Chuyên gia TQ: Hãy ngừng “mơ tưởng” cạnh tranh Mỹ-Trung kết thúc dưới thời ông Biden
Trung Quốc cần chấm dứt những “mơ tưởng” về mối quan hệ khởi sắc hơn với chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden và xác định rõ bản chất mối quan hệ với Mỹ là cạnh tranh, một chuyên gia hàng đầu về quan hệ đối ngoại, nói.
Quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden được dự báo sẽ còn căng thẳng hơn.
Yan Xuetong, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nói sẽ có một “nền hòa bình không dễ dàng” trong vài thập kỷ tới, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc Mỹ-Trung.
“Rất khó lường, không thể đoán trước vẫn sẽ là bản chất trong quan hệ Mỹ-Trung những năm tới”, ông Yan phát biểu tại diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh, diễn đàn quốc tế hàng đầu, thảo luận về lĩnh vực quốc phòng và an ninh. “ Thế giới chắc chắn sẽ ngày càng trở nên hỗn loạn hơn”.
Yan nói ông không lạc quan về chính sách với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden. Ông dự đoán Mỹ và Trung Quốc không chỉ cạnh tranh về lĩnh vực thương mại và còn lấn sang lĩnh vực chính trị, với quy mô và cường độ không hề giảm.
Chuyên gia Trung Quốc Yan Xuetong.
Video đang HOT
“Ông Biden sẽ áp dụng chính sách tiếp cận đa phương và áp lực đối với Trung Quốc chỉ càng tăng chứ không hề giảm”, ông Yan nói. “Khác với Tổng thống Donald Trump, ông Biden còn gây sức ép với Trung Quốc trong cả những vấn đề khác, như vấn đề nhân quyền”.
Ông Biden sẽ áp dụng biện pháp cứng rắn, đầu tư nhiều nguồn lực hơn và khiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, ông Yan dự đoán.
Ông Yan nói có một bộ phận ở Trung Quốc chưa hoàn toàn nhìn thẳng vào sự thật, rằng căng thẳng sẽ còn tiếp diễn mà vẫn hi vọng vào cơ hội hợp tác. “Họ tưởng rằng nếu không nghĩ Mỹ-Trung đang rơi vào trạng thái cạnh tranh thì cuộc cạnh tranh sẽ biến mất. Thực tế không phải như vậy”, ông Yan nói.
Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh tổ chức tọa đàm ngày 2.12.
Ông Yan cho rằng, Trung Quốc nên tìm kiếm tiếng nói chung với Mỹ, rằng cạnh tranh là yếu tố cốt lõi trong mối quan hệ song phương. Điều này giúp hai nước có nền tảng chung trong các cuộc đàm phán để ngăn căng thẳng leo thang thành xung đột.
“Khi không thể kiểm soát được sự cạnh tranh, hợp tác là vô nghĩa”, ông Yan nói.
Ông Yan cũng khẳng định cạnh tranh Mỹ-Trung khác với cạnh tranh giữa Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Trong quá khứ, Mỹ và Liên Xô đều dẫn đầu một liên minh riêng. Ngày nay, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Ông Yan nhắc đến việc các quốc gia thứ ba duy trì lập trường cân bằng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, chứ không nghiêng hẳn về một bên.
Ông Trump tiếp tục giáng đòn TQ
Đúng như nhiều chuyên gia đã dự đoán trước đó, trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đang nỗ lực trừng phạt Trung Quốc nhiều nhất có thể. Chính quyền mới của ông Biden sẽ không thể đảo ngược các chính sách của ông Trump với Trung Quốc trong "một sớm một chiều", Reuters nhận xét.
Nông dân sản xuất bông ở Tân Cương (ảnh: Reuters)
Hôm 2.12, Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) tuyên bố cấm nhập khẩu bông và các sản phẩm khác làm từ bông của Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) - một trong những công ty sản xuất bông lớn nhất Trung Quốc.
Lệnh cấm là nỗ lực mới nhất của chính quyền ông Trump nhằm kiềm chế Trung Quốc và củng cố di sản ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ Kenneth Cuccinelli cho biết, một lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ bông từ Tân Cương, Trung Quốc vào Mỹ đang được xem xét.
"Toàn bộ sản phẩm gắn nhãn Made in China đang được cảnh báo", ông Kenneth Cuccinelli tuyên bố.
Lệnh cấm mới nhất từ Mỹ cũng buộc các công ty may mặc lớn của thế giới loại bỏ bông của XPCC khỏi sản phẩm, nếu không muốn bị trừng phạt.
"Gần như tất cả công ty may mặc có hàng dệt từ bông ở Trung Quốc bị ảnh hưởng sau lệnh cấm của Mỹ", chủ một công ty may Trung Quốc nói.
Khoảng 85% sản phẩm có liên quan đến bông của Trung Quốc đều được sản xuất ở Tân Cương. Năm 2019, Mỹ nhập khẩu 50 tỷ USD hàng dệt may Trung Quốc.
Cùng với lệnh trừng phạt, Mỹ cũng tăng sức ép với Trung Quốc về vấn đề nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương.
Hồi tháng 6, ông Trump ký luật trừng phạt các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc "bắt giữ, ngược đãi" người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Mỹ cáo buộc Trung Quốc "đàn áp", đưa khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào "trại cải tạo" và "cưỡng bức" họ phải làm việc đến kiệt sức
Trung Quốc phủ nhận toàn bộ cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương của Mỹ.
Trung Quốc khẳng định không có thứ gọi là "trại cải tạo lao động ép buộc" ở Tân Cương và rằng những người Duy Ngô Nhĩ làm việc trong các "trung tâm đào tạo lao động" tại đây là hoàn toàn tự nguyện.
Giáo sư Trung Quốc cảnh báo thù địch Mỹ - Trung gia tăng Giáo sư về quan hệ quốc tế Yan Xuetong cho rằng thù địch Mỹ - Trung sẽ gia tăng trong thời gian tới và thế giới sẽ hỗn loạn hơn. "Khó lường và bất trắc sẽ vẫn là tính chất chủ đạo trong những năm tới. Thế giới chắc chắn sẽ trở lên hỗn loạn hơn", Giáo sư Yan Xuetong, Hiệu trưởng Học...