Chuyện khó tin ở đại học tư – Kỳ 3: Hai lần kiện hiệu trưởng ra tòa

Theo dõi VGT trên

Mâu thuẫn của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn không thể giải quyết được và kéo dài quá lâu một phần cũng vì sự không rõ ràng của quy định hiện hành.

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 3: Hai lần kiện hiệu trưởng ra tòa - Hình 1
Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 3: Hai lần kiện hiệu trưởng ra tòa - Hình 2

Trong giai đoạn nội bộ lủng củng, cơ sở học tập của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn xuống cấp, có nơi như một kho xưởng, trần phòng học thủng lỗ chỗ – Ảnh: Đăng Nguyên

Hiệu trưởng “động viên” chủ tịch HĐQT xài bằng giả

Năm 2007, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn chính thức thành lập do ông Phạm Phố, Chủ tịch Hội Đúc – luyện kim TP.HCM sáng lập và làm hiệu trưởng. Để có vốn hoạt động, ông Phố bắt đầu kêu gọi đầu tư. Trong số 5 cổ đông đầu tiên, lúc này ông Lê Đình Chiến có vốn góp khoảng 59%, giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT).

Đến năm 2009, ông Chiến gửi đơn khởi kiện ông Phố đến TAND TP.HCM do bất đồng việc ông Phố tự ý chọn đất thuê để mở rộng xây dựng trường mà không thông qua HĐQT. Từ đó, ông Phố không tham gia các buổi họp do chủ tịch HĐQT triệu tập, chiếm giữ con dấu bất hợp pháp, ra thông báo miễn nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT của ông Lê Đình Chiến để ông làm chủ tịch.

Nhưng bi hài nhất là qua việc kiện cáo này lại “lòi” ra một chuyện khác. Ông Phố tố cáo ông Chiến xài bằng tốt nghiệp giả để “đẩy” ông Chiến ra khỏi HĐQT. Ông Chiến phản pháo lại rằng ông chưa có bằng tốt nghiệp THPT nhưng khi đó ông Phố đã “động viên” xài bằng giả!

Theo kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT, ông Phố còn tùy tiện thay đổi việc góp vốn, rút và vay vốn mà không qua HĐQT; thất thoát tài sản của nhà trường qua việc mua bán, thuê mướn cơ sở vật chất, đất đai; tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ – tin học không đúng quy định (một hình thức bán bằng cấp giả)…

Cuối cùng, hai bên thỏa thuận: Ông Chiến được trả lại tiền vốn, rút khỏi trường; ông Phố kiêm cả chủ tịch HĐQT lẫn hiệu trưởng.

Nhà đầu tư tiếp tục phản ứng

Tháng 10.2010, ông Phố tiếp tục bị một nhà đầu tư khác kiện. Lúc này, mâu thuẫn giữa các nhà đầu tư vào trường và ông Phố hết sức căng thẳng. Ông Phố ra quyết định miễn nhiệm chức danh phó hiệu trưởng của ông Phạm Ngọc Dưỡng, một trong những nhà đầu tư chính của trường lúc bấy giờ. Bị ông Phố gạt ra khỏi HĐQT, ông Dưỡng kiện ra TAND TP.HCM.

Video đang HOT

Ngày 17.6.2011, một số cổ đông đề nghị triệu tập đại hội cổ đông bất thường vì ông Phố đã tự ý cho vay số tiền lớn tương đương 44,6% vốn của nhà trường mà không có tài sản thế chấp, không thông qua đại hội cổ đông. Nhưng ông Phố đã ký văn bản ngăn cản đại hội và tiếp tục thu lại con dấu, thông báo mọi văn bản phải do tự tay ông đóng dấu. Sau đó, ông Phố cũng tự ý tổ chức đại hội cổ đông trái quy định nhằm đưa thêm 2 người của mình vào HĐQT. Mâu thuẫn hai bên càng lúc càng lớn khiến sinh viên phản ứng, các ban ngành phải vào cuộc. Đoàn công tác của Sở GD-ĐT TP.HCM đến trường nhiều lần đều không thể làm việc được. Có lần, đoàn công tác do ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc sở, đến đề nghị gặp ông Phố nhưng ông này thông báo mình đang nằm bệnh viện. Giữa buổi làm việc, trường bị cúp điện đột ngột dù điện các hộ dân xung quanh vẫn bình thường.

Sai phạm tuyển sinh, trường không ra trường

Theo kết luận thanh tra của Bộ, năm 2008 trường này đã tuyển vượt chỉ tiêu gấp 2 lần, tuyển sinh cả những ngành học chưa được Bộ cho phép. Ông Phạm Phố cũng đã ký nhiều quyết định liên kết với một số đơn vị khác và biến các đơn vị này thành những cơ sở của trường với nhiều hoạt động sai phạm.

Để chứng kiến rõ việc học hành của sinh viên trong trường như thế nào, chúng tôi trong vai sinh viên để tìm cách vào cơ sở số 446 Tân Kỳ – Tân Quý (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú). Nơi này nóng bức, chật chội, có khoảnh sân y hệt như một kho xưởng. Trần ở các phòng học lợp tôn, la phông hư hỏng nhiều nên nóng hầm hập, chật chội; đèn, quạt lại không đủ. Các phòng cách nhau bằng vách ngăn không có cách âm nên phòng này có thể nghe tiếng từ phòng kia…

Liên tiếp hai năm 2011 – 2012, Bộ quyết định tạm dừng tuyển sinh đối với Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn.

Thông tư mập mờ

Khoản 5 điều 35 của Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ghi rõ: “Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được coi là có giá trị hiệu lực khi có trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận”. Thế nhưng khoản 4 điều 35 lại quy định: “Cuộc họp đại hội đồng được coi là tiến hành hợp lệ khi có từ 51% trở lên số cổ đông có quyền biểu quyết tham gia dự họp”. Như vậy, thông tư này có điểm mập mờ là không biết 51% là số cổ đông hay là vốn.

Chính bởi sự mập mờ này nên hai phe đều tổ chức đại hội cổ đông theo ý của mình. Ông Dưỡng triệu tập cổ đông theo số vốn, ông Phố triệu tập cổ đông theo số lượng người. Chính Sở GD-ĐT TP.HCM khi giải quyết cũng lúng túng vì không biết nên công nhận bên nào. Sau đó, Sở quyết định không công nhận đại hội của cả hai bên và yêu cầu phải vừa đủ số người, vừa đủ số vốn!

Sự việc kéo dài đến gần 2 năm, cho đến khi có nhà đầu tư mới, thống nhất tất cả cổ đông về một mối, tổ chức lại đại hội, bầu ra HĐQT mới, được Bộ GD-ĐT công nhận. Ngày 11.3.2014, Bộ có quyết định cho phép trường đổi tên thành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn.

Theo TNO

Chuyện khó tin ở trường đại học tư

Do những sai lầm về chính sách, quy định mà nhiều trường đại học tư hoạt động như những công ty kinh doanh giáo dục. Những câu chuyện trong loạt bài sau đây có thể là khó tin nhưng nó đã và đang xảy ra ở nhiều trường khiến xã hội mất niềm tin vào các trường tư.

Chuyện khó tin ở trường đại học tư - Hình 1

Minh họa: DAD

Nhà đầu tư thâu tóm vai trò của nhà giáo

Ông Đặng Văn Định, nguyên Phó chánh văn phòng Hội đồng quốc gia giáo dục, là người khai sinh ra Trường đại học (ĐH) Chu Văn An (Hưng Yên) và đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) từ năm 2007 đến 2012. Nhưng sau các cuộc chuyển nhượng vốn góp ở trường do ông sáng lập thì trường đã rơi vào tình trạng bất ổn. Đặc biệt, năm 2009 sau khi có Quy chế 61 về trường ĐH tư thục, coi ĐH tư như công ty cổ phần thì cuộc chuyển nhượng vốn đã diễn ra ngoài tầm kiểm soát của trường và cả của ông Định.

Ông Dương Phan Cường, hiện là chủ tịch HĐQT, đã đưa một nhà đầu tư mới là bạn ông vào thâu tóm vốn điều lệ của trường với mức giá chênh lệch rất cao để giành được hơn 51% số vốn góp (theo đúng quy định của Quy chế 61) và trở thành nhóm cổ đông thao túng trường này bất chấp mọi quy định về giáo dục.

Năm 2012, khi trở thành chủ tịch HĐQT mới, ông Dương Phan Cường đã ký quyết định cho thôi việc hàng loạt giảng viên, cán bộ, trong đó có những người đang đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt như hiệu phó, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các khoa chuyên môn...

Để loại trừ các thành viên sáng lập ra khỏi trường, ông Cường đã tự ý cắt hết các chức vụ chuyên môn và khoa học do ông Định đảm nhiệm, mặc dù khi lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại, ông Định được 100% số phiếu đồng ý. Một thành viên sáng lập khác là ông Đặng Văn Tỉnh hiện là thành viên HĐQT cũng bị ông Cường đơn phương miễn nhiệm chức vụ hiệu phó. Thậm chí ông Cường còn ra lệnh cho bảo vệ ngăn cấm không cho hai ông vào trường làm việc.

Từ một cổ đông sáng lập, có vốn đầu tư tới hơn 20% nhưng ông Định hầu như đã mất hoàn toàn quyền lợi từ ngôi trường do mình nhiều công gây dựng. Thậm chí ông cũng không được hưởng lợi gì từ số vốn góp của mình vì từ khi ông Cường lên nắm quyền đã không tổ chức đại hội cổ đông đúng quy định để trả lãi cho những người góp vốn.

Hiệu trưởng tự phong

Sau khi có quyết định là chủ tịch HĐQT và làm hiệu trưởng tạm quyền trong một tháng để cử hiệu trưởng mới theo nghị quyết của đại hội cổ đông, ông Cường muốn giữ luôn chức hiệu trưởng mặc dù không đủ tiêu chuẩn.

Theo quy định hiện hành và nghị quyết của đại hội cổ đông của trường năm 2012 thì hiệu trưởng phải có uy tín trong giới khoa học, có năng lực quản lý và có ít nhất 5 năm giảng dạy quản lý giáo dục ĐH; không đang đầu tư hoặc giữ chức vụ từ cấp quản lý phòng, khoa trở lên ở một trường ĐH, cao đẳng (CĐ) khác... Tuy nhiên, ông Cường chưa từng giảng dạy ĐH, thậm chí bằng tiến sĩ của ông Cường là văn bằng đào tạo từ xa bất hợp pháp (bằng này do một tổ chức có tên là "Liên minh các viện hàn lâm quốc tế" cấp. Tổ chức này có thời gian hoạt động ở Nga nhưng văn bằng không thuộc hệ thống văn bằng chuẩn quốc gia. Tổ chức này cũng chưa từng được cấp phép đào tạo từ xa ở Việt Nam trong khi văn bằng của ông Cường được cấp tại Việt Nam và không ghi cơ sở đào tạo).

Ông Cường còn đang là chủ đầu tư ở một trường CĐ khác. Thế nhưng ông Cường vẫn 3 lần tự ý lấy phiếu tín nhiệm của cổ đông để bầu mình làm hiệu trưởng. Các cổ đông không đồng ý, ông vẫn tự làm văn bản đề nghị với chính quyền tỉnh Hưng Yên công nhận chức hiệu trưởng. Cơ quan chức năng không công nhận thì ông vẫn tự phong cho mình 3 chức: hiệu trưởng, quyền hiệu trưởng và hiệu phó phụ trách trường. Mỗi lúc sử dụng một chức khác nhau.

Chưa từng dạy ĐH nhưng giữ chức Viện trưởng Viện Đào tạo sau ĐH

Theo quy chế về trường ĐH tư thục, HĐQT có quyền bầu hiệu trưởng và quyết định bổ nhiệm các phó hiệu trưởng theo đề cử của hiệu trưởng. Vậy là ông Cường lấy 3 chức danh tự phong vừa tự đề nghị vừa ký các quyết định bổ nhiệm các vị trí cán bộ chủ chốt của trường mặc dù họ không đủ tiêu chuẩn.

Thực tế, hiện nay trường này không có hiệu trưởng, không có cả hiệu phó phụ trách đào tạo nhưng ông Cường không tìm người đủ điều kiện đảm nhiệm mà cử một hiệu phó giúp việc cho hiệu phó phụ trách trường - là ông - để "ký các loại văn bằng chứng chỉ và các giấy tờ văn bản mang tính hàn lâm!". Đây là chức danh chưa thấy tiền lệ trong các trường ĐH Việt Nam.

Ông Cường đã đưa anh em, bạn bè vào làm các chức trưởng phòng hành chính - tổ chức - quản trị và kiến thiết cơ bản của trường mặc dù những người này không đủ tiêu chuẩn theo điều lệ trường ĐH. Còn lại, các phòng chuyên môn khác của trường thì không có trưởng phòng.

Vì không có chuyên môn về giáo dục nên ông Cường đã có những việc làm rất phi giáo dục như tổ chức hội đồng khoa học đào tạo trái quy định. Theo quy định, hội đồng này gồm những người có trình độ cao nhưng hội đồng do ông Cường tự thành lập và làm chủ tịch, trong đó có cả những người chưa tốt nghiệp ĐH. Số lượng thành viên hội đồng cũng được quy định là số lẻ và không quá 25 thì ông Cường cho lên 30 người. Mặc dù chưa từng dạy ĐH nhưng ông Cường còn cho mình luôn chức Viện trưởng Viện Đào tạo sau ĐH và tự xin mở ngành đào tạo trình độ này.

Năm 2013, dù không có hiệu trưởng, không có hiệu phó phụ trách đào tạo, không có trưởng phòng đào tạo, trường này vẫn tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ. Đó là chưa nói đến hàng loạt các vi phạm khác trong tuyển sinh và đào tạo như tổ chức thi nâng điểm, thu tiền học lại, thi lại sai quy định; tổ chức thi liên thông "nợ đầu vào"...

Lợi dụng kẽ hở

Nghị định 141 của Chính phủ ban hành năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giáo dục ĐH có quy định: Trường ĐH "không vì lợi nhuận" là trường mà "tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức, hoặc lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ". Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì đây là một định nghĩa không chuẩn xác vì vậy nó rất dễ bị lợi dụng. Đơn cử với mô hình Trường ĐH Chu Văn An như đã nêu thì trường này hoàn toàn có thể tuyên bố là trường phi lợi nhuận (để không phải chia lãi cho các cổ đông) và còn được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước, trong khi thực tế hoạt động của nhà trường thì lại hoàn toàn không phải như vậy. Thậm chí việc coi trường "không vì lợi nhuận" như định nghĩa của nghị định này còn dẫn đến tình trạng nhóm cổ đông thao túng trường có thể chiếm đoạt vốn góp của cổ đông khác một cách... hợp pháp

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Phương Trinh Jolie: Khi xấu xí, thất bại... tôi chỉ có Lý Bình
23:24:24 05/11/2024
Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con
23:18:37 05/11/2024
Chăm sóc mẹ ở viện nửa tháng, cô hàng xóm đến thăm, đưa xem bức ảnh mà tôi tức điên người vì âm mưu của chồng
06:14:10 06/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

HIEUTHUHAI đáp trả "chẳng giống ai"

Sao việt

07:42:07 06/11/2024
HIEUTHUHAI đã đăng tải một bài viết về antifan và sau đó xóa rất nhanh, nhưng cuối cùng vẫn không qua mắt được cộng đồng mạng.

6 người trú mưa dưới gầm máy kéo, 2 người bị cán tử vong ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

07:40:08 06/11/2024
6 người chui xuống gầm máy kéo trú mưa. Lúc sau xe bất ngờ di chuyển, 4 người nhanh chóng rời gầm xe chạy ra ngoài nên thoát nạn, 2 người bị cán tử vong.

Đón du khách siêu giàu

Du lịch

07:39:07 06/11/2024
Du lịch ngon, bổ, rẻ cũng là một lợi thế, nhưng nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội khai thác tiềm năng du lịch cao cấp thì thật lãng phí.

Chi tiết "tố cáo" Lưu Diệc Phi lừa dối hàng triệu người trong sự kiện hot nhất Cbiz

Sao châu á

07:37:56 06/11/2024
Lưu Diệc Phi bị soi nhan sắc trên thảm đỏ khác xa ảnh studio của cô đăng tải trước giờ G. Mỹ nhân này đã nhờ cậy đến photoshop để có vóc dáng mảnh mai hơn

Bà Trương Mỹ Lan: Chỉ cần bán 10% tài sản đã thu được 500.000 tỷ đồng

Pháp luật

07:37:49 06/11/2024
Tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan cho rằng công ty định giá tài sản trong vụ án đã định giá chưa chính xác. Chỉ cần 10% tài sản là bất động sản đã thu được 500 ngàn tỷ đồng.

Công tác bầu cử tại Mỹ diễn ra thuận lợi

Thế giới

07:29:07 06/11/2024
Ngày 5/11 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), hàng chục triệu cử tri New York và các bang ở bờ Đông đã tới các điểm bầu cử để bỏ phiếu bầu trong khuôn khổ cuộc tổng tuyển cử tại nước này.

Cưới nhau 7 năm nhưng vẫn chưa được làm đàn bà, một hôm tôi chủ động rồi chết lặng khi biết sự thật về chồng

Góc tâm tình

07:06:32 06/11/2024
Nghe chồng nói mà tôi điếng người kinh ngạc, bảo sao suốt bao nhiêu năm chung sống anh chưa một lần chạm vào người mình.

Hoa hậu Khánh Vân diện váy cưới 'không đụng hàng', khoe body cực 'cháy'

Người đẹp

06:52:36 06/11/2024
Khác với hình ảnh những chiếc váy cưới trắng thướt tha, tạo hình cực slay này của Hoa hậu Khánh Vân khiến nhiều người trầm trồ.