Chuyện ngược đời trên thị trường gas
Trong khi các công ty gas đầu mối liên tục thông báo tăng giá gas bán lẻ vào đầu tháng thì nhiều đại lý sẵn sàng giảm giá đến 100.000 đồng/bình
Trong 3 tháng trở lại đây, cứ mỗi đầu tháng, các công ty gas đầu mối đều thông báo tăng giá bán lẻ với mức tăng lần lượt 3.500 đồng/bình (đầu tháng 7) và 2.000 đồng/bình (đầu tháng 8 và 9).
Người tiêu dùng nhận được phiếu khuyến mãi sẽ được giảm 100.000 đồng/bình gas đầu tiên và 50.000 đồng/bình tiếp theo nếu không nhận quà
Tuy nhiên, ở thị trường bán lẻ gas gần đây lại có diễn biến trái ngược, các đại lý không chỉ tặng bịch đường, chai nước rửa chén 10.000 – 20.000 đồng cho người tiêu dùng mỗi khi đổi gas bình 12 kg (loại dùng phổ biến trong hộ gia đình) mà còn giảm tiền mặt lên tới cả trăm ngàn đồng.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa (ngụ đường Vũ Huy Tấn, quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết gần đây mỗi khi hết gas, gọi đến đại lý quen gần nhà đều được thông báo về chương trình khuyến mãi giảm giá lên đến 100.000 đồng/bình. “Để được hưởng khuyến mãi mình chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR code trên hóa đơn để thanh toán” – chị Hoa tiết lộ.
Video đang HOT
Tuy vậy, không phải người tiêu dùng nào cũng có tài khoản để quét mã QR hưởng khuyến mãi nên một số chuỗi cửa hàng bán lẻ thông báo giảm giá luôn 50.000 đồng/bình cho mọi khách hàng, thậm chí là 100.000 đồng/bình với khách mua lần đầu.
Gas bán lẻ đến người tiêu dùng không chỉ có gas mà kèm nhiều dịch vụ như giao tận nhà, kiểm tra an toàn sử dụng gas,…
Theo ông Cao Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Ban Mai Việt Nam (chuỗi cửa hàng gas Ban Mai), giá bán lẻ gas tối đa mà các công ty thông báo vào đầu tháng chủ yếu là dựa vào giá gas thế giới.
“Đây là giá bán tối đa nên các đại lý tự cân đối giá đầu vào, chi phí vận hành để có mức bán phù hợp cho người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ, nếu bán giá tối đa đại lý có thể lời 50.000 đồng/bình thì mình bớt lời lại để giảm giá, tăng lượng bán. Khi thực hiện khuyến mãi chúng tôi đều đăng ký với Sở Công Thương TP HCM nên tất cả minh bạch, không có vấn đề gì phải lo ngại” – ông Hải nói.
Còn đại diện chuỗi cửa hàng gas Á Châu cho biết các hệ thống kinh doanh gas đang đua nhau giành khách hàng nên công ty khác khuyến mãi thì mình cũng phải giảm giá theo để không mất khách. “Riêng chương trình quét mã QR thì hệ thống làm chung với các ngân hàng, mỗi bên chịu 50% để tập cho khách hàng có thói quen không dùng tiền mặt” – đại diện chuỗi nay chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Trần Minh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội gas Việt Nam, lại nói thẳng rằng giá bán lẻ gas mà các công ty gas đầu mối thông báo vào đầu tháng (có kê khai với cơ quan chức năng – PV) không phản ánh đúng thị trường. “Thế nên mới có chuyện công ty đầu mối công bố tăng giá 2.000 đồng/bình mà đại lý lại giảm 50.000 – 100.000 đồng/bình nhưng vẫn có lời. Tôi cho rằng cơ sở tính giá gas dựa vào giá gas thế giới chỉ nên áp dụng cho kênh bán sỉ, ở đó mới là thị trường gas thật sự. Còn với giá gas bán lẻ bao gồm cả dịch vụ nên so sánh sẽ khập khiễng” – ông Loan nhận định.
Góc nhìn chứng khoán: Dòng tiền suy yếu nhanh
Diễn biến thú vị nhất hôm nay dồn vào khoảng 10 phút gần cuối đợt khớp lệnh liên tục, khi VN-Index đột ngột tăng vút qua 890 điểm.
Dòng tiền ở nhóm blue-chips VN30 ngày càng yếu đi.
Đó cũng là thời điểm Futures của S&P500 tăng vọt hơn 1%. Lực cầu không đáng kể trong vài chục phút như vậy nhưng lại "đánh" vào các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất như VIC, VCB, VNM, VHM, SAB.
Tuy xuất hiện một nhịp tăng khá đột ngột, nhưng thị trường vẫn không đảm bảo ổn định được và nhất là không kích thích được nhà đầu tư "xuống tiền" nhiều hơn. Các blue-chips sụt giá trở lại khá nhanh và đến cuối phiên thì nhiều mã đã đỏ. VN30-Index chốt ngày giảm 0,04% còn VN-Index chỉ tăng không đáng kể 0,15 điểm và lại mất mốc 890 điểm, còn 888,97 điểm.
VN30 có 17 cổ phiếu quay đầu giảm so với tham chiếu do không giữ được giá của đợt tăng bùng lên ngắn ngủi trước đó. VHM giảm 0,51%, VNM giảm 0,72%, TCB giảm 0,7%, SAB giảm 0,53%, GAS giảm 0,28% là các cổ phiếu yếu nhất trong nhóm trụ. VIC tăng nhẹ 0,66%, CTG tăng 1,19%. Vài blue-chips còn lại tăng không đáng kể.
Sự suy yếu của nhóm blue-chips là quá rõ, nhưng những nhà đầu tư chơi ở nhóm vừa và nhỏ không cảm thấy rủi ro gì lớn. Nhóm vốn hóa nhỏ giao dịch rất khả quan khi chỉ số tăng 0,97%. Tuy vậy nhóm này cũng không nhiều mã xuất sắc. Đáng kể là DBC tăng 4,28%, DGW tăng 2,33%, HDC tăng 2,91%, BFC tăng 5,64%, NTL tăng 5%, VPG tăng 6,3%, CMX tăng 5,57%... Đây là những cổ phiếu có thanh khoản tương đối tốt để nhiều nhà đầu tư tham gia. Số còn lại thanh khoản vài tỷ đồng thì diễn biến giá không mấy tin cậy.
Hiện tượng phân hóa cổ phiếu trên sàn HSX cộng với việc chỉ số đi ngang với biên độ hẹp cho thấy đang có sự dịch chuyển dòng tiền. Nhóm VN30 bị rút vốn rõ nhất khi hôm nay lần đầu tiên sau 3 tuần đã khớp lệnh xuống dưới mốc 2.000 tỷ đồng. Điều này cũng gây bất lợi cho thanh khoản chung khi cả hai sàn hôm nay cũng lần đầu tiên sau 13 phiên mức khớp lệnh rút xuống còn sát ngưỡng 5.000 tỷ đồng.
Trong mức giảm tổng cộng 12,57 điểm của VN-Index tuần này thì chủ yếu là phiên thứ Hai, với mức giảm 13,29 điểm. Cả 4 phiên còn lại hầu như đi ngang và biến động không nhiều. Như vậy đà giảm đã chững lại và đó là tín hiệu tốt. Yếu tố hỗ trợ chính có lẽ là kỳ vọng đà giảm trên thị trường Mỹ kết thúc. Thị trường trong nước khá may mắn là cứ đêm hôm trước chứng khoán Mỹ giảm sâu thì hôm sau các hợp đồng tương lai lại tăng. Như hôm nay nếu thị trường tương lai không có một đợt tăng khá tốt buổi chiều thì rất khó để thị trường trong nước ổn định.
Mặc dù vậy việc tâm lý trong nước chịu ảnh hưởng từ bên ngoài cũng không phải là điều hay, vì chứng khoán Mỹ đang ở đỉnh rất cao nên không biết mức điều chỉnh sẽ như thế nào, kết thúc hay chưa. Trong khi đó thị trường Việt Nam lại mắc kẹt ở đỉnh 900 điểm cùng với khá nhiều blue-chips đang gặp kháng cự cứng. Do vậy nhà đầu tư rất dễ chọn chiến lược chốt lời xong thì đứng ngoài xem tình hình như thế nào rồi mới quyết định. Thanh khoản đang sụt giảm nhanh so với mức bình quân, đặc biệt là ở nhóm VN30.
Mức khớp lệnh chung hai sàn chỉ còn trên dưới 5.000 tỷ đồng hôm nay là thấp vì hai tuần trước trung bình đều trên 6.300 tỷ đồng/ngày. 3 phiên trước hôm nay giao dịch tuy giảm nhưng cũng còn cao hơn hôm nay khoảng 400 tỷ đồng. Nếu thị trường ổn định với biên độ dao động nhỏ và thanh khoản thấp như vậy cũng không đáng ngại, nhưng cũng rất dễ bị tác động nếu xuất hiện biến cố xấu nào đó từ bên ngoài. Hiện tượng thanh khoản thấp chủ yếu là do nhà đầu tư giảm bán. Đây là yếu tố không có gì đảm bảo sẽ kéo dài hoặc có thể chống lại được các cú sốc bất ngờ.
Chứng khoán ngày 9/9: VN-Index đảo chiều bất thành Thị trường chứng khoán ngày 9/9: Những nỗ lực kéo chỉ số về nửa cuối phiên chiều là chưa đủ để VN-Index giữ được sắc xanh khi đóng cửa. Diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 9/9 (Nguồn: TVSI) Khép lại phiên giao dịch ngày 9/9, chỉ số VN-Index giảm 0,82 điểm (tương đương 0,09%) xuống 889,32 điểm. Tổng...