Cityland Education hợp tác EHL đào tạo nhà hàng, khách sạn
Hợp tác này nhằm đào tạo những chuyên gia trong ngành quản lý nhà hàng, khách sạn theo tiêu chuẩn Thụy Sĩ, đáp ứng nhu cầu dịch chuyển và đổi mới của ngành du lịch.
Tại TP.HCM, Cityland Education vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Dịch vụ Tư vấn EHL (là trường đào tạo ngành dịch vụ khách sạn tốt nhất thế giới ở Thụy Sĩ) để trở thành Đơn vị Giáo dục & Đào tạo nghề nghiệp (Vocational Education & Training (VET) Licensing) trong hệ thống trung tâm đào tạo đạt chuẩn của EHL.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa CityLand Education và EHL Advisory Services
Bằng việc mở rộng hoạt động ra lĩnh vực giáo dục, Cityland Group (Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố) không chỉ củng cố vị thế là một tập đoàn hàng đầu Việt Nam mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cityland Education đặt mục tiêu mang đến chương trình đào tạo tốt nhất cho sinh viên và người lao động Việt Nam.
Chương trình VET của EHL là mô hình đào tạo kỹ năng được xây dựng dựa trên khung năng lực chuẩn từ Thụy Sĩ. Đặc trưng của mô hình này là cách tiếp cận đảm bảo đầu ra và xây dựng nội dung đào tạo theo định hướng năng lực của học viên; chú trọng thực hành giúp sinh viên có thể sẵn sàng cho công việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Video đang HOT
Được cấp phép bởi EHL, Cityland Education sẽ cung cấp bốn khóa đào tạo chuyên nghiệp, cấp bằng và chứng chỉ tại Học viện Khách sạn Phú Quốc, phù hợp cho những bạn mong muốn nâng cao tay nghề trong ngành dịch vụ khách hàng, như: Quản lý nhà hàng, khách sạn và Dịch vụ du lịch với thời gian ngắn. Toàn bộ giáo trình học tập được phát triển bởi EHL, khuyến khích phong cách giảng dạy sáng tạo, có sự tương tác giữa người dạy và người học.
Viện Đào tạo Khách sạn Phú Quốc sẽ là trung tâm đào tạo đầu tiên được sở hữu bởi Cityland Education. Viện Đào tạo Khách sạn đạt chuẩn VET (EHL) về cơ sở vật chất hiện đại với diện tích lên đến 10.000 m 2 , thuận lợi cho sinh viên trong nước và quốc tế trong việc di chuyển đồng thời gần với nhiều khách sạn và resort.
Khảo sát đầu vào tiếng Anh tại Hà Tĩnh: Phân lớp, xây dựng giáo trình phù hợp
Việc khảo sát đầu vào môn Tiếng Anh tại các trường học ở Hà Tĩnh mấy năm gần đây diễn ra chặt chẽ, dựa trên kiểm tra các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để phân lớp theo năng lực người học.
GV, HS tăng cường trao đổi, đối thoại trên lớp luôn được đặt lên hàng đầu đối với môn Tiếng Anh.
Phân lớp theo năng lực
Thầy Nguyễn Nam Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) cho biết: Đầu mỗi năm học, trường tổ chức khảo sát chất lượng môn Tiếng Anh theo 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để phân loại năng lực HS theo 3 mức độ: Khá, đại trà, yếu. Từ trình độ của HS, GV nhà trường có giáo trình, giáo án và phương pháp hợp lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong mỗi giờ học.
Việc chia lớp học môn ngoại ngữ theo năng lực không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho HS phát huy năng lực mà còn tạo áp lực tích cực cho GV trong các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, linh hoạt trong xây dựng giáo trình, giáo án phù hợp với từng lớp.
Thầy Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) cho hay: Để có những giờ dạy hiệu quả, ngoài việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi đã chọn lựa những nội dung phù hợp trong từng bài giảng.
Với HS có năng lực khá giỏi, GV tăng cường các hoạt động trao đổi nhóm, thuyết trình để phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói. Với lớp trung bình, yếu, chú trọng việc củng cố kiến thức cơ bản cho các em.
Cùng với tăng cường các hoạt động đối thoại, trao đổi nhóm, thuyết trình, việc tổ chức những giờ học Toán bằng tiếng Anh, giờ Địa lý kết nối với các trường học ở nhiều nước cũng giúp giờ học trở nên hấp dẫn; HS cũng được củng cố kỹ năng nghe, nói.
Em Nguyễn Mai Hoa, HS lớp 12A1, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Đức Thọ) chia sẻ: Những giờ học Địa lý kết nối với các trường học ở nước ngoài không chỉ củng cố, hiểu rõ và nhớ lâu kiến thức bài học mà còn giúp em rèn luyện được kỹ năng nghe, nói, thuyết trình bằng tiếng Anh khi trao đổi, giới thiệu với các bạn nước ngoài về quê hương mình.
Chính sách nào cho môn Tiếng Anh?
Để môn Tiếng Anh trở thành nhu cầu, yêu thích với từng GV, HS, ngoài việc trau dồi, nâng cao kiến thức, đổi mới sáng tạo, điều quan trọng là có chính sách tạo động lực. Mấy năm gần đây, ngành Giáo dục Hà Tĩnh có quyết định đặc cách công nhận HS giỏi tỉnh môn Tiếng Anh cho HS đạt chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên. Đến nay, toàn tỉnh đã có 114 HS được công nhận đặc cách và phong trào tự học để thi chứng chỉ IELST tiếp tục lan tỏa.
Em Trần Thị Quỳnh Chi - HS lớp 12 A4, Trường THPT Kỳ Anh, có trình độ IELTS 8.0 cho biết: Ngoài việc được đặc cách HS giỏi tỉnh, em xác định thi IELTS để nâng cao trình độ tiếng Anh và rèn luyện cho mình các kỹ năng mềm. Điều này rất cần cho tương lai khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập.
Ngoài ra, với chứng chỉ IELTS 8.0 trở lên, cơ hội tìm kiếm học bổng du học ở các nước trên thế giới, được tuyển thẳng vào một số trường đại học trong nước cũng rộng mở hơn.
Với GV, việc nâng chuẩn tiếng Anh cũng được tỉnh, nhà trường tạo mọi điều kiện động viên, khuyến khích. Nhờ vậy, nhiều GV bộ môn này tại các trường THPT trong tỉnh chủ động nâng cao kiến thức để phù hợp với sự phát triển cũng như công tác dạy học.
Để động viên, khuyến khích, nâng cao năng lực theo chuẩn quốc tế, ngoài chính sách của tỉnh hỗ trợ mỗi GV 15 triệu đồng khi đạt chứng chỉ IELST từ 6.5 trở lên, các trường cũng động viên, tạo điều kiện hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/GV. Ý thức trách nhiệm của GV đối với nghề, HS và những chính sách của trường, tỉnh là động lực để GV tiếng Anh rèn luyện, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng môn học này.
'Bông hồng thép' Học viện Cảnh sát Nhân dân chia sẻ bí quyết trở thành thủ khoa kép Theo nữ thủ khoa kép Học viện Cảnh sát Nhân dân, tích lũy kiến thức không có nghĩa chỉ học trong sách vở, học để thi mà sinh viên có thể học hỏi kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau để có ích cho tương lai. Nguyễn Hồng Phượng (sinh năm 1998, Vĩnh Phúc) là thí sinh có điểm tuyển sinh đầu...