Chuyện hiếm, dân Hà thành đụng chung từ con cua cho tới con cá
Không chỉ đụng lợn, nay dân Hà thành còn rủ nhau đụng chung từ con cua cho tới con cá để có thể thưởng thức được nhiều loại “ hải sản nhà giàu”.
Vài gia đình rủ nhau đụng chung con lợn khoảng trên dưới 1 tạ là chuyện thường thấy Gần đây, đụng lợn lại rầm rộ hơn khi giá mặt hàng này ngày càng đắt đỏ. Song, ngoài đụng lợn, những ngày này còn xuất hiện trào lưu đụng chung từ con cua cho tới con cá.
Nghe có vẻ lạ bởi cua, cá không nặng cả tạ như lợn để phải đụng chung, chia nhau mỗi nhà 20-30kg ăn dần. Song, do đây đều là những loại hải sản “nhà giàu”, nếu mua cả con trọng lượng chỉ 4-7kg cũng ngốn tiền triệu, thậm chí cả chục triệu đồng. Do đó, đụng chung cua, cá đang chọn lựa của nhiều gia đình ở Hà Nội để được thưởng thức hải sản cao cấp mà chi phí vừa phải.
Vừa rủ được một gia đình ở cùng khu chung cư của gia đình mình đụng chung con cua hoàng đế Alaska, chị Hoàng Thị Chung ở Minh Khai ( Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoe: “2 gia đình đụng chung 1 con cua 3kg. Lúc nhà hàng chế biến sẽ tự động chia đôi rồi ship đến tận nhà cho mình”.
Để được thưởng thức cua Alaska, nhiều người rủ nhau đụng chung cua
Theo chị, cua Alaska trên thị trường bán rất nhiều, từ hàng tươi sống (đang bơi) cho tới hàng đông lạnh, giá cả tuỳ từng loại. Song, hải sản đông lạnh sẽ không bao giờ ngon bằng hàng đang bơi. Chưa kể, loại cua này các nhà hàng chỉ bán theo con dù chúng nặng tới vài cân.
Giá cua hoàng đế Alaska đang bơi là 1,8 triệu đồng/kg. Nhà chị Chung có 3 người, nếu mua cả con phải chi tới 5,4 triệu đồng ăn một bữa cũng không hết, lại vượt quá ngân sách chi tiêu nên ăn đụng hợp lý hơn.
Không chỉ đụng chung cua, chị Chung còn thường xuyên đụng cá hồi Na Uy. Nhưng, với cá hồi chị không phải rủ thêm người khác vì các cửa hàng bây giờ cũng bán theo suất cá đụng.
“Mỗi suất cá đụng nặng khoảng 2,5-3,5kg gồm nửa cái đầu cá, nửa bộ xương cá, thịt cá phi lê nửa con”, chị cho biết. Một suất cá đụng chỉ khoảng 700.000 cho đến gần 1 triệu đồng. Đầu, xương có thể nấu canh chua, phần phi lê thì chế biến được nhiều món khác nhau. Tính ra, mỗi suất đụng tiết kiệm được khoảng 450.000 đồng so với việc đặt mua lẻ từng loại.
Video đang HOT
Chị Lê Thuỳ Dương ở Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết, gần đây giá cá hồi đã hạ nhiệt, song mua cá phi lê hay xương cá hồi thì giá vấn khá đắt đỏ, còn mua cá hồi nguyên con về lọc ra sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, 1 con cá hồi Na Uy thường nặng 5-7kg, tính ra khoảng 1,4-2 triệu đồng/con. Ôm cả con về thì túi tiền đi chợ bị thâm hụt đáng kể nên chị không mua.
Ngoài bán nguyên con, xẻ ra bán lẻ, một số cửa hàng còn bán suất cá hồi đụng chung
“Dịp này thì khác, các cửa hàng có bán cá đụng theo suất. Giá cá đụng tính như giá mua nguyên con, có lợi hơn cho người mua”. Vì thế, tháng này chị đã mua 2 suất cá đụng, mỗi suất chỉ 700.000 đồng.
Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Trần Văn Khải – quản lý 1 chuỗi cửa hàng thực phẩm nhập khẩu tại Hà Nội – thừa nhận, cá hồi Na Uy bán nguyên con hiện giá tương đối rẻ, nhưng vì cá nặng vài cân mỗi con nên tổng số tiền bỏ ra cũng phải 2 triệu đồng. Nhiều người thấy xót tiền, trong khi cá ăn cũng không hết.
Do đó, chuỗi của hàng của anh quyết định bán suất cá hồi đụng. Theo đó, mỗi con cá chia thành 2 suất đụng. Từ đầu cá, xương cá, thịt filê đều chia đôi. Khi khách đặt mua sẽ cân cá tính tiền theo trọng lượng mỗi suất. Giá một suất đụng chưa đầy 700.000 đồng, suất lớn thì gần 1 triệu đồng.
“Bán kiểu đụng chung này hút khách hơn rất nhiều so với bán nguyên con và xẻ ra bán lẻ từng loại”. Anh Khải cho biết, thời gian đầu mọi người không hào hứng lắm, nhưng giờ mỗi ngày hệ thống cửa hàng của anh bán khoảng 400-500 suất cá đụng.
Chị Nguyễn Thị Hường, quản lý một nhà hàng hải sản cao cấp ở Trần Nhân Tông (Cầu Giấy), cũng thừa nhận, ngoài cá hồi, gần đây nhiều khách hàng cũng rủ nhau mua chung cua hoàng đế Alaska. “Cá hồi thì nhà hường thường xẻ sẵn đóng gói theo suất đụng. Còn cua Alaska đang bơi giá mỗi con rẻ cũng 5-7 triệu, con to lên tới cả chục triệu nên khách phải rủ được cùng đụng thì nhà hàng mới xẻ bán”.
Theo chị Hường, dù là hải sản cao cấp, giá rất đắt đỏ, song mỗi ngày cũng có 20-30 khách đụng cua Alaska về ăn. Còn cá hồi Na Uy giá mềm hơn nên mỗi ngày nhà hàng cũng bán cả trăm suất.
Điều hòa giá 5 triệu đồng 'cháy' hàng ngày nắng nóng, của rẻ có là của ôi?
Những chiếc điều hòa dưới 5 triệu đồng đang được nhiều người tìm mua 'cứu cánh' trong ngày nắng nóng. Thiết bị làm mát ở phân khúc bình dân ngày càng có nhiều ưu điểm khi sử dụng.
Thời tiết hôm nay vẫn tiếp tục nắng nóng gay gắt khiến nhu cầu tìm kiếm các giải pháp làm mát cho ngôi nhà, nơi làm việc gia tăng. Dọc các tuyến phố Nguyễn Lương Bằng, Cầu Giấy hay Hai Bà Trưng, các thiết bị làm mát như điều hòa, quạt điều hòa hay quạt máy được trưng bày la liệt, thu hút sự chú ý của người mua.
Chủ cửa hàng thiết bị điện gia đình khu Cầu Giấy cho hay, hai ngày nắng nóng vừa qua, lượng khách mua điều hòa tăng vọt, gấp 4 lần so với thông thường. Trong đó, các loại điều hòa có tầm giá từ 5-7 triệu đồng bán chạy nhất.
"Chỉ tính riêng ngày hôm qua, đã có 12 chiếc ra khỏi kho. Chúng tôi đã kín lịch lắp đặt điều hòa đến cuối tuần này", chủ hàng cho hay.
Vừa bổ sung đơn hàng điều hòa mới, Thiên Anh, quản lý cửa hàng điều hòa trên phố Bà Triệu cho hay, hiện tại, cửa hàng chỉ còn điều hòa 2 chiều từ mức giá 8-12 triệu đồng, trong đó, rất nhiều đơn hàng mua thiết bị ở phân khúc thấp hơn đã phải tạm dời sang ngày hôm sau mới vận chuyển và lắp đặt vì "cháy" hàng tạm thời.
Thị trường điều hòa "trăm hoa đua nở" trong mùa nắng nóng.
Những năm gần đây, thị trường điện máy ngày càng bùng nổ các dòng điều hòa được trang bị nhiều chức năng khác nhau, chia làm hai phân khúc cao cấp và giá rẻ. Trong đó phong phú nhất là phân khúc từ 5 triệu đồng.
Đơn cử, điều hòa Casper LC-09TL32, hàng nhập khẩu Thái Lan đang được rao bán ở mức 4,9 - 5 triệu đồng. Tuy giá rẻ song thiết bị này trang bị khá nhiều tính năng như chế độ Eco tiết kiệm điện năng, làm lạnh nhanh Super, chế độ hút ẩm, hẹn giờ bật tắt.
Cũng trong tầm giá như Casper, Midea MSMA3-10CRN1 có ghi nhớ chế độ làm lạnh ưa thích, làm mát nhanh. AQUA 1 HP AQA-KCR9NQ-S có giá nhỉnh hơn từ 5,2 - 5,5 triệu đồng. Nhiều thương hiệu như TCL, Nagakawa, Sharp, Funiki đều có sản phẩm trong phân khúc giá khá "dễ chịu".
Với công suất làm lạnh 9000BTU, các thiết bị này phù hợp với những căn phòng nhỏ có diện tích dưới 15m2 như phòng ngủ, phòng làm việc cá nhân. Ngoài ra, đây là máy một chiều (chỉ có chức năng làm lạnh), không phải dòng Inverter (dòng điều hòa có công nghệ tiết kiệm điện).
Không chỉ điều hòa mới, thị trường điều hòa đã qua sử dụng cũng phong phú thiết bị ở phân khúc 5 triệu đồng với những thương hiệu nổi tiếng như Panasonic, Daikin hay LG. Hầu hết, chúng đều là dòng hai chiều, có công nghệ tiết kiệm điện Inverter.
Sự đa dạng của các loại điều hòa khiến cho việc lựa chọn một thiết bị làm mát phù hợp với tài chính lại đảm bảo chất lượng là khó khăn với không ít người. Theo anh Minh Tùng, kỹ thuật viên điện lạnh tại Hà Nội, điều hòa giá rẻ cũng có ưu điểm riêng.
"Về tính năng làm mát thì điều hòa một chiều vẫn đảm bảo, thậm chí không kém cạnh dòng hai chiều, trong khi giá mua rẻ hơn một nửa. Còn về tính năng tiết kiệm điện, thì phụ thuộc cả vào thời gian sử dụng.
Nếu cả ngày đi làm ở công ty, chỉ dùng điều hòa ở nhà khi đi ngủ trong tầm 4-6 tiếng thì việc có hay không công nghệ Inverter cũng không quá quan trọng, trong khi có thể tiết kiệm chi phí mua điều hòa ngay từ đầu 3-4 triệu đồng, phù hợp với những gia đình eo hẹp về kinh tế", anh Tùng nói.
Điều hòa đã qua sử dụng hoặc hàng Nhật bãi cũng đa dạng phân khúc 5 triệu đồng.
Bàn về chất lượng của điều hòa giá rẻ, anh Trung Anh, thợ sửa điều hòa kinh nghiệm 15 năm ở Hà Nội cho biết, hầu hết các thiết bị đều có chế độ bảo hành từ nhà sản xuất, việc sửa chữa cũng như thay linh kiện sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn.
"Không nên nghĩ rằng của rẻ là của ôi, bởi có nhiều thương hiệu rất uy tín làm điều hòa. Họ chỉ tập trung vào nhu cầu làm mát, thay vì trang bị quá nhiều công nghệ trên thiết bị, điều này giúp sản phẩm có giá rẻ, dễ tiếp cận khách hàng mà thôi.
Còn người mua nên lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt và tìm đơn vị phân phối uy tín là ổn", anh Trung Anh tư vấn.
Chỉ cần một động tác nhỏ, thương lái "ăn không" cả triệu đồng/con lợn của dân Để việc mua bán trót lọt, những thương lái này thường đi thành đội từ 5-7 người và tỏ ra rất dễ tính, thoải mái sử dụng cân của chủ nhà nhằm "ăn không cả triệu đồng" của người chăn nuôi. Cách đây vài ngày, anh Hà Văn Điệp (trú tại xã Liên Vũ, huyện Liên Sơn, Hòa Bình) nuôi được 10 con...