Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Ở Việt Nam, có 1 loại rau rất rẻ, nhưng cực tốt cho sức khỏe, giàu canxi.
Trước đây, rau càng cua thường mọc dại ở vườn, bên cạnh luống rau, lề đường. Loại rau không cần chăm bón nhiều, chỉ cần môi trường ẩm ướt hay nước mưa là mọc nhanh và tốt. Hoa của chúng vươn lên như những cái càng cua nên được gọi rau càng cua.
Đặc biệt, loại rau dại này lại rất giàu dinh dưỡng. Trong 100g rau càng cua 92% nước, 105kJ năng lượng, 0.5g protein, 0.3g chất béo, 5.9g carbohydrate, 34mg phospho, 277mg kali, 124mg canxi, 62mg magie, 3.2mg sắt, 5.2mg vitamin C,…
Với hàm lượng canxi như trên, thì nhiều loại sữa bán trên thị trường còn kém xa. Rau càng cua không chỉ là một món ăn dinh dưỡng mà chúng còn ít calo nên rất thích hợp cho người cần giảm cân, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ loãng xương, tiề.n mãn kinh…
Rau càng cua giàu dinh dưỡng.
Công dụng của rau càng cua
Theo đông y, rau dại càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan má.u ứ. Càng cua được dùng để hỗ trợ bệnh nhiễ.m trùn.g hô hấp như ho, viêm họng, đau họng…Rau càng cua cũng rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu má.u thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ má.u.
Các vi khoáng kali, magiê trong rau càng cua tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp… Những người bị đau bụng, ghẻ lờ, mụn nhọt dùng rau càng cua cũng rất có lợi vì tính thanh mát giải nhiệt của loại rau này.
Chế biến món rau càng cua
Rau càng cua có thể ăn sống, trộn salad rất ngon vì chúng nhiều nước, ăn giòn giòn, có vị chua chua. Rau càng cua hái về làm sạch, để ráo nước, trộn cùng nước salad, thêm trứng là tạo được món ăn giảm cân hữu hiệu.
Video đang HOT
Rau càng cua dùng để nấu canh thịt, canh cua, vì rau nhanh chín nên không cần nấu lâu. Loại canh này vừa thanh mát vừa giúp bổ sung canxi rất tốt bồi dưỡng tránh còi xương cho trẻ nhỏ. Những phụ nữ mãn kinh dùng các loại canh này đều rất tốt.
Rau càng cua dùng làm món luộc, ép lấy nước uống hàng ngày giúp giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt.
Những bài thuố.c từ rau càng cua
- Rau càng cua trị viêm họng: Dùng rau càng cua 50 – 100g, rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống hàng ngày. Dùng liền 3-5 ngày.
-Rau càng cua giảm tiểu đường: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm (có thể dùng chanh), ếch 1 con (100g), lộ.t d.a, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần.
-Rau càng cua phòng trị thiếu má.u: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn, nóng với cơm. Một tuần ăn 3 lần.
- Rau càng cua giúp lợi tiểu: Rau càng cua 150-200g, sau khi đã rửa sạch thì cho thêm 300ml nước đun sôi để nguội, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Rau càng cua chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua nấu ước rồi uống, mỗi lần dùng khoảng 100g rau.
- Rau càng cua trị chứng chín mé (sưng tấy, chưa vỡ mủ): Rau càng cua 100 – 150g mang đi rửa sạch rồi cho 250ml nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Còn lại bã thì dùng đắp bên ngoài da.
- Rau càng cua thanh nhiệt chữa mụn nhọt: Rau càng cua 150g, rửa sạch ăn sống, hoặc xay nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, bã có thể đắp bên ngoài da
Cách trồng rau càng cua trong chậu dễ dàng
Rau càng cua mọc dại ở những nơi có độ ẩm cao. Chúng có thể mọc lề đường, mọc ké ở chậu cây cảnh. Bạn hoàn hoàn có thể trồng chúng ở thành phố bằng những chậu treo, chậu nhựa trong nhà.
Bạn chỉ cần nhổ vài nhánh càng cua, giâm vào đất tơi xốp, tưới nước đều là chúng lên rất nhanh.
Rau càng cua không cần chăm bón nhiều, chỉ cần gặp đủ ẩm là cây lên xanh tốt. Nếu ở thành phố bạn có thể trồng trong chậu nhỏ, để ban công.
Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng
Thịt vịt thơm ngon, lại giàu dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai ăn cũng được. Một số người không nên hoặc hạn chế ăn thịt vịt vì có thể đem lại tác dụng tiêu cực đối với sức khỏe.
Các loại thịt gia cầm như gà, vịt, ngan được coi là loại thịt trắng cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Trong đó, thịt vịt là loại thịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có chứa khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Bên cạnh đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong vịt như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic... cũng rất cao.
Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt tanh, hơi mặn, tính hàn. Có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư...
Ảnh minh họa
Không chỉ ở Việt Nam, thịt vịt còn rất được yêu thích ở Trung Quốc và Nhật Bản. Trong sách Bản thảo cương mục của thần y Lý Thời Trân (danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh) có ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt. Ngoài ra, sách Nhật cũng đán.h giá loại thịt bổ dưỡng này có tác dụng sinh tân dịch, trấn định tâm thần, nuôi dưỡng dạ dày...
Các tài liệu y thư cổ ghi chép lại rằng: Thịt vịt được coi là loại "thuố.c bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư...
Thịt vịt ngon nhưng một số nhóm người cần lưu ý khi ăn loại thịt này:
Ảnh minh họa
-Người có thể chất yếu, lạnh: Do thịt vịt có tính hàn nên người có thể hàn nếu ăn nhiều dễ lạnh bụng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu khác.
-Người có dị ứng với thực phẩm chứa protein cao cần lưu ý khi ăn bởi loại thịt này chứa hàm lượng đạm lớn có thể gây dị ứng. Trong bữa ăn bạn không nên chọn thịt vịt cùng nhiều món ăn giàu đạm khác.
-Người bị cảm lạnh, sốt: Khi bị cảm cơ thể yếu ớt nếu bạn ăn thêm thịt vịt sẽ cản trở tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
- Người bị gout có axit uric cần hạn chế vì thịt vịt giàu đạm.
-Người bị viêm đường ruột mạn tính ăn thịt vịt gây bất lợi cho sức khỏe, làm tăng tình trạng đau bụng.
-Người bị xương khớp: Thịt vịt có tính lạnh nên khiến tình trạng đau gia tăng.
Những lưu ý khi ăn thịt vịt:
-Không ăn da cổ vịt
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiê.u diệ.t chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
-Không ăn phao câu vịt nhiều
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kin.h nguyệ.t, đẹp da, đẹp tóc.
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng, lâu dần nó trở thành "nhà kho" chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không tốt như nhiều người đồn thổi.
-Kiêng ăn thịt vịt khi mới phẫu thuật
Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.
Cá mòi giàu omega-3 nhưng ai không nên ăn? Cá mòi giàu dinh dưỡng, chứa nhiều acid béo omega-3 và là nguồn cung cấp protein, vitamin, selen, canxi. Hầu hết mọi người đều có thể ăn cá mòi một cách an toàn nhưng có một số người không nên ăn cá mòi. 1. Dinh dưỡng của cá mòi Cá mòi là loài cá nhỏ, sống theo bầy đàn ở các đại dương...