Chuyện hy hữu: Sinh con khi bị bạch hầu
Sáng 16/7, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, thai phụ dương tính với bạch hầu đang điều trị tại bệnh viện đã sinh con đầu lòng. Đây là chuyện hy hữu chưa từng có ở Đắk Lắk.
Sản phụ T.T.V được cách ly sau khi sinh con
Bệnh nhân tên T.T.V (SN 2001, người Mông, thôn Cư Rang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông). Ngày 10/7 chị V xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng sau đó chị về nhà mẹ ở thôn 4 (xã Ea M’đoan, huyện M’đrắk). Tại đây bệnh nặng hơn, chị được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế huyện M’đrắk khám, bác sĩ phát hiện có giả mạc trong vòm họng (dấu hiệu của bạch hầu) nên được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Video đang HOT
Ngành y tế khám sàng lọc cho người thôn Cư Rang- nơi bệnh nhân V cư trú
Sau khi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị, chiều 15/7 chị V có dấu hiệu chuyển dạ sinh con. Lập tức, các bác sĩ khoa Sản, khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi và Nhi sơ sinh… đã tiến hành nhiều cuộc hội chẩn, lên phương án đỡ đẻ cho ca bệnh đặc biệt này. Bác sĩ Đinh Viết Quang- Phó khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên) cho hay, qua thăm khám, V mang thai tuần thứ 39, sinh con so, ngôi thuận, chuyển dạ giai đoạn 2, kèm theo bệnh bạch hầu họng.
Nơi sản phụ V sống đa phần là đồng bào Mông di cư từ phía bắc vào
Theo bác sĩ Quang, về mặt lý thuyết, sản phụ có bệnh lý thì sức khỏe sẽ yếu, hô hấp kém, quá trình sinh con dễ xảy ra những tai biến như: Suy thai, con dễ bị ngạt; còn mẹ dễ bị băng huyết… Do đó, các bác sĩ hội chẩn nhiều lần tìm phương án tốt nhất vừa tuân thủ quy định điều trị bệnh bạch hầu, vừa đỡ đẻ thành công cho V. Phương án đỡ đẻ cho bệnh nhân đã được chuẩn bị sẵn gồm: Phòng riêng biệt với đầy đủ trang thiết bị cho sản phụ sinh con; Trang bị đồ bảo hộ và cho êkip (gồm 3 bác sĩ, 4 nữ hộ sinh; 2 hộ lý) uống thuốc kháng sinh phòng chống bệnh bạch hầu. Đến 20h30′, V hạ sinh bé gái nặng 3 kg thành công, mẹ tròn con vuông.
“Sau sinh, chúng tôi tiếp tục hội chuẩn về việc chăm sóc cho mẹ và bé, nhất là vấn đề em bé có bị lây nhiễm bạch hầu từ mẹ; Phương án điều trị dự phòng cho bé ra sao… Đây là trường hợp hy hữu, đầu tiên bệnh viện tiếp nhận 1 sản phụ sinh con trong lúc dương tính với bạch hầu. Hiện khoa Sản vẫn luôn phối hợp các khoa khác tiếp tục chăm sóc, điều trị cho sản phụ lẫn em bé”, bác sĩ Quang thông tin.
Hỗ trợ phòng, chống bệnh bạch hầu tại Kon Tum
Ngày 15-7, Tổ công tác của Bộ Y tế gồm các chuyên gia, bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra, hỗ trợ việc phòng, chống dịch bạch hầu tại tỉnh Kon Tum.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của ngành y tế tỉnh Kon Tum, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Kon Tum ghi nhận 26 ca dương tính với bạch hầu, hiện còn 20 ca đang điều trị, trong đó 10 ca mang bệnh và 10 ca người lành mang trùng; ngành y tế địa phương cũng đã khoanh vùng, cách ly, kiểm soát các ổ dịch.
Hiện tại, các trường hợp tiếp xúc gần đang được quản lý, theo dõi, cách ly tại hộ gia đình. Thời gian tới, ngành y tế tỉnh Kon Tum tiếp tục bám sát cơ sở, triển khai tốt công tác chống dịch theo quy định; triển khai tiêm vắc-xin cho người dân toàn tỉnh, trước mắt là tại các ổ dịch.
Qua đi kiểm tra thực tế tại Trung tâm Y tế huyện ăk Tô, Tổ công tác lưu ý tỉnh Kon Tum nên xây dựng kế hoạch chi tiết đề phòng diễn biến bệnh tăng đột biến, điều trị người bệnh nặng. Mặt khác, phối hợp các bệnh viện tuyến trên không có người chết vì bệnh bạch hầu.
Theo thống kê đến nay tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã phát hiện 83 ca mắc bệnh bạch hầu, bao gồm: ắk Nông (30 ca); Gia Lai (21 ca); Kon Tum (26 ca) và ắk Lắk (6 ca). Các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện và điều trị cho những người mắc bệnh.
Thêm 1 ca dương tính, cảnh báo ổ bệnh bạch hầu lan rộng ở Tây Nguyên Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận một trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Ông Bùi Nam Ơn, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Cụ thể, bệnh nhân là cháu Y Kiêm K, sinh...