Có cần dùng thuốc bôi trong bệnh tay chân miệng?
Bệnh tay chân miệng không chỉ xảy ra với trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, cả người lớn cũng có thể mắc. Nhưng ở người lớn và trẻ lớn hơn 5 tuổi, biểu hiện của bệnh chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết.
Bệnh do virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, mà chỉ dùng thuốc làm giảm triệu chứng hoặc thuốc điều trị biến chứng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc bôi để giảm triệu chứng không phải lúc nào cũng là cần thiết.
Nếu bệnh diễn biến thuận lợi, không mắc biến chứng thì mất khoảng 1 tuần để trẻ hồi phục. Trẻ sẽ hết sốt dần, các nốt phỏng khô dần và thường trẻ sẽ ăn trở lại khi đỡ đau miệng ở khoảng ngày thứ 6,7.
Điều mà người chăm sóc trẻ cần làm là theo dõi trẻ chặt chẽ, cố gắng cho trẻ uống đủ nước. Mặc dù hầu hết các loại thức ăn đều không phải kiêng, nhưng do các nốt phồng ở trông miệng gây đau, nên trẻ sẽ sợ ăn đồ ăn cứng, nóng… vì thế nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, mát. Trẻ cũng không cần phải kiêng tắm, nhưng nên giữ trẻ tránh gió mạnh, tránh mồ hôi…
Có nên dùng thuốc bôi?
Nhiều phụ huynh có con bị bệnh thường hốt hoảng và hỏi về các loại thuốc bôi ngoài da để giúp con giảm các triệu chứng như đau, ngứa, sát khuẩn… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần phải dùng thuốc.
Đối với thuốc bôi để sát khuẩn ngoài da, do các nốt tổn thương của bệnh tay chân miệng thường ít khi vỡ, mà dần sẽ thu nhỏ lại, khô dần rồi mất đi, không để lại sẹo. Nên thông thường không cần bôi thuốc với mục đích sát khuẩn. Tuy nhiên nếu các nốt to bị vỡ, các nốt ở vùng kín dễ bị nhiễm trùng có thể bôi với mục đích đề phòng nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng.
Không nhất thiết dùng thuốc bôi tại chỗ để giảm đau, bởi tổn thương do nốt tay chân miệng ngoài da thường không đau nên bôi thuốc với mục đích giảm đau là không cần thiết. Hiện tại, các thuốc bôi có tác dụng gây tê tại chỗ, giảm đau cũng không được khuyến cáo cho bệnh tay chân miệng. Còn với tổn thương trong miệng có thể gây đau và trẻ bỏ ăn, thì các thuốc bôi miệng tại chỗ cũng không được khuyến cáo, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nếu trẻ đau quá, bỏ ăn thì bác sĩ có thể kê paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ uống.
Không dùng thuốc bôi để giảm ngứa, bởi hiện nay không có khuyến cáo bôi thuốc để giảm ngứa trong bệnh lý này. Nếu trẻ ngứa nhiều, luôn tay muốn gãi sẽ gây trầy xước và tổn thương da, thì bác sĩ sẽ cân nhắc thuốc chống dị ứng, như aerius dùng đường uống.
Không dùng thuốc bôi để diệt virus giúp nhanh khỏi bệnh. Bởi thuốc thường được dùng như acyclovir hoàn toàn không có tác dụng với virus trong bệnh tay chân miệng.
Ngoài ra một số thuốc có chứa corticoid, chống nấm… cũng không được dùng trong bệnh này. Bởi các thuốc chứa corticoid có thể gây suy giảm miễn dịch tại chỗ khiến cho các nốt dễ nhiễm trùng hơn. Các thuốc có thành phần chống nấm cũng không có tác dụng đối với bệnh này.
Đối với thuốc tăng cường miễn dịch để giúp trẻ tăng sức đề kháng thì cũng không nên dùng thường xuyên mà chỉ nên cho trẻ uống khi có tư vấn của bác sĩ.
Đối với một số loại nước lá hay một số dung dịch pha tắm không có tác dụng giúp mau khỏi bệnh. Bởi virus tồn tại trong cơ thể, trong miệng, trong các nốt mụn nước trên da, nên tắm bên ngoài không diệt được virus. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng để giúp da bé sạch sẽ, khô thoáng. Tuy nhiên đối với các loại nước lá cần thận trọng về sự an toàn cho da của trẻ.
Lưu ý đặc biệt với bệnh tay chân miệng
Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần, bởi do nhiều chủng virus gây ra, do đó nếu trẻ đã mắc một lần rồi không có nghĩa là trẻ không thể mắc bệnh nữa mà chỉ miễn dịch với chủng virus đã mắc bệnh mà thôi.
Khi trẻ mắc phải bệnh chứng này, mà ngủ li bì, mê mệt, phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị ngay, bởi có thể là bệnh đã biến chứng sang viêm màng não. Đây là lúc bệnh đã trở nặng và có khả năng gây nguy hiểm cao.
Không nên bôi, xức các loại thuốc lên các mụn nước hay vết lở của trẻ. Bởi khi các vết lở hay mụn nước ngoài da khô đi nhờ thuốc bôi, các bác sĩ sẽ khó chẩn đoán chính xác bệnh trạng của các em bé hơn. Các thuốc bôi không phải an toàn tuyệt đối, bôi không đúng chỉ định còn gây ra hiện tượng “lợi bất cập hại”.
Trẻ em nhập viện điều trị bệnh hô hấp ở TP HCM tăng đột biến
Thời tiết TPHCM và các tỉnh lân cận mưa kéo dài cả tuần qua đã tạo điều kiện cho mầm bệnh, virus, vi khuẩn phát triển.
Trước ảnh hưởng của mưa bão, những ngày qua tình trạng trẻ em mắc bệnh hô hấp nhập viện điều trị tại các bệnh viện nhi ở TPHCM gia tăng kỷ lục. Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng cũng đang liên tục tấn công trẻ em.
Dù chưa phải là thời điểm đỉnh của bệnh hô hấp nhưng những ngày gần đây, số trẻ đến thăm khám, điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tăng gấp đôi so với đợt sau mùa dịch Covid-19 vừa qua. Các bệnh khiến trẻ đi khám nhiều nhất là: viêm mũi họng, viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm họng, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi...
Trẻ bị nhiều bệnh tấn công dễ bỏ ăn, bỏ bú.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, khoảng 3 tuần nay, bệnh nhân bị bệnh hô hấp gia tăng đột biến, gây nên tình trạng quá tải. Kỷ lục, có ngày số ca mắc hô hấp điều trị nội trú hơn 400 bé.
Bệnh nhi quá đông, bác sĩ chủ yếu chỉ định điều trị ngoại trú, chỉ xem xét ca sốc nặng, biến chứng cần theo dõi, hoặc cần can thiệp kỹ thuật mới nhập viện. Tuy nhiên, các ca ngoại trú cũng rất đông, ngay cả khám dịch vụ cũng quá tải, vì vậy nhiều phụ huynh không thể chờ đợi lâu đành phải chọn qua khám dịch vụ VIP, với hy vọng ít người khám để được nhanh hơn.
Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định, thời tiết TPHCM và các tỉnh lân cận mưa kéo dài cả tuần qua đã tạo điều kiện cho mầm bệnh, virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ không thích nghi kịp thời với sự thay đổi của thời tiết sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là mắc bệnh hen suyễn. Đối với trẻ có cơ địa bị hen chỉ cần bị cảm sẽ dễ bị lên cơn hen. Vì vậy phụ huynh cần mặc quần áo đủ ấm và thường xuyên vệ sinh mũi cho bé, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bé.
"Chẳng hạn như thấy em bé co giật thì có thể do nhiễm trùng hô hấp, thậm chí do nhiễm trùng thần kinh trung ương, như viêm não, viêm màng não thì rất nguy hiểm...Trong nhiễm trùng hô hấp thì có các dấu hiệu như nôn, không ngủ được", Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết.
Nếu trẻ suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở máy.
Không chỉ riêng hô hấp, mà các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang là mối đe dọa tấn công sức khỏe trẻ em tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố đã có dấu hiệu tăng sau nhiều ngày chững lại. Trong tuần vừa qua, thành phố ghi nhận 886 ca tay chân miệng. Trong đó Quận 5, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Cần Giờ, ghi nhận số ca bệnh trong tuần tăng trên mức độ cảnh báo. Thành phố cũng ghi nhận 55 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 49 phường, xã thuộc 19/24 quận, huyện.
Các bác sĩ cho biết, dịch sốt xuất huyết không có nhiều diễn biến bất thường so với các năm trước. Giai đoạn từ tháng 10 và 11, khi thời tiết vào mùa mưa, sẽ rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển, vì vậy người dân cần có ý thức diệt trừ loăng quăng. Cộng đồng dân cư cũng nên tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch, đồng thời thực hiện công tác vệ sinh môi trường./.
Phòng, chống dịch bệnh mùa thu đông Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, hệ miễn dịch của mọi người yếu hơn, là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển. Bởi vậy, việc phòng chống là hết sức cần thiết. Khám bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh...