Có an toàn trường học thầy trò mới yên tâm dạy – học
Năm học 2020 – 2021 được ngành Giáo dục rốt ráo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó vấn đề an toàn trường học được đặc biệt quan tâm.
Sinh hoạt tập thể của cô và trò Trường Tiểu học Dạ Lê (Thừa Thiên – Huế). Ảnh: Trân Văn Toản
Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, học sinh đến trường là phải an toàn và an toàn thì giáo viên, học sinh mới yên tâm dạy – học.
Nhu cầu tất yếu
Theo đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh), an toàn trong trường học gồm nhiều vấn đề như: Phòng chống bạo lực học đường; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống xâm hại, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe…Để học sinh có kỹ năng phòng chống, biết cách bảo vệ mình, nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa.
“Muốn vậy, mỗi thành viên trong nhà trường, từ nhân viên bảo vệ cho đến hiệu trưởng, phải nêu cao tình thần trách nhiệm, có ý thức xây dựng trường học thân thiện. Các sở GD&ĐT cần chỉ đạo cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch năm học bảo đảm an toàn cho thầy – trò; không để giáo viên và học sinh mất an toàn khi đến trường dạy – học”, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai cho biết, đồng thời nhấn mạnh: Đã đến trường là phải an toàn, mà trường học an toàn thì giáo viên, học sinh mới yên tâm giảng dạy và học tập.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam chỉ ra rằng, nhà trường là nơi giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh, thời gian trong một ngày của các em ở trường chiếm tương đối lớn. Mặt khác, khi con em mình đến trường, phụ huynh thường có tâm lý gửi trọn niềm tin vào nhà trường và thầy cô giáo…
Cũng theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, môi trường an toàn trong trường học biểu hiện ở 2 dạng: Tự nhiên và xã hội. Trong đó, an toàn trong môi trường tự nhiên sẽ dễ kiểm soát và lượng hóa được bằng các quy chuẩn cụ thể. Tuy nhiên, bảo đảm an toàn cho trẻ về môi trường xã hội khó khăn hơn. Bởi môi trường xã hội thể hiện tương tác giữa các thành viên trong nhà trường. Chẳng hạn, nhà trường xảy ra các vụ bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, quan hệ thầy trò không trong sáng… như vậy là môi trường học đường không an toàn.
“Để có môi trường học đường an toàn, hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức sâu sắc về an toàn trường học; đồng thời chỉ đạo sát sao thực hiện các tiêu chí bảo đảm an toàn môi trường tự nhiên. Cùng với đó, xây dựng môi trường văn hóa học đường, lấy thái độ, tình cảm là động lực để giáo dục học sinh. Mặt khác, làm tốt công tác xã hội hóa, tạo niềm tin cho phụ huynh và xã hội về môi trường giáo dục trong nhà trường… Để làm tốt các biện pháp này, hiệu trưởng phải là người có năng lực và tất cả phải vì mục tiêu phát triển học sinh” – PGS.TS Trần Thị Minh Hằng chia sẻ.
Xây dựng văn hóa học đường
Quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường, TS Hoàng Trung Học – Trưởng khoa Giáo dục ( Học viện Quản lý Giáo dục) cho rằng, đây vấn đề đáng quan ngại và là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn trường học.
Theo TS Hoàng Trung Học, cần kiểm soát tình trạng bạo lực học đường, để môi trường trường học được an toàn, thân thiện. Muốn vậy, cần nhận thức tổng thể, đầy đủ khoa học về bạo lực học đường, đồng thời cần sự vào cuộc của cả hệ thống xã hội; đặc biệt cần đẩy mạnh mô hình tâm lý học đường.
Việc xây dựng và phát triển mô hình tâm lý học đường nhằm phòng ngừa, can thiệp tình trạng bạo lực học đường, bởi ở đó có các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ các em trong hoạt động. “Tuy nhiên, để thúc đẩy mô hình hỗ trợ tâm lý học đường, cần bảo đảm 4 yếu tố như: Chuyên nghiệp hóa, đẩy mạnh đào tạo, xây dựng mạng lưới và cần có định biên chính thức trong nhà trường” – TS Hoàng Trung Học chia sẻ.
Khẳng định, an toàn trường học là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ – Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Giáo dục Việt Nam đề xuất, cần sớm có Luật Nhà giáo, bởi nghề dạy học có những đặc thù riêng. Luật Nhà giáo sẽ góp phần xây dựng môi trường trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện;
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ dẫn giải, chẳng hạn như: Nếu phụ huynh xông vào trường đánh giáo viên thì sẽ có các quy định của Luật Nhà giáo để xử lý; hay như các mối quan hệ giữa người làm giáo dục với người được giáo dục là học sinh. Luật Nhà giáo sẽ quy định mối quan hệ này như thế nào, nếu vi phạm thì phải xử lý ra sao, với các mức độ xử lý khác nhau…
Khi có chế tài xử lý sẽ răn đe được các hành vi làm mất an toàn trường học. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong nhà trường; xây dựng văn hóa học đường. Đây phải là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển của các nhà trường trong từng năm học.
Hướng dẫn kỹ năng cần thiết cho học sinh
Vừa qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tích (TNTT) học đường nghiêm trọng, khiến các phụ huynh học sinh hết sức lo lắng. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh và ngành GD&ĐT tỉnh luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng chống TNTT trong trường học.
Tiết học kỹ năng sống tại Trường Tiểu học Quang Trung (TP Hạ Long).
Hàng năm, Sở GD&ĐT ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các trường học triển khai chương trình phòng chống TNTT cho học sinh; xây dựng trường học an toàn; tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em... Đầu năm học 2020-2021, Sở ban hành một loạt văn bản: Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học; đảm bảo ANTT, ATGT dịp khai giảng năm học mới.
Công tác tuyên truyền phòng chống TNTT cho học sinh được đẩy mạnh. Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo hiệu trưởng các trường giao trách nhiệm cho giáo viên hằng ngày dành từ 3-5 phút các tiết học cuối trước khi tan trường nhắc nhở, hướng dẫn học sinh kỹ năng phòng chống TNTT, đảm bảo ATGT. Các trường còn tổ chức nhiều đợt tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về việc tuân thủ các quy định về phòng chống TNTT.
Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Quảng Thành (huyện Hải Hà) dọn vệ sinh trường học, đảm bảo an toàn môi trường học đường.
Sở GD&ĐT quan tâm bồi dưỡng kiến thức về phòng chống TNTT trong trường học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường. Từ năm 2016 đến nay, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở VH&TT và một số đơn vị mở được 23 lớp đào tạo hướng dẫn viên bơi và bơi cứu đuối cho 1.195 cán bộ thể thao cơ sở, giáo viên các trường phổ thông toàn tỉnh.
Các trường học trên địa bàn tích cực thực hiện phong trào xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT, như: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy học; xây dựng hành lang bảo vệ an toàn khu vực trường học; quán triệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quản lý học sinh bảo đảm an toàn môi trường học đường. 100% các trường học tổ chức ký cam kết trường học an toàn. Các trường hướng dẫn kỹ năng phòng chống TNTT cho học sinh như kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, kỹ năng bơi... Năm 2019, TX Đông Triều, Sở VH&TT phối hợp tổ chức Hội thi bơi an toàn và phòng chống đuối nước cho 500 học sinh đại diện 27 trường tiểu học, 23 trường THCS trên địa bàn thị xã với nội dung tìm hiểu kiến thức phòng chống đuối nước, kiểm tra các kỹ năng an toàn trong môi trường nước và cứu đuối an toàn...
Để phòng chống TNGT cho học sinh trên đường đến trường và trên đường về nhà, Sở GD&ĐT đã phát động xây dựng đội tuyên truyền ATGT trong các lớp học. Theo đó, từ lớp 3 đến lớp 12, mỗi lớp thành lập một đội tuyên truyền ATGT. Định kỳ mỗi tháng, các đội tổ chức tuyên truyền một buổi trong giờ sinh hoạt và lựa chọn các sản phẩm xuất sắc nhất thi các khối và toàn trường. Đồng thời, các trường xây dựng tổ tự quản do giáo viên, học sinh, đoàn thanh niên, đội sao đỏ thực hiện, trực trước và sau giờ học tại cổng trường để phòng chống TNGT.
Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Hạ Long) được xây mới, đưa vào sử dụng trong năm học 2020-2021.
Mặc dù đã rất chú trọng công tác phòng chống TNTT cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn xảy ra một số vụ việc ở một số trường học, nguyên nhân chủ yếu là học sinh chơi các trò chơi không an toàn trong giờ ra chơi. Bởi vậy, trong việc dạy kỹ năng cho học sinh, các trường cần tăng cường hướng dẫn học sinh trong các giờ chơi; quản lý chặt chẽ hơn việc chấp hành Luật giao thông của học sinh; phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý con em.
Nhà trường cho học sinh đi học tập ngoại khóa phải được phụ huynh đồng thuận Các nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan, học tập ngoại khóa phải lựa chọn những công ty cung cấp dịch vụ có đủ năng lực, uy tín, xe vận chuyển đảm bảo chất lượng. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có quy định về đảm bảo an toàn trường học giáo dục an toàn giao thông năm học 2020 -...