‘Ông Biden có thể là đe dọa lớn nhất với nền kinh tế Trung Quốc’
Cựu cố vấn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc David Li nhận định tổng thống tân cử Mỹ có thể tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc và nhắm vào một số lĩnh vực kinh tế đặc thù.
Nhiều chuyên gia dự đoán Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden sẽ “ ngoại giao ” và “mềm mỏng” hơn so với Tổng thống Donald Trump trong các vấn đề ngoại giao và thương mại . Do đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc có thể cải thiện sau quãng thời gian khủng hoảng trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng dù ai lên nắm quyền ở Nhà Trắng, chính sách cứng rắn của chính phủ Mỹ với Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Thậm chí, chính phủ của ông Biden có thể trở thành mối đe dọa lớn với nền kinh tế Trung Quốc .
CNBC dẫn lời chuyên gia Jim O’Neill – cựu kinh tế gia trưởng ngân hàng Goldman Sachs, hiện là chủ tịch tổ chức Chatham House (Anh) – nhận định: “Theo tôi, Trung Quốc sẽ e ngại chính quyền Tổng thống của ông Biden hơn là chính quyền Tổng thống Trump”.
Theo South China Morning Post , tại một diễn đàn của Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 28/11, ông David Li Daokui – giáo sư tại Đại học Thanh Hoa và là cựu cố vấn Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – nhận định có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Biden sẽ tiếp tục các chính sách có ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Trung Quốc .
Nhiều khả năng ông Biden sẽ tiếp tục các chính sách chống Trung Quốc của ông Trump. Ảnh: Getty Images .
Tiếp tục các biện pháp cứng rắn với Trung Quốc
Chuyên gia David Li cho rằng chính quyền ông Biden có thể sẽ áp các biện pháp trừng phạt nhằm vào những ngành công nghiệp đặc thù của Trung Quốc trong thời gian tới. Và đây sẽ là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới .
Bên cạnh đó, chuyên gia kinh tế Trung Quốc cũng cảnh báo các quan chức chính quyền Bắc Kinh rằng họ không nên loại trừ khả năng ông Trump sẽ quay trở lại chính trường Mỹ sau bốn năm nữa, vào kỳ bầu cử tổng thống năm 2024.
“Nếu phải đề cập đến những rủi ro mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong những năm tới, đáng lo ngại nhất sẽ là việc Tổng thống Biden ban hành chính sách một số ngành công nghiệp của Trung Quốc. Đó là một câu hỏi”, ông Li phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Vĩ mô Trung Quốc.
Theo ông Li, nội cuốn hồi ký mới được xuất bản của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cho thấy Đảng Dân chủ rất lo lắng về sức mạnh công nghệ đang lên của Trung Quốc.
“Đảng Dân chủ lo ngại Trung Quốc đang từng bước xói mòn lợi thế quân sự, công nghệ và tài chính của Mỹ. Đảng Dân chủ cũng nói về việc cần phải hạn chế sự phát triển của ngành công nghệ Trung Quốc để duy trì ưu thế của Mỹ”, ông Li nói.
Ông Biden từng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc. Ảnh: Reuters .
Ngoài ra, chuyên gia kinh tế Trung Quốc còn cảnh báo trong năm tới, một số công ty và ngành công nghiệp đặc biệt của nước này sẽ đối mặt nhiều thử thách. Làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng – bắt đầu từ thời ông Trump – sẽ tiếp diễn.
Mới đây, Foxconn – đối tác chính của Apple – công bố kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam. Foxconn sẽ đầu tư khoảng 270 triệu USD cho sự chuyển dịch này.
Trung Quốc đối mặt với nguy cơ không còn là công xưởng được ưa chuộng của thế giới . Những động thái từ các công ty toàn cầu trong thời gian qua báo hiệu đợt chuyển dịch với quy mô lớn và lâu dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bẫy thu nhập trung bình và nhiều mối bận tâm khác
Theo ông Li, Mỹ và Trung Quốc sẽ đối mặt thời kỳ chuyển tiếp khó khăn trong giai đoạn đầu của chính quyền mới. Mối quan hệ giữa hai bên xấu đi nhanh chóng kể từ khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017. Hai cường quốc kinh tế xung đột về mọi phương diện, từ thương mại , công nghệ cho đến vấn đề về biển Đông và quyền tự trị của đặc khu Hong Kong.
Ngoài những thách thức từ chính quyền ông Biden, ông Li cảnh báo Trung Quốc cần cân nhắc đến sự trở lại của ông Trump khi xây dựng kế hoạch 5 năm tiếp theo. Đồng thời, năm 2025 là thời điểm then chốt để Trung Quốc vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Theo Nikkei Asian Review , GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2011 và tăng gấp 10 lần kể từ năm 2000. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, với khoảng 400 triệu người, chỉ chiếm khoảng 30% dân số Trung Quốc.
Để so sánh, hơn 50% dân số Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu. Giá trị tiền tiết kiệm, tiền gửi và các tài sản khác của một hộ gia đình Trung Quốc vào khoảng 230.000 USD, chưa bằng 1/3 so với khoản tiết kiệm của những hộ gia đình ở Mỹ.
Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như bẫy thu nhập trung bình, đô thị hóa kém bền vững. Ảnh: Reuters .
Theo SCMP , Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu người từ 10.410 USD/người trong năm 2019 lên ít nhất 12.536 USD/người vào năm 2025, mức thu nhập cao theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tuy nhiên, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như thu nhập tăng chậm, đô thị hóa không bền vững và nợ xấu cao tại các chính quyền địa phương. Ông Li cho biết nhiều địa phương ở Trung Quốc sẽ không thể thực hiện cải cách lâu dài vì những vấn đề trước mắt.
Chi tiết kế hoạch 5 năm sẽ được chính phủ Trung Quốc coog bố vào tháng 3/2021. “Hy vọng cơ quan quản lý sẽ bình tĩnh phân tích tình hình hiện tại thay vì quay lại áp dụng các kịch bản cũ”, vị giáo sư bày tỏ.
Biden bắt tay hợp tác với Trung Quốc để xóa di sản của Trump?
Căng thẳng Trung-Mỹ đã leo thang đáng kể trong những năm gần khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại gay gắt và ông Biden đang đối mặt với việc xử lý mối quan hệ này sau khi nhậm chức.
Tổng thống Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc có các hành vi thương mại không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ. Trong khi ở Trung Quốc, Bắc Kinh cho rằng Mỹ xem nước này là một mối đe dọa và do đó, cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy như một siêu cường kinh tế toàn cầu của họ.
Các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc chiến thương mại giữa 2 nước đã và đang diễn ra nhưng đã được chứng minh là rất khó khăn. Chính sách thuế quan của ông Trump nhằm khuyến khích người tiêu dùng Mỹ mua hàng sản xuất trong nước bằng cách khiến các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trở nên đắt hơn nhiều.
Chính quyền Trump đã nhiều lần tăng thuế đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc và Bắc Kinh đã đáp trả tương tự.
Theo thỏa thuận "Giai đoạn một" được ký kết vào tháng 1 năm nay giữa 2 nước, Trung Quốc hứa sẽ tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ lên hơn 200 tỷ USD so với mức năm 2017 đồng thời củng cố các quy tắc sở hữu trí tuệ.
Mỹ đã đồng ý giảm một nửa một số mức thuế quan mới được áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.
Trong khi nhiều người ủng hộ Trump đang hy vọng vào việc chính quyền tương lai của ông Biden tiếp tục chính sách chống Trung Quốc của Tổng thống đương nhiệm, một chuyên gia hiện tuyên bố Joe Biden sẽ tìm cách "hợp tác với Trung Quốc" để xóa bỏ di sản "chiến tranh thương mại" của Trump với nước này.
Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học London Metropolitan, Tiến sĩ Andrew Moran nói với Express.co.uk rằng ông Biden "đã nói rõ rằng ông ủng hộ cách tiếp cận đa phương để giải quyết các vấn đề chính sách đối ngoại lớn mà Mỹ phải đối mặt".
"Ông Biden sắp bước vào một mối quan hệ mới với Trung Quốc, khác với mối quan hệ mà ông ấy từng chứng kiến khi rời khỏi cương vị Phó Tổng thống 4 năm trước. Ông ấy có thể tìm cách hợp tác với Trung Quốc khi có lợi ích chung, đặc biệt là liên quan đến biến đổi khí hậu và có thể là chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ít nhất, ông Biden sẽ đưa ra một cách tiếp cận ổn định hơn, thay vì chính sách thất thường của Tổng thống Trump", ông Moran nói.
Ngoài đại dịch và nền kinh tế suy yếu, Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là thừa hưởng từ Trump một mối quan hệ thương mại khó xử lý với Trung Quốc. Khi nắm quyền, ông Biden sẽ phải đưa ra các quyết định khó khăn, bao gồm có duy trì thuế quan với hàng hóa nhập khẩu trị giá 360 tỷ USD của Trung Quốc, vốn đã làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ hay không. Có nên nới lỏng các khoản thuế đó để đổi lấy nhượng bộ về các vấn đề kinh tế hay các mặt khác như biến đổi khí hậu hay không.
Bản thân ông Biden và các cố vấn của mình từng lên tiếng nói rằng họ coi nhiều biện pháp đối phó Trung Quốc của ông Trump là vụng về, tốn kém và không chiến lược. Họ nói rằng muốn thực hiện cách tiếp cận thông minh hơn, bằng cách hợp tác với Trung Quốc về một số vấn đề như sự nóng lên toàn cầu và đại dịch, trong khi cạnh tranh với họ về vị trí lãnh đạo công nghệ và đối đầu về thương mại không công bằng.
Những “nước cờ” của ông Trump trong 50 ngày cuối tại Nhà Trắng Chỉ còn hơn 50 ngày nữa, có thể ông Trump sẽ phải rời Nhà Trắng khi kết thúc nhiệm kỳ của mình sau khi cuộc bầu cử tổng thống ghi nhận chiến thắng nghiêng về ông Joe Biden. Những nỗ lực cuối cùng Theo The Hill, Tổng thống Trump có khả năng sẽ ký một số sắc lệnh hành pháp trong những tuần...