Chuyện khó tin ở đại học tư – Kỳ 6: Sự bất đồng thường trực

Theo dõi VGT trên

Những vướng mắc của chính sách khiến các nhà quản lý giáo dục lo ngại nhiều nhà đầu tư lợi dụng biến trường học thành nơi kinh doanh. Ngược lại, những nhà đầu tư lại cho rằng chính sách vẫn chưa bảo vệ được đồng vốn họ bỏ ra.

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 6: Sự bất đồng thường trực - Hình 1

Nhà đầu tư và lãnh đạo các trường ĐH, CĐ tư trong một buổi họp ở văn phòng Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tại TP.HCM – Ảnh: Đăng Nguyên

Nỗi lo của nhà đầu tư

Qua gần 20 năm thành lập, Trường ĐH Văn Lang là một trong số ít trường ĐH ngoài công lập phát triển ổn định, có tài sản thặng dư hơn rất nhiều lần so với tài sản ban đầu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục cũng nảy sinh một số bất đồng trong nội bộ trường, đặc biệt về quan niệm phân chia tài sản giữa hội đồng quản trị (HĐQT) và một số tổ chức trong trường. May mắn là trường vẫn giữ ổn định, ưu tiên việc học của sinh viên nhưng “sóng ngầm” tại trường vẫn có nguy cơ bùng nổ nếu nhà nước không kịp thời điều chỉnh chính sách.

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 6: Sự bất đồng thường trực - Hình 2
Nếu hiệu trưởng làm tốt giúp trường phát triển, nhà đầu tư sẽ yên tâm và tiếp tục bỏ tiề.n và.o trường. Nhưng nếu hiệu trưởng có mục đích thâu tóm quyền lợi, tiề.n bạc, chi sai mục đích, nhà đầu tư phải ôm “quả đắng” và đến lúc này khó mà cứu vãn được tình hình Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 6: Sự bất đồng thường trực - Hình 3

Thạc sĩ Lê Lâm – Chủ tịch HĐQT – Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn

Ông Bùi Quang Độ, Chủ tịch HĐQT trường, cho biết mâu thuẫn lớn nhất là tài sản không chia vì hiệu trưởng muốn cổ phần hóa để đưa về công đoàn quản lý. Theo ông Độ, điều này bất hợp lý vì trường phát triển thì tài sản chung không chia ngày càng phát triển, lớn hơn nhiều lần so với vốn đầu tư ban đầu. Nếu chuyển thành cổ phần thì theo nguyên tắc người chiếm vốn nhiều nhất có quyền quyết định. Nếu chuyển sang công đoàn thì dần dần nhà đầu tư không còn gì. Tài sản này không phải của người lao động thì đồng tiề.n vô chủ sẽ rất dễ bị tiêu tán. Ông Độ kiến nghị tài sản không chia này được chuyển thành quỹ đưa về HĐQT quản lý chứ không thành vốn điều lệ.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Dưỡng là nhà đầu tư chính của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn trước đây. Ông Dưỡng cho biết vì tín nhiệm ông Phạm Phố nên giao ông này làm cả chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng. Khi hiệu trưởng làm sai, tiề.n đầu tư vào trường bị chi sai mục đích, nhà đầu tư phản ứng, mâu thuẫn bùng nổ. Theo ông Dưỡng, khi dẫn đến kiện cáo, nhà đầu tư không biết nhờ điều luật nào để đòi quyền lợi cho mình.

Ông Dưỡng cho rằng luật không quy định rõ ràng việc triệu tập cổ đông theo vốn hay số lượng người, nghĩa là nhà đầu tư bỏ nhiều vốn cũng chỉ có tiếng nói ngang bằng với những người không bỏ vốn. Vì thế, theo ông Dưỡng, chỉ có thể hoạt động theo luật doanh nghiệp quyết định bằng cơ cấu vốn thì nhà đầu tư mới dám bỏ tiề.n ra đầu tư vào trường chứ không thể lẫn lộn như hiện nay…

Video đang HOT

Thạc sĩ Lê Lâm, nhà đầu tư chính vào Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn và đổi tên trường thành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn như hiện nay, cho biết để tránh sai lầm, ông phải nắm cả chức vụ chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng. Ông Lâm cho rằng hiện nay luật quy định hiệu trưởng (cùng kế toán trưởng) là người ký rút tiề.n trong tài khoản nhà trường và giữ con dấu. Nếu hiệu trưởng làm tốt giúp trường phát triển, nhà đầu tư sẽ yên tâm và tiếp tục bỏ tiề.n và.o trường. Nhưng nếu hiệu trưởng có mục đích thâu tóm quyền lợi, tiề.n bạc, chi sai mục đích, nhà đầu tư phải ôm “quả đắng” và đến lúc này khó mà cứu vãn được tình hình.

Chủ tịch HĐQT một trường ĐH tư thục tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay trường tư vừa giống công ty vừa giống trường học. Tôi từng rất điêu đứng vì nội bộ trong trường nhưng phải chấp nhận một điều là trong thời điểm hiện nay, nếu nhà đầu tư sử dụng người không tốt cũng chỉ biết tự trách bản thân mình”.

Trường tư có nên hiểu là doanh nghiệp?

Ở góc độ khác, nhiều nhà quản lý giáo dục lo ngại hiện nay luật quy định người đầu tư vào trường nắm 51% cổ phần trở lên có quyền quyết định đường hướng phát triển của trường. Quy định này khiến nhiều người tìm mọi cách mua cổ phần cho đủ quy định, sau đó thay đổi hướng đi của nhà trường, phát triển trường bằng cách kinh doanh, đi ngược lại bản chất của môi trường giáo dục.

Tiến sĩ Kiều Xuân Hùng, nhà đầu tư và là Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết: “Dù là nhà đầu tư chính của trường, chúng tôi cũng quan niệm bản chất trường ĐH không phải là doanh nghiệp. Nếu nhà đầu tư đòi hỏi trường như doanh nghiệp và chỉ quan tâm lợi nhuận thì trường rất khó phát triển. Vì vậy, mọi thứ trong trường từ giảng viên, chính sách phát triển… phải hướng theo tiêu chí giáo dục. Chúng tôi cần người giỏi thật sự trong chuyên môn, vị trí hàn lâm cần người hàn lâm, vị trí tài chính cần người giỏi tài chính… Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn giao quyền quản lý nhà trường cho những người có kinh nghiệm và bề dày hơn mình”.

Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM đã từng trải qua nhiều sóng gió, bất đồng trong nội bộ và từng bị tạm dừng tuyển sinh năm 2012 (từ năm 2013 được phép tuyển sinh trở lại). Tiến sĩ Lê Tuệ, người sáng lập và nguyên hiệu trưởng, cho biết đại hội cổ đông của trường 3 năm nay không thể tổ chức bởi một bên đề nghị đại hội phải có người của cán bộ – công nhân viên (đại diện cho phần sở hữu chung toàn trường), một bên kiên quyết phản đối. “Chính sách của nhà nước không chỉ là quyền lợi của người có tiề.n mà phải có quy định tiếng nói của cán bộ – công nhân viên, giảng viên”, ông Tuệ đề nghị.

Ý kiến

Chính sách thay đổi liên tục, khó cho nhà đầu tư

“Đầu tư cho giáo dục ở VN rất khó. Thứ nhất là khó cạnh tranh với hệ thống trường công được bao cấp “đến tận răng”. Thứ hai là các chính sách của nhà nước về giáo dục thay đổi thường xuyên và nhiều khi ban hành ra mà không nghĩ đến tính khả thi”.

Tiến sĩ Trần Vinh Dự (Tổng giám đốc TNK Capital, nhà đầu tư vào Trường CĐ Nghề Việt Mỹ)

Đầu tư vì danh hay lợi?

“Tôi là người kinh doanh trong lĩnh vực khác nhưng đến một thời điểm lại quyết định đầu tư phát triển một ngôi trường ĐH. Động cơ ban đầu thúc đẩy tôi đầu tư vào giáo dục là mình đã hoạt động quá nhiều trong các ngành nghề khác nhau, đã quá mệt mỏi với sự bon chen, góc khuất của việc kinh doanh nên muốn đầu tư vào trường học, nơi ít bon chen và “sạch” hơn. Người ta nói đầu tư vào giáo dục để theo đuổi một trong 2 thứ: danh và lợi. Lợi thì tôi không nghĩ đến nhiều, chỉ miễn sao không bị lỗ, không phải lấy tiề.n túi ra để bù lỗ quanh năm. Còn danh thì cũng có, nhưng không phải trưng ra cho xã hội thấy, để phục vụ cho mục đích khác của mình, mà là cái danh cho riêng bản thân mình, tạo điều kiện cho con cháu mình sau này có một môi trường làm việc ít phải bon chen như tôi. Vì vậy, nói cho đúng thì tôi đầu tư không vì chuyện lợi nhuận. Trong đội ngũ cổ đông, những người nào “ôm mộng” kiếm lợi nhuận thật nhiều từ trường, tôi đều động viên bán lại cổ phần và kinh doanh công việc khác”.

Chủ tịch HĐQT của một trường ĐH tư thục

Theo TNO

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 5: Gạt bỏ giảng viên, chỉ quan tâm nhà đầu tư

Những chuyện xảy ra ở các trường ĐH tư mà Báo Thanh Niên nêu ra trong các số báo vừa qua là hậu quả của nhiều vướng mắc về quy chế, chính sách. Trong đó đặc biệt là quy trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục.

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 5: Gạt bỏ giảng viên, chỉ quan tâm nhà đầu tư - Hình 1

Hội nghị cán bộ công nhân viên chức Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) năm 2011 khi nội bộ trường đã xáo trộn do quá trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục - Ảnh: Minh Luân

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi 19 trường ĐH dân lập sang loại hình tư thục. Đến năm 2013, chỉ mới có các trường: Thăng Long, Hồng Bàng, Công nghệ TP.HCM, Hoa Sen và Hùng Vương (TP.HCM) hoàn tất việc chuyển đổi.

Những tranh chấp, lộn xộn liên tục xảy ra tại Trường ĐH Hùng Vương, sự thận trọng của các trường trong chuyển đổi, cùng với việc nhà nước tiếp tục sửa quy định, Bộ GD-ĐT sửa thông tư hướng dẫn... đã cho thấy quá trình chuyển đổi loại hình có những vướng mắc thực sự. Nếu né tránh những vấn đề này, hoặc chỉ giải quyết một cách phiến diện, có thể nảy sinh tình trạng bất ổn mang tính hệ thống và lâu dài.

Những khó khăn ấy không tồn tại đối với các trường ĐH tư thục thành lập mới mà chỉ phát sinh ở các trường ĐH dân lập chuyển loại hình sang tư thục. Gốc rễ của vấn đề ở chỗ: trường ĐH dân lập, sau một thời gian hoạt động, đã có tài sản và tài sản đã có chủ nhân. Vậy trước và sau khi chuyển đổi thì ai là chủ và tài sản được xử lý như thế nào? Trả lời câu hỏi này không đơn giản.

Cắt bớt chủ sở hữu

Trước khi chuyển đổi, tài sản của trường dân lập là tài sản chung của tập thể. Quy chế trường ĐH dân lập năm 2000 đã xác định chủ sở hữu của trường dân lập: "Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường".

Trong khi đó, thực tế quá trình chuyển đổi tại một số trường cho thấy đã có sự lợi dụng để cắt bỏ thành phần chủ sở hữu trường, tức gạt bỏ "giảng viên, cán bộ và nhân viên", chỉ để lại "người góp vốn đầu tư".

Hồ sơ chuyển đổi theo quy định của Thông tư 20 năm 2010 hướng dẫn chuyển đổi từ dân lập sang tư thục gồm có nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) trường ĐH dân lập về việc công nhận danh sách tổ chức, cá nhân góp vốn, xác định vốn điều lệ, giá trị mỗi cổ phần, số lượng cổ phần; danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và danh sách các cổ đông phổ thông. Như vậy, ở đây thiếu vắng thành phần giảng viên, cán bộ và nhân viên trường. Chưa kể thành phần này được liệt vào danh sách cổ đông phổ thông (không có quyền biểu quyết).

Dự thảo thông tư hướng dẫn chuyển đổi năm 2013 lại là một cách làm khác dẫn đến gạt bỏ "giảng viên, cán bộ và nhân viên" ra khỏi thành phần chủ sở hữu nhà trường. Theo dự thảo này, HĐQT trường dân lập có quyền "quyết nghị số lượng thành viên của mỗi thành phần trong HĐQT nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục". Trong khi số lượng thành viên đại diện cho giảng viên, tổ chức Đảng, đoàn thể, UBND tỉnh/thành phố là cố định 4 đại diện, thì số lượng thành viên đại diện cho những người góp vốn có thể được tăng lên để chiếm đa số. Cơ chế bầu thành viên đại diện cho những người góp vốn cũng là bầu theo cổ phần, người có nhiều tiề.n hơn sẽ nắm quyền quyết định. Vậy việc đại diện của giảng viên, tổ chức Đảng, đoàn thể, UBND... có mặt trong thành phần chủ sở hữu nhà trường cũng chỉ mang tính hình thức.

Cách làm này thực chất là cuộc chia lại tài sản, quyền sở hữu tập thể bị chuyển vào tay một nhóm cá nhân.

Mập mờ về tài sản không chia

Thông tư 20 năm 2010 quy định tài sản tích lũy được trong quá trình hoạt động theo quy chế dân lập là sở hữu tập thể, không chia cho cá nhân và được giao cho HĐQT của trường tư thục quản lý. Trong khi đó, Quyết định 61 năm 2009 về quy chế và hoạt động các trường tư thục lại quy định HĐQT của trường tư thục là tổ chức do những người có vốn góp bầu ra... Trong khi đó, theo Quy chế trường ĐH dân lập ban hành năm 2000, số lượng thành viên HĐQT tối thiểu là 7 người, trong đó có đại diện các thành phần sau: ban lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trường; các nhà đầu tư về tài chính, tài sản để xây dựng trường; giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu của trường; hiệu trưởng; cấp ủy Đảng cơ sở của trường. Nếu thực hiện theo Quyết định 61, có một bộ phận thành viên của trường dân lập khi chuyển đổi sẽ bị tước mất quyền đối với phần tài sản mà pháp luật đã thừa nhận là họ có quyền sở hữu.

Theo Dự thảo thông tư hướng dẫn chuyển đổi năm 2013, tiề.n và tài sản do biếu, tặng hoặc cấp phát và tài sản được hình thành từ kết quả hoạt động của trường dân lập là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Giá trị tài sản này được chuyển thành vốn sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường tư thục. Tuy nhiên, tổ chức nào trong trường quản lý nguồn vốn này vẫn chưa được làm rõ. Hiện nay, nhà đầu tư đề nghị HĐQT quản lý, trong khi người lao động mong muốn mình quản lý. Tổ chức nào quản lý mà vẫn hài hòa lợi ích của các bên là chuyện mà chính sách cần giải quyết rõ ràng.

Như vậy, có thể hình dung vướng mắc chủ yếu của các trường trong chuyển đổi là từ nguồn lực đang có: khối tài sản chung không chia của trường ĐH dân lập và quyền làm chủ của tập thể. Nếu không giải quyết rốt ráo và công bằng vấn đề này có thể xảy ra tình trạng: khi trường được chuyển sang tư thục thì 3/4 số chủ nhân của nó bị loại ra, 1/4 số còn lại sẽ thâu tóm nhà trường. Khi trường tư thục hoàn thiện cơ cấu, cán bộ giảng viên, nhân viên sẽ thành những người làm thuê trong chính ngôi nhà họ đã từng chung sức xây dựng nên.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sân khấu Thế Giới Trẻ lên tiếng sau khi Phan Đạt t.ố cá.o chấn động 3 sao Vbiz
13:34:43 04/10/2024
Gia thế bí ẩn của Negav: Dân chơi hàng hiệu cả chục tỷ ở nhà ra sao?
13:41:52 04/10/2024
Trường Giang vướng tranh cãi lạnh nhạt ra mặt với 1 ca sĩ Vbiz: Người trong cuộc nói gì?
13:48:56 04/10/2024
Một nữ diễn viên Việt phải nhập viện ở Thái Lan, nằm quằn quại: "Tôi đa.u đớ.n lắm"
13:46:08 04/10/2024
Anh Hoàng Văn Thới gửi tặng mỗi bé mầm non Làng Nủ 1 triệu đồng: "Học thay phần con chú nghe chưa"
16:36:27 04/10/2024
Thiếu niên Làng Nủ lặng người khi nhận bức ảnh phục dựng gia đình đầy đủ
13:05:13 04/10/2024
Sơn Tùng M-TP bất ngờ khoá trang cá nhân sau khi bị lôi vào ồn ào của Negav
14:38:24 04/10/2024
Phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh lớp 8 bị xử phạt 8 triệu đồng
14:33:29 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 game thế giới mở cực hay giúp game thủ biến thành nhân vật như Jack Sparrow

Mọt game

17:30:10 04/10/2024
Trong trò chơi này, bạn vào vai Edward Kenway, một hải tặc tài ba trong thế giới của Assassin s Creed. Trò chơi mang đến một thế giới mở rộng của Biển Caribe, với các hòn đảo, thành phố, và chiến hạm để khám phá.

Thị trường Hong Kong 'hụt hơi', chứng khoán châu Á đi xuống

Thế giới

17:10:17 04/10/2024
Thị trường dự đoán khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 11/2024 là 36%, so với mức gần 60% vào tuần trước.

Thành viên team Quang Linh Vlogs xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu nhầm, kênh hơn 600k follow sẽ ra sao?

Netizen

16:43:01 04/10/2024
Anh Đồng cho biết, kênh Quang Dũng Vlogs - Cuộc sống ở châu Phi yếu hơn các kênh khác trong team do kinh tế hạn hẹp.

Jennie sao chép, đang cố trở thành "Lee Hyori thứ 2"?

Nhạc quốc tế

16:37:56 04/10/2024
Tạo hình Y2K của Jennie trong video hé lộ concept Mantra đang khiến dân mạng Hàn tranh cãi. Cụ thể, một bài đăng trên Instiz đang chỉ ra sự tương đồng giữa hình ảnh của Jennie với Lee Hyori.

Vừa trở lại, Messi làm nức lòng người hâm mộ

Sao thể thao

16:34:12 04/10/2024
Cách đây 1 tháng, do dính chấn thương nên Messi đã bỏ lỡ 2 trận đấu vòng loại World Cup 2026 cùng đội tuyển Argentina. Nhưng ở đợt tập trung trong tháng 10 này, chủ nhân của 8 danh hiệu Quả bóng Vàng đã trở lại.

Tạo dáng cây hoa giấy liễu rủ bằng mẹo đơn giản

Sáng tạo

16:33:33 04/10/2024
Dáng hoa giấy liễu rủ đang là mốt; mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn biến cây hoa giấy cong queo thành dáng liễu rủ thời thượng, để không gian sống sang chảnh hơn.

Con gái Võ Hoài Nam tất tả "chạy show", được bố hướng dẫn tại phim trường

Sao việt

16:32:13 04/10/2024
Võ Hoài Anh - con gái gen Z của Vua bãi rác Võ Hoài Nam - không chỉ gây ấn tượng bởi sắc vóc xinh đẹp, cá tính mà còn ở năng lượng tích cực, sự ham học hỏi trong vai trò sinh viên và diễn viên.

Hoa hậu Thùy Tiên bật khóc, nhớ tuổ.i thơ sống cùng dì ruột

Tv show

16:27:49 04/10/2024
Xúc động trước hoàn cảnh của các em nhỏ mồ côi trong chương trình Mái ấm gia đình Việt , Hoa hậu Thùy Tiên nhớ lại tuổ.i thơ của mình khi không ở cùng cha mẹ.

Lựa chọn các loại rau, củ mùa thu

Sức khỏe

16:09:58 04/10/2024
Ngoài cung cấp dinh dưỡng, khoai lang còn là thực phẩm tốt cho người bị táo bón vì nó chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tống chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.