Có 1 sai lầm nghiêm trọng khi dùng màng bọc thực phẩm: Hầu hết gia đình nào cũng phạm phải, khiến món ăn dễ nhiễm độc và gây bệnh mãn tính
Nhiều mẹ nội trợ cho rằng thói quen này vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tuy nhiên, nghe xong chuyên gia an toàn thực phẩm chỉ ra sự thật, ai cũng phải kinh hãi…
Nhiều gia đình Việt có thói quen dùng màng bọc thực phẩm bọc thức ăn, sau đó đem quay trong lò vi sóng để làm nóng thức ăn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, thói quen này không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguyên nhân gây ngộ độc cấp tính, mãn tính như ung thư.
Để quay đồ ăn trong lò vi sóng, tốt nhất là tháo bỏ lớp màng bọc thực phẩm (nếu có) sau đó đậy bằng đĩa sành, sứ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nhiều gia đình Việt dùng màng bọc thực phẩm bọc thức ăn, sau đó quay trong lò vi sóng
Màng bọc thực phẩm ra đời đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại của loài người. Dùng đúng cách, màng bọc thực phẩm đem lại những lợi ích tuyệt vời trong việc bảo quản thực phẩm.
Với đồ sống, màng bọc thực phẩm giúp thực phẩm luôn tươi mới, giảm thiểu khả năng xâm nhập của vi khuẩn ở mức tối đa, tránh làm thực phẩm bị mất nước, bay hơi…
Nhiều gia đình Việt dùng màng bọc thực phẩm bọc thức ăn, sau đó quay trong lò vi sóng.
Với đồ chín, màng bọc thực phẩm là vũ khí ngăn chặn ruồi muỗi, bụi bẩn tốt nhất, nhất là bảo quản trong tủ lạnh, không phải lo nguy cơ chồng chéo mùi vị các món ăn. Thế nhưng, quay đồ ăn bọc màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng lại là ý tưởng vô cùng tồi tệ.
Sự thật là hầu như gia đình Việt nào cũng sử dụng đồ ăn bọc sẵn bằng màng bọc thực phẩm, đem quay lò vi sóng cho món ăn nóng lên như vừa nấu chín lần đầu. Nhiều mẹ nội trợ cho rằng điều này vô cùng tiện lợi và hữu ích. Bạn không cần phải mất thời gian tháo lớp màng bọc thực phẩm ở bên ngoài ra. Bạn cũng không phải lo mùi thức ăn ám khắp nhà bếp.
Hơn nữa, màng bọc thực phẩm cũng không gây tác động gì khi được quay trong lò vi sóng bởi các nhà sản xuất cam kết an toàn, có khả năng chịu nhiệt độ cao…
Hầu như gia đình Việt nào cũng sử dụng đồ ăn bọc sẵn bằng màng bọc thực phẩm, đem quay lò vi sóng cho món ăn nóng lên như vừa nấu chín lần đầu.
Thế là để quay một bát canh, một đĩa thịt rang to có thể nóng ấm trở lại bạn mất đến 2-3 phút. Chiếc màng bọc thực phẩm bọc kín chiếc bát, chiếc đĩa đựng đẫy thức ăn và bạn yên tâm quay cho đến khi hết thời gian. Hết giờ hẹn mà đồ ăn chưa nóng, chúng ta lại tiếp tục bấm thêm vài phút nữa quay tiếp.
Cứ thế, đồ ăn có màng bọc thực phẩm trùm kín bên trên phập phồng theo nhiệt độ trong lò vi sóng, lúc lên cao lúc bám chặt vào thức ăn. Đến khi hết giờ quay lò vi sóng, thức ăn đủ nóng như mong đợi, lôi ra thì chiếc màng bọc thực phẩm đã dính chặt vào, khó tháo rời hơn bình thường.
Không để thức ăn bọc màng bọc thực phẩm sau đó quay trong lò vi sóng vì bất cứ lý do gì!
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, màng bọc thực phẩm là một sản phẩm có dạng mềm, mỏng, làm bằng nhựa để bọc thực phẩm trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, đồ nhựa nói chung, nhất là dạng nhựa mềm, mỏng như này thì càng không thể tùy tiện sử dụng trong lò vi sóng.
Video đang HOT
Ngay cả những loại được nhà sản xuất ghi chú có thể chịu được nhiệt độ cao, có thể quay trong lò vi sóng thì người tiêu dùng cũng không nên áp dụng.
“Mục đích của việc ra đời màng bọc thực phẩm là để bảo quản thực phẩm. Với đồ sống như thịt, rau củ quả, dùng màng bọc bên ngoài sau đó cất tủ lạnh sẽ ngăn chặn mất nước, khô thực phẩm. Với đồ chín thì bảo quản khỏi ruồi muỗi. bụi bẩn, tránh mùi thức ăn lẫn vào nhau… Việc sử dụng màng bọc thực phẩm để quay trong lò vi sóng có thể khiến nhựa thôi nhiễm ra thức ăn, khiến thức ăn bị nhiễm độc, có thể gây ngộ độc cấp tính và nguy cơ mắc bệnh mãn tính như ung thư”, chuyên gia khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đặc biệt nhấn mạnh, màng bọc thực phẩm có khả năng chịu nhiệt rất kém. Ngay cả những loại được nhà sản xuất ghi chú có thể chịu được nhiệt độ cao, có thể quay trong lò vi sóng thì người tiêu dùng cũng không nên áp dụng, tránh rước họa vào thân về lâu dài.
Thay vì bê nguyên thức ăn được bọc màng bọc thực phẩm trong tủ lạnh đem quay trong lò vi sóng, bạn nên dùng đĩa sành, sứ úp lên.
Khi quay thức ăn trong lò vi sóng, bạn nên làm thế nào?
Chuyên gia khuyên, thay vì bê nguyên thức ăn được bọc màng bọc thực phẩm trong tủ lạnh đem quay trong lò vi sóng, bạn nên lột bỏ lớp màng này. Sau đó, dùng đĩa sành, bát sứ… úp lên bát đĩa đựng món ăn mình muốn, đem đi quay lò vi sóng. Đây là cách an toàn nhất để đảm bảo hiệu quả của lò vi sóng cũng như chất lượng món ăn. Bạn không phải lo thức ăn bị thôi nhiễm nhựa, có nguy cơ cao đi vào cơ thể. Thay đổi ngay thói quen từ hôm nay bạn nhé!
Ở đây có cách bảo quản rau củ tươi ngon tới cả tháng chỉ nhờ... áo thun cũ - các mẹ nhất định phải xem ngay!
Cách bảo quản rau củ của chị Mỹ Dung vừa đơn giản, tiết kiệm lại vô cùng hiệu quả.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thói quen đi chợ của nhiều người dân đã thay đổi. Thay vì đi chợ mua đồ tươi sống hàng ngày, giờ đây, nhiều chị em nội trợ quyết định mua thực phẩm tích trữ cho nhiều ngày, thậm chí là cả tuần, cả tháng để hạn chế tiếp xúc. Việc mua thực phẩm nhiều, số lượng lớn và sử dụng trong 1 thời gian dài khiến 1 "bài toán" phải giải quyết. Đó là làm sao để bảo quản thực phẩm tươi lâu, đảm bảo chất dinh dưỡng?
Mới đây, chị Trần Thị Mỹ Dung (38 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại TPHCM) đã chia sẻ bí quyết "vàng" bảo quản rau củ của gia đình chị. Cách làm của mẹ đảm có thể để rau củ trong cả tháng mà vẫn tươi ngon, không bị ủng thối, chất dinh dưỡng được đảm bảo.
Chị Mỹ Dung thường đi chợ cho nhiều ngày. Với cách bảo quản thực phẩm của mình, chị yên tâm sử dụng rau củ quả trong 1 thời gian dài.
Chị Mỹ Dung cho hay: "Trước kia khi chưa có dịch thì mình cũng thường bảo quản nhiều loại thực phẩm rau củ quả khác nhau. Vì mình thường đi chợ 1 lần 1 tuần vào ngày cuối tuần.
Mình tham khảo nhiều cách bảo quản thực phẩm trên mạng và áp dụng xem cách nào phù hợp với điều kiện của mình, trữ lâu tươi ngon nhất, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Từ quấn giấy ăn, giấy báo, lót giấy ăn trên và dưới, quấn màng bọc thực phẩm... mình đã thử qua hết. Nhưng những phương pháp này chỉ đảm bảo rau củ quả tươi được khoảng 7-10 ngày.
Với cách bảo quản thực phẩm bằng khăn vải (đặc biệt là vải cotton) thì có thể để được cả tháng. Nếu nhà nào có điều kiện, trữ đông trong các loại hộp tốt như Tupperware... thì còn để được lâu hơn. Tuy nhiên, mùa dịch này hộp xịn nhà mình cũng không đủ dùng, hoặc đủ lớn nên mình phải tận dụng tất cả các loại hộp để trữ. Thế nhưng hiệu quả cũng đáng trầm trồ lắm nhé".
Dưới đây là kinh nghiệm bảo quản thực phẩm và rau củ quả tươi lâu của mẹ đảm Mỹ Dung, các chị em cùng tham khảo nhé!
1. Bảo quản rau, củ, quả
Dùng vải thun cotton, bọc kín rau củ lại sau đó bỏ hộp và trữ ngăn mát. Cách làm như sau:
- Rau củ để thật khô ráo (không rửa), rau nhặt bỏ cọng hư. Nếu củ bị bẩn thì lấy khăn lau cho sạch đất.
- Vải mỏng thì bọc 2, 3 lớp càng tốt. Dùng vải dễ thấm hút nước và không ra màu.
- Nếu không có hộp thì bọc vải bỏ vào ngăn mát hoặc ngăn đựng rau củ.
- Dùng băng keo giấy viết tên rau củ dán lên vải và ngoài hộp để dễ lấy.
- Vải thì mình cũng có thể tận dụng áo thun không dùng còn mới hoặc vỏ gối. Mọi người có thể cắt áo cũ không mặc đến thành nhiều miếng sẵn, khâu thành túi lớn hoặc để nguyên. Sau đó giặt sạch phơi khô để dùng.
- Nên lót miếng nhựa hay bất kỳ loại nắp hộp nhựa nào dưới đáy hộp để tạo khoảng hở giữa rau và đáy hộp, giữ cho rau và vải khô thoáng không bị đọng nước.
- Rau lá mình ưu tiên ăn trước nên 1-2 tuần là dùng hết và vẫn tươi ngon. Nhiệt độ tủ lạnh mình chỉnh ngăn mát luôn ở mức cao nhất là 6 độ C, ngăn đông mức thấp nhất là -21 độ C.
2. Cách bảo quản đậu phụ lâu ngày
Bảo quản đậu phụ 10 ngày trong ngăn mát
- Đậu phụ trắng rửa sạch, luộc sơ để nguội, cho vào hộp, cho nước sạch vào ngập đậu phụ (lấy đĩa nhỏ chằn đè để đậu phụ không bị nổi lên trên nước, hở nước là đậu phụ sẽ bị nhớt, mau hỏng). Đậy nắp hộp, cho vào ngăn mát và nhớ thay nước mỗi ngày để đậu giữ được độ ẩm, tươi, không bị chua và giữ được hơn 10 ngày.
- Nếu lười thay nước thì bạn thêm muối cho nước mặn thì cũng giữ được 7 ngày.
Bảo quản 3 tháng trong ngăn đông
- Sơ chế như trên, sau đó bỏ đậu phụ vào ngăn đông. Khi dùng lấy đậu phụ rã đông và ép nhẹ cho nước trong đậu chảy ra rồi chế biến. Đậu phụ có thể cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi bỏ ngăn đông.
Đậu phụ đã bảo quản 11 ngày và lấy ra nấu vẫn ngon.
3. Bảo quản rau gia vị
- Hành lá: Rửa sạch rồi để khô tự nhiên. Thái nhỏ hành lá và củ để riêng, nếu cần có thể lấy phần củ phi nấu ăn. Bỏ hộp nhựa và để vào ngăn đông. Khi nào cần lấy bỏ liền vào nấu rất tiện vì lá và củ đều rời nhau khi để ngăn đông.
- Ngò rí: Cắt gốc, rửa sạch để ráo. Sau đó cho vào hộp hoặc túi cất vào ngăn đông. Khi nấu cho trực tiếp vào nồi và không rã đông.
- Tỏi:
Cách 1: bóc vỏ rồi rửa sạch, để cho khô ráo rồi xay nhuyễn (không nên xay quá nhuyễn). Tiếp đến bỏ vào lọ thủy tinh và đổ dầu ăn ngập mặt tỏi. Cất tủ lạnh ngăn mát có thể dùng 1 năm mà tỏi vẫn thơm. Tỏi ngâm trong dầu cũng làm cho tỏi có mùi thơm mạnh hơn. Khi nấu múc tỏi ra ướp thịt hoặc phi nấu ăn rất tiện nhanh, không cần phải bóc giã tỏi mỗi lần nấu.
Cách 2: Nếu để pha chế nước mắm chấm thì lấy tỏi xay bỏ riêng từng phần nhỏ đủ làm nước mắm. Có thể dùng khay nhựa đựng nước đá để đựng, sau đó bỏ vào ngăn đông.
- Hành tím: Rửa sạch, để ráo xong xay nhỏ, chia bữa đủ ăn. Sau đó bỏ hộp (lấy hộp nhựa dày) và cho vào ngăn đông. Hành tím phi giòn để tủ lạnh ngăn mát khi cần nấu hoặc ăn các món nước bỏ vào cũng rất ngon.
- Sả, gừng, riềng: sả có thể để nguyên cây hoặc xay nhuyễn rồi bỏ hộp trữ đông, khi cần ướp lấy ra ướp cũng rất tiện. Gừng, riềng gọt sạch rồi cắt lát hoặc xắt sợi trữ đông. Khi hơi đông sau 3-4h thì lấy ra lắc nhẹ để không dính nhau.
- Ớt: Bỏ nguyên quả vào ngăn đông. Khi ăn lấy ra sử dụng rất tiện. Ớt không bị khô héo.
4. Thịt, cá và thực phẩm tươi sống
Sau khi mua về, sơ chế qua như rửa, để ráo và phân ra từng phần vừa ăn trong một bữa. Sau đó bỏ vào hộp hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm và tiến hành trữ đông. Khi trữ đông thì dùng loại hộp dùng riêng cho trữ đông để tránh hộp bị giòn, nứt vỡ.
(Ảnh minh họa)
Với những gợi ý của chị Mỹ Dung trên đây, hy vọng chị em sẽ có thể bảo quản thực phẩm luôn tươi ngon trong mùa dịch nhé!
Đây là những loại thực phẩm quen thuộc trong bếp hay bị bảo quản sai cách, tưởng không sao mà nguy hại khôn lường Thói quen bảo quản các thực phẩm sai cách của chúng ta vô tình khiến thực phẩm nhanh biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe. Những thứ nên được bảo quản trong tủ lạnh và tránh ánh sáng mặt trời Bánh mì Cách tốt nhất để bảo quản bánh mì được để trong hộp kèm theo chút muối rồi cất trong tủ kín...