Chuyện khó tin ở đại học tư – Kỳ 7: Vì lợi nhuận nhưng nói không

Theo dõi VGT trên

Sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trong các quy định khiến nhiều trường ĐH tư dù thực sự hoạt động vì lợi nhuận nhưng lại cho rằng không vì lợi nhuận khiến hệ thống trường ĐH này phát triển lộn xộn như hiện nay.

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 7: Vì lợi nhuận nhưng nói không - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Thăng Long, một trong số ít trường công khai tuyên bố theo đường hướng không vì lợi nhuận – Ảnh: Ngọc Thắng

Khuyến khích một đằng, quy định một nẻo

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 7: Vì lợi nhuận nhưng nói không - Hình 2
Mấy chữ hoạt động “không vì lợi nhuận” bị một số người e ngại, cho là sẽ đán.h mất động lực cũng như sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, khi nhìn nhận lợi nhuận như động lực cơ bản để đầu tư vào giáo dục, là có phần không đán.h giá đúng nhà đầu tư Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 7: Vì lợi nhuận nhưng nói không - Hình 3

Nghị quyết 05/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao ban hành ngày 18.4.2005 khẳng định nhà nước chủ trương phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với 2 loại hình: dân lập và tư nhân. Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển. Theo cơ chế lợi nhuận, lãi có thể được chia cho các cá nhân và cơ sở phải chịu thuế. Nghị quyết này cũng nêu rõ nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận.

Tuy nhiên sau đó Nghị định hướng dẫn thi hành luật Giáo dục năm 2005 lại chỉ công nhận một loại hình trường ngoài công lập là tư thục. Đồng thời các văn bản định hướng cho hoạt động của các trường ĐH tư thục lại chỉ có một loại hình là vì lợi nhuận.

Cụ thể, quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục ban hành tại Quyết định số 14/2005 ngày 17.1.2005 của Thủ tướng Chính phủ và quy chế thay thế ban hành tại Quyết định số 61/2009 ngày 17.4.2009, được sửa đổi bổ sung tại Quyết định 63/2011 ngày 10.11.2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cả hai quy chế này đều quy định các trường ĐH tư thục được xây dựng theo cơ chế cổ phần, cổ đông và có chia lợi nhuận cho những người góp vốn. Thành phần của Hội đồng quản trị trường ĐH tư thục được quy định chỉ có các cổ đông, không nhắc đến các thành phần đại diện cho cộng đồng xã hội, các tổ chức chính trị trong nhà trường, đội ngũ giáo chức và sinh viên.

Luật Giáo dục ĐH ban hành năm 2012 có bổ sung một số đại diện khác vào thành phần Hội đồng quản trị nhưng vẫn không quy định rõ tỷ lệ giữa các thành phần này. Đồng thời, luật cũng đã quy định ĐH tư có 2 hướng phát triển là lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Nghị định 141 của chính phủ ban hành năm 2013 hướng dẫn thi hành luật Giáo dục ĐH cũng đã đưa ra những tiêu chí cho 2 loại hình trường này. Tuy nhiên, tiêu chí về mô hình trường ĐH tư không vì lợi nhuận lại không đầy đủ và chưa đúng bản chất.

Nghị định 141 quy định: Trường ĐH không vì lợi nhuận là trường mà tổ chức cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức hoặc lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ. Nếu theo đúng tiêu chí này thì các trường vẫn có thể hoạt động vì lợi nhuận do thực hiện điều hành nhà trường theo kiểu “gia đình trị” và dùng quyền của cổ đông lớn can thiệp rất sâu vào hoạt động của nhà trường. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy khi trường ĐH tư không vì lợi nhuận thì không có khái niệm về cổ đông và không coi trường như một công ty cổ phần. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm ĐH tư thục thể hiện ở các quy chế về tổ chức hoạt động đều chỉ coi trường tư như công ty cổ phần. Điều này chỉ phù hợp với loại hình trường hoạt động “vì lợi nhuận”. Vì vậy, dù có quy định tiêu chí cho những trường không vì lợi nhuận như Nghị định 141 mới ban hành thì những trường này cũng không thể phát triển đúng hướng được.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ký Quyết định số 122/2006 ngày 29.5.2006 chuyển toàn bộ 19 trường ĐH dân lập – mô hình mang nhiều yếu tố không vì lợi nhuận – qua loại hình ĐH tư thục. Với quyết định này trong khu vực giáo dục ĐH, các yếu tố “không vì lợi nhuận” đã dần được thay thế bằng các yếu tố “vì lợi nhuận”.

Video đang HOT

Khó chấp nhận vì lợi nhuận

Với truyền thống văn hóa, xã hội Việt Nam, ngay cả khi giáo dục phát triển trong nền kinh tế thị trường, tâm lý người dân cũng khó chấp nhận tiêu chí trường ĐH hoạt động vì lợi nhuận.

Vì vậy, sức hấp dẫn đầu tiên của tiêu chí “không vì lợi nhuận” sẽ là thiện cảm của xã hội. Điều này sẽ dẫn tới chỗ tuyển sinh thuận lợi hơn cán bộ, giảng viên trong trường làm việc với tinh thần, ý thức tự hào hơn, có thể sản phẩm của hoạt động đào tạo cũng dễ được chấp nhận hơn. Những khả năng này có thể khó đo lường nhưng thực sự là có.

Cộng với những ưu đãi về chính sách của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trường ĐH tư phát triển, tiến tới bình đẳng với trường ĐH công lập thì mô hình trường ĐH tư hoạt động không vì lợi nhuận thực sự hấp dẫn. Những chính sách rất cụ thể sẽ giúp trường có điều kiện phát triển, dần tiến tới một trường ĐH của cộng đồng, vì lợi ích của xã hội.

Mặt khác, bức tranh xô lệch và lộn xộn khó hiểu của một số trường ĐH ngoài công lập trong thời gian qua đã cho thấy nếu việc chuyển đổi từ dân lập sang tư thục thực hiện với động cơ vụ lợi, trường sẽ bị xâu xé trong những mâu thuẫn triền miên.

Mấy chữ hoạt động “không vì lợi nhuận” bị một số người e ngại, cho là sẽ đán.h mất động lực cũng như sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, khi nhìn nhận lợi nhuận như động lực cơ bản để đầu tư vào giáo dục, là có phần không đán.h giá đúng nhà đầu tư (như trong số báo ngày 2.4 chúng tôi đã phản ảnh).

Lợi nhuận không phải là động lực duy nhất và cũng không phải là động lực được xếp thứ tự ưu tiên cao nhất. Hoài bão, sự nghiệp, mong muốn đóng góp thiết thực, xây dựng một trường ĐH để đời… cũng là những động lực đáng kể, có thể mạnh hơn cả động lực vì lợi nhuận.

Xét từ góc độ luật Giáo dục ĐH hay xét từ thực tế phát triển, đều có thể thấy mô hình trường ĐH tư hoạt động không vì lợi nhuận có tính hấp dẫn và gần như là hướng phát triển tất yếu đối với những trường ĐH có mong muốn phát triển bền vững, chất lượng.

Chính sách ưu đãi mô hình không vì lợi nhuận

Miễn thuế và giảm thuế theo quy định. Miễn hoặc giảm tiề.n sử dụng đất miễn hoặc giảm tiề.n thuê mặt đất, mặt nước theo quy định. Hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ giảng viên. Miễn hoặc giảm kinh phí chia sẻ sử dụng, khai thác tài nguyên chung của giáo dục ĐH do nhà nước đầu tư, các công trình kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, phúc lợi xã hội ở trung ương và địa phương để phục vụ nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Ưu tiên tiếp nhận các dự án đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở cạnh tranh như các cơ sở giáo dục ĐH công lập. Được tham gia đấu thầu các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng đối với các lĩnh vực đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học như các cơ sở giáo dục ĐH công lập. Ưu tiên giao kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đối với những lĩnh vực mà trường có thế mạnh.

(Theo Nghị định 141 hướng dẫn thi hành luật Giáo dục ĐH)

Bị phạt 6 tỉ đồng vì lợi dụng danh nghĩa phi lợi nhuận

Theo tiến sĩ Lê Tuệ, người sáng lập và nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, mâu thuẫn ở trường này chủ yếu do quan điểm về lợi nhuận mà ra.

Trong quá trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục, một số lãnh đạo của trường quyết định đi theo mô hình không vì lợi nhuận. Trái lại, ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch HĐQT ủng hộ hoạt động vì lợi nhuận. Những ngày gần đây, trường lâm vào một tình huống khó khăn do quan điểm khác nhau này. Đề án hoạt động trường gửi lên Bộ GD-ĐT và được Bộ phê duyệt là không vì lợi nhuận. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đường hướng hoạt động của trường là vì lợi nhuận. Nghĩa là, từ đó đến nay, trường dùng danh nghĩa hoạt động phi lợi nhuận để được ưu đãi, không phải đóng thuế trong khi vẫn hoạt động vì lợi nhuận. Vừa qua, Thanh tra thuế phát hiện ra điều này đã quyết định phạt trường này 6 tỉ đồng và truy thu thuế đến 12 tỉ đồng.

Theo TNO

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 5: Gạt bỏ giảng viên, chỉ quan tâm nhà đầu tư

Những chuyện xảy ra ở các trường ĐH tư mà Báo Thanh Niên nêu ra trong các số báo vừa qua là hậu quả của nhiều vướng mắc về quy chế, chính sách. Trong đó đặc biệt là quy trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục.

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 5: Gạt bỏ giảng viên, chỉ quan tâm nhà đầu tư - Hình 1

Hội nghị cán bộ công nhân viên chức Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) năm 2011 khi nội bộ trường đã xáo trộn do quá trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục - Ảnh: Minh Luân

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi 19 trường ĐH dân lập sang loại hình tư thục. Đến năm 2013, chỉ mới có các trường: Thăng Long, Hồng Bàng, Công nghệ TP.HCM, Hoa Sen và Hùng Vương (TP.HCM) hoàn tất việc chuyển đổi.

Những tranh chấp, lộn xộn liên tục xảy ra tại Trường ĐH Hùng Vương, sự thận trọng của các trường trong chuyển đổi, cùng với việc nhà nước tiếp tục sửa quy định, Bộ GD-ĐT sửa thông tư hướng dẫn... đã cho thấy quá trình chuyển đổi loại hình có những vướng mắc thực sự. Nếu né tránh những vấn đề này, hoặc chỉ giải quyết một cách phiến diện, có thể nảy sinh tình trạng bất ổn mang tính hệ thống và lâu dài.

Những khó khăn ấy không tồn tại đối với các trường ĐH tư thục thành lập mới mà chỉ phát sinh ở các trường ĐH dân lập chuyển loại hình sang tư thục. Gốc rễ của vấn đề ở chỗ: trường ĐH dân lập, sau một thời gian hoạt động, đã có tài sản và tài sản đã có chủ nhân. Vậy trước và sau khi chuyển đổi thì ai là chủ và tài sản được xử lý như thế nào? Trả lời câu hỏi này không đơn giản.

Cắt bớt chủ sở hữu

Trước khi chuyển đổi, tài sản của trường dân lập là tài sản chung của tập thể. Quy chế trường ĐH dân lập năm 2000 đã xác định chủ sở hữu của trường dân lập: "Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường".

Trong khi đó, thực tế quá trình chuyển đổi tại một số trường cho thấy đã có sự lợi dụng để cắt bỏ thành phần chủ sở hữu trường, tức gạt bỏ "giảng viên, cán bộ và nhân viên", chỉ để lại "người góp vốn đầu tư".

Hồ sơ chuyển đổi theo quy định của Thông tư 20 năm 2010 hướng dẫn chuyển đổi từ dân lập sang tư thục gồm có nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) trường ĐH dân lập về việc công nhận danh sách tổ chức, cá nhân góp vốn, xác định vốn điều lệ, giá trị mỗi cổ phần, số lượng cổ phần; danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và danh sách các cổ đông phổ thông. Như vậy, ở đây thiếu vắng thành phần giảng viên, cán bộ và nhân viên trường. Chưa kể thành phần này được liệt vào danh sách cổ đông phổ thông (không có quyền biểu quyết).

Dự thảo thông tư hướng dẫn chuyển đổi năm 2013 lại là một cách làm khác dẫn đến gạt bỏ "giảng viên, cán bộ và nhân viên" ra khỏi thành phần chủ sở hữu nhà trường. Theo dự thảo này, HĐQT trường dân lập có quyền "quyết nghị số lượng thành viên của mỗi thành phần trong HĐQT nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục". Trong khi số lượng thành viên đại diện cho giảng viên, tổ chức Đảng, đoàn thể, UBND tỉnh/thành phố là cố định 4 đại diện, thì số lượng thành viên đại diện cho những người góp vốn có thể được tăng lên để chiếm đa số. Cơ chế bầu thành viên đại diện cho những người góp vốn cũng là bầu theo cổ phần, người có nhiều tiề.n hơn sẽ nắm quyền quyết định. Vậy việc đại diện của giảng viên, tổ chức Đảng, đoàn thể, UBND... có mặt trong thành phần chủ sở hữu nhà trường cũng chỉ mang tính hình thức.

Cách làm này thực chất là cuộc chia lại tài sản, quyền sở hữu tập thể bị chuyển vào tay một nhóm cá nhân.

Mập mờ về tài sản không chia

Thông tư 20 năm 2010 quy định tài sản tích lũy được trong quá trình hoạt động theo quy chế dân lập là sở hữu tập thể, không chia cho cá nhân và được giao cho HĐQT của trường tư thục quản lý. Trong khi đó, Quyết định 61 năm 2009 về quy chế và hoạt động các trường tư thục lại quy định HĐQT của trường tư thục là tổ chức do những người có vốn góp bầu ra... Trong khi đó, theo Quy chế trường ĐH dân lập ban hành năm 2000, số lượng thành viên HĐQT tối thiểu là 7 người, trong đó có đại diện các thành phần sau: ban lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trường; các nhà đầu tư về tài chính, tài sản để xây dựng trường; giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường; hiệu trưởng; cấp ủy Đảng cơ sở của trường. Nếu thực hiện theo Quyết định 61, có một bộ phận thành viên của trường dân lập khi chuyển đổi sẽ bị tước mất quyền đối với phần tài sản mà pháp luật đã thừa nhận là họ có quyền sở hữu.

Theo Dự thảo thông tư hướng dẫn chuyển đổi năm 2013, tiề.n và tài sản do biếu, tặng hoặc cấp phát và tài sản được hình thành từ kết quả hoạt động của trường dân lập là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Giá trị tài sản này được chuyển thành vốn sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường tư thục. Tuy nhiên, tổ chức nào trong trường quản lý nguồn vốn này vẫn chưa được làm rõ. Hiện nay, nhà đầu tư đề nghị HĐQT quản lý, trong khi người lao động mong muốn mình quản lý. Tổ chức nào quản lý mà vẫn hài hòa lợi ích của các bên là chuyện mà chính sách cần giải quyết rõ ràng.

Như vậy, có thể hình dung vướng mắc chủ yếu của các trường trong chuyển đổi là từ nguồn lực đang có: khối tài sản chung không chia của trường ĐH dân lập và quyền làm chủ của tập thể. Nếu không giải quyết rốt ráo và công bằng vấn đề này có thể xảy ra tình trạng: khi trường được chuyển sang tư thục thì 3/4 số chủ nhân của nó bị loại ra, 1/4 số còn lại sẽ thâu tóm nhà trường. Khi trường tư thục hoàn thiện cơ cấu, cán bộ giảng viên, nhân viên sẽ thành những người làm thuê trong chính ngôi nhà họ đã từng chung sức xây dựng nên.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung
10:52:18 06/10/2024
Xuân Hạnh hại Á hậu Quốc tế "trắng tay", bị nhận lại thái độ lạ đầy ngỡ ngàng
11:36:10 06/10/2024
Góc máy quay để lộ Bò Chảnh theo Xemesis đến tận tiệm cắt tóc, nhan sắc qua camera thường thế nào?
09:33:56 06/10/2024
Michael Trương có hành động gây tranh cãi, Yuna Vũ lựa chọn bất ngờ
11:55:28 06/10/2024
Phần ứng xử cồng kềnh của Hoa hậu Xuân Hạnh: Do Kim Duyên nói tiếng Anh dở hay thí sinh cố tình câu giờ?
12:54:51 06/10/2024
Ánh Viên giàu cỡ nào?
09:41:08 06/10/2024
Phương Lan xin lỗi, tiết lộ về Minh Dự, Nam Thư, Phan Đạt tuyên bố thẳng về vợ
12:51:23 06/10/2024
Vũ Luân hát về tình cha, gợi nhớ đến cố NS Vũ Linh, dân tình tranh cãi
11:50:10 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quốc Thiên và Kay Trần cãi vã

Tv show

14:41:28 06/10/2024
Trước sự có mặt của các anh tài khác, Quốc Thiên và Kay Trần đã có màn đối đáp qua lại căng thẳng với nhau tại nhà chung.

Thuý Ngân đăng vlog đi Pháp, netizen liền réo gọi Võ Cảnh

Sao việt

14:36:24 06/10/2024
Thúy Ngân và Võ Cảnh vướng tin đồn phim giả tình thật sau khi cùng tham gia một bộ phim. Vừa qua, cặp đôi lại tiếp tục khiến dân tình bán tín bán nghi khi cùng xuất hiện tại Pháp.

Không có nhiều lựa chọn, người Liban dùng cả du thuyền hạng sang để sơ tán

Thế giới

14:34:14 06/10/2024
Với mức 1.800 USD một người, vé ngồi trên du thuyền Princess 2010 đi Cyprus không hề rẻ. Nhưng nhu cầu rất cao bởi mọi người tuyệ.t vọn.g cố gắng tìm mọi con đường rời khỏi Liban.

Bom tấn ngôn tình chiếu 100 lần vẫn đứng top 1 rating cả nước, nữ chính đã đẹp còn diễn hay miễn bàn

Hậu trường phim

14:19:55 06/10/2024
Tân Dòng Sông Ly Biệt từng đứng top 1 rating khi chiếu lần đầu. Sau này phim được chiếu lại hơn 100 lần và gây sốt ở nhiều nước

Hồ Ngọc Hà gọi Đức Trí là 'người yêu cũ' trên sân khấu

Nhạc việt

14:16:01 06/10/2024
Trong concert Có đôi lần , Hồ Ngọc Hà và Đức Trí thoải mái khi về chuyện quá khứ. Đồng thời, nữ ca sĩ 8X còn nhấn mạnh nếu không có Đức Trí thì sẽ không có Hà Hồ như hôm nay.

Bị tham ô gần 260 tỷ, "center số 1 Hàn Quốc" sụt 14kg, gặp khủng hoảng nghiêm trọng

Nhạc quốc tế

14:09:30 06/10/2024
Sau vụ kiện tụng bị lừa vài trăm tỷ đồng với cổ đông lớn nhất, center quốc dân - Kang Daniel tiết lộ cuộc sống khó khăn.

Jang Hyun Seung lộ sự nghiệp thăng trầm của nam thần Kpop?

Sao châu á

13:29:20 06/10/2024
Jang Hyun Seung, cái tên gắn liền với những bản hit đình đám của BEAST và màn kết hợp bùng nổ cùng HyunA trong Trouble Maker. Nhưng đằng sau ánh hào quang, sự nghiệp của nam ca sĩ lại ẩn chứa nhiều thăng trầm.

Cá sấu 1,2 mét bơi trong bể cá Koi: vô chủ, nguyên nhân xuất hiện gây bất ngờ?

Xã hội

13:19:17 06/10/2024
Một cá thể cá sấu dài 1,2 mét đã bất ngờ xuất hiện trong bể cá Koi của một gia đình ở thành phố Lào Cai, gây hoang mang cho gia đình và hàng xóm. Sự xuất hiện của cá sấu ngay giữa khu dân cư thành phố đã gây không ít sự ngạc nhiên.

Lào Cai: Chủ nhà bàng hoàng phát hiện cá sấu nặng 7,5kg lạc vào bể cá koi của gia đình

Netizen

13:16:16 06/10/2024
Một người dân tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai mới đây đã bất ngờ phát hiện 1 cá thể cá sấu bơi vào bể cá Koi của gia đình.

Lễ hội áo dài 2024: Ấn tượng bộ sưu tập Giao mùa đêm Hà Nội

Thời trang

13:13:47 06/10/2024
Để kết hợp cùng áo dài, nhà thiết kế giới thiệu các mẫu áo chần bông, được ông phát triển trong nhiều bộ sưu tập gần đây. Chiếc áo trấn thủ của các làng nghề truyền thống Việt Nam được NTK Đức Hùng sáng tạo để ứng dụng với thời trang hi...

Diddy bất ngờ lộ quan hệ liên quan Jungkook BTS, nhà HYBE đứng ngồi không yên

Sao âu mỹ

13:09:33 06/10/2024
Sau khi Diddy bị bắt, mới đây, nhiều người phát hiện Jungkook BTS bất ngờ có mối quan hệ liên quan ông trùm Hip-hop . Từ đây, người hâm mộ các nghệ sĩ nhà HYBE trở nên lo lắng cho các thần tượng của mình liệu có bị lôi kéo vào hay không...