực lòng không muốn nhưng vì chồng động viên và bản thân tôi cũng muốn hàn gắn mối quan hệ với mẹ chồng nên đành đồng ý. Song, khi về quê thăm con, tôi cảm thấy vô cùng hối hận với quyết định của mình khi chứng kiến con bị chính bà nội đối xử tệ bạc.
Vừa vào đến cửa, tôi đã nghe tiếng con khóc ré trong nhà cùng tiếng quát mắng của mẹ chồng: " Khóc cái gì, lau cho sạch vào, đừng tưởng bé mà bà tha. Tự nôn thì tự dọn đi, không ai hầu được đâu. Làm đi không lại không được tích sự gì như mẹ, chỉ ương bướng, cãi giả là giỏi thôi".
Nhìn hình ảnh con gái vừa khóc vừa ho sặc sụa nhưng tay vẫn phải cầm khăn lau bãi nôn của mình dưới nền nhà khiến lòng tôi như quặn thắt. Nhưng ấm ức hơn là mẹ chồng tôi đứng bên cạnh, tay lăm lăm cây gậy gỗ quát mắng cháu thậm tệ càng khiến tôi không thể chịu được.
Tôi lao vào ôm con và mẹ chồng biện minh rằng bà đang dạy cháu. Tôi coi hành động đó là ngược đãi chứ không phải là dạy dỗ gì cả. Hoặc bà đang "giận cá chém thớt" đối với một đứa trẻ con.
Hôm qua, tôi đã quyết đưa con trở lại thành phố mặc cho mẹ chồng ra điều kiện, nếu làm vậy thì tôi sẽ bị cấm cửa về quê. Nhưng dù cho thế nào tôi vẫn phải bảo vệ con gái mình.
Chồng tôi nói tôi hành động bồng bột, không suy nghĩ khiến mọi chuyện phức tạp. Theo mọi người, mẹ chồng tôi đối xử với cháu như thế có quá đáng không và tôi làm vậy để bảo vệ con là đúng hay sai?
Bí quyết giúp vợ chồng ngừng lục đục khi có con Theo giới chuyên gia, việc có con sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống của bạn. Độc lạ Hà Nam: Cô dâu tươi như hoa nhìn dàn người yêu cũ lên sân khấu ôm tạm biệt chú rể Độc lạ hẹn hò: Trai đẹp mời bạn gái ăn hải sản rồi 1 tuần sau yêu cầu cô thanh toán hóa đơn...