Chuyên gia tâm lý Steven Nguyễn: “Đừng nói học online gây trầm cảm”
Chuyên gia tâm lý Steven Nguyễn (Tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, Đại học Jacobs Bremen – Đức) người đã tiếp nhận điều trị cho khoảng 1000 ca bệnh trầm cảm trong mùa dịch sẽ giải đáp câu hỏi trên.
Liệu học hình thức học online toàn phần kéo dài có phải là “hung thủ” chính gây nên căn bệnh trầm cảm của không ít người trẻ trong bối cảnh đại dịch?
Phóng viên Dân trí có cuộc trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý Steven Nguyễn (Tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học, Đại học Jacobs Bremen (Đức) – người đã tiếp nhận điều trị cho khoảng 1000 ca bệnh nhân trẻ ở Việt Nam và nước ngoài rơi vào tình trạng tiền trầm cảm trong mùa dịch để rõ hơn về vấn đề này.
Mùa dịch, nhiều bạn trẻ gặp áp lực vì học online liên tục kéo dài (Ảnh: Westnews magazine).
Nói học online gây ra trầm cảm chưa chính xác lắm
Được biết, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay anh đã tiếp rất nhiều trường hợp bạn trẻ bị trầm cảm. Nguyên nhân chính của các ca gặp vấn đề tâm lý này có phải do học online kéo dài?
- Trong thời điểm mùa dịch từ năm ngoái đến nay, mình tiếp nhận trên dưới 1000 ca các bạn trẻ rơi vào trong tình trạng tiền trầm cảm (giai đoạn đầu của trầm cảm). Những bạn có biểu hiện bệnh nặng thường liên quan đồng thời trực tiếp đến vấn đề học online và môi trường xã hội mùa dịch Covid-19.
Vấn đề học online và giãn cách xã hội mùa dịch Covid-19 thường đi kèm, đi chung với, chúng có sự tác động qua lại với nhau (cả về học online và về môi trường sống bí bách trong mùa dịch) chứ không phải một yếu tố riêng biệt nào đó nó sẽ tác động gây nên bệnh trầm cảm.
Ví dụ các trường hợp mình tiếp nhận đều do nguyên nhân tác động qua lại từ môi trường đến việc học online. Không có một yếu tố riêng biệt là chỉ vì nguyên học online mà bạn trẻ xảy ra tình trạng trầm cảm, mà nó kèm theo đó là cả yếu tố môi trường và xã hội. Cụ thể là, tình trạng phải cách ly và giãn cách xã hội khiến các bạn không được đi ra ngoài, không được tiếp xúc với mọi người – đó là việc thay đổi môi trường sống.
Nếu nói vấn đề học online gây trầm cảm hay không thì 90% sẽ không gây trầm cảm. Tuy nhiên, yếu tố thay đổi môi trường sống (giãn cách xã hội) kèm theo học online (nguyên nhân điểm cộng) sẽ làm gia tăng trầm cảm ở bạn trẻ trong giai đoạn dịch bệnh hiện tại.
Việc thay đổi môi trường sống đột ngột khiến nhiều bạn trẻ không kịp thích nghi (Ảnh: Facultyfocus).
Như anh vừa có đề cập thì 90% việc học online sẽ không gây trầm cảm… Nhưng nhiều ý kiến chuyên gia, nhà giáo đều đề cập chung rằng học sinh bị trầm cảm vì áp lực học online trong mùa Covid-19. Liệu nhận định và con số phía trên có cơ sở khoa học nào không?
- Nếu chúng ta nói rằng học online là nguyên nhân gây ra trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần của bạn trẻ thời điểm hiện tại thì chưa chính xác lắm.
Bởi vì việc học online đã xuất hiện từ rất lâu rồi chứ không phải đến thời điểm đại dịch này nó mới xuất hiện. Tuy nhiên, thời điểm trước là học online một phần (nghĩa là các bạn vẫn được đi ra ngoài xã hội để vui chơi, làm thêm… vẫn được tiếp xúc, giao lưu xã hội một cách bình thường). Cho nên, nói việc học online gây ra trầm cảm ở thanh thiếu niên thì chưa được hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, các bạn sinh viên, các bạn học sinh, sinh viên đang học online toàn phần (nghĩa là 100% chương trình học online) cộng thêm bối cảnh giãn cách xã hội (các bạn cũng không được đi ra ngoài, không được giao lưu, tiếp xúc với cái xã hội bên ngoài mà suốt ngày ở trong phòng) thì việc họp online đó mới tác động lên các bạn gây đến trầm cảm. Các triệu chứng bạn trẻ thường gặp là rối loạn âu lo, lo lắng, stress, căng thẳng.
Học online gây trầm cảm, chuyên gia tâm lý nói gì?
Bệnh trầm cảm thường rơi vào những bạn “mù” phương hướng
Như vậy nếu chúng ta nói rằng “học trực tuyến kéo dài có thể khiến học sinh gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần” thì có hợp lý không? Nghĩa là trước đây cũng học trực tuyến nhưng không kéo dài còn bây giờ lại kéo dài…
- Để nói nó chính xác hoàn toàn 100% thì chưa phải nhưng cũng đúng đến 90%. Học trực tuyến kéo dài và học trực tuyến toàn phần kéo dài, cộng thêm việc không được ra ngoài hay tiếp xúc giao lưu là những nguyên nhân chính gây nên ảnh hưởng tâm lý dẫn tới bệnh trầm cảm ở giới trẻ.
Còn nếu các bạn học online toàn phần nhưng các bạn vẫn được ra ngoài, vẫn được tiếp xúc một cách bình thường thì tỉ lệ stress, căng thẳng và trầm cảm chắc chắn sẽ giảm xuống chứ không gia tăng mạnh mẽ. Hai yếu tố học online và giãn cách xã hội mới dẫn đến sự gia tăng bùng nổ của trầm cảm ở người trẻ.
Đồng ý rằng hai yếu tố kết hợp có khả năng gây nên trầm cảm nhưng rõ ràng, không phải ai và không phải bạn trẻ nào học trực tuyến kéo dài trong bối cảnh giãn cách xã hội này cũng bị trầm cảm. Anh có thể phân tích rõ hơn?
- Có những trường hợp không rơi vào tình trạng trầm cảm bởi vì tại sao? Thứ nhất, sự thích nghi môi trường sống của bạn ấy tốt; các bạn luôn biết bản thân cần gì, muốn gì, có kế hoạch sống khoa học để phấn đấu đạt mục tiêu thì việc rơi vào trầm cảm bế tắc sẽ ít hơn so với các bạn bị “mù” phương hướng.
Tại sao mình lại nói đến các bạn bị mù phương hướng? Bởi vì sự thích nghi môi trường sống của các bạn này kém hơn các bạn khác. Các bạn mắc trầm cảm do đại dịch là bởi từ một môi trường mở (được giao lưu, tiếp xúc) đột ngột các bạn bị đẩy vào một môi trường không mong muốn (môi trường kín – khó giao lưu, khó tiếp xúc hơn). Việc thay đổi môi trường sống khiến một bộ phận bạn trẻ chưa thích nghi được hoàn toàn cho nên sinh ra triệu chứng stress, căng thẳng, mất phương hướng.
Các bạn không biết mình phải làm gì, làm như thế nào… Lúc này, cái bản năng sinh tồn tối thiểu của một con người được trỗi dậy trong cá thể mỗi người. Nghĩa là các bạn sẽ bắt đầu làm theo bản năng những gì bản thân cảm thấy đúng…
Các bạn sẽ bị phi thời gian hóa (nghĩa là làm một việc vô bổ một cách bừa bãi), ví dụ như ngủ nghỉ một cách mất khoa học, lúc nào buồn ngủ sẽ ngủ, khi nào muốn dậy sẽ dậy, ăn uống cũng thất thường không có giờ giấc.
Nhiều bạn còn “chìm đắm” trong mạng xã hội, có trường hợp dành đến 12 tiếng để sử dụng mạng xã hội. Mùa dịch phải tự nhốt mình trong phòng, có bạn trẻ tự chìm đắm trong cái tôi cá nhân riêng, làm mọi thứ trên mạng rồi dần dần chìm đắm vào thế giới ảo. Giờ giấc sinh hoạt thay đổi, đồng hồ sinh học thay đổi và hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng thay đổi theo. Dần dần, các bạn thu mình lại, ngại giao tiếp với xã hội (kể cả giao tiếp với người thân, bạn bè) từ đó dẫn đến trầm cảm.
Những biểu hiện trầm cảm sớm cần được phát hiện kịp thời
Vậy bạn trẻ mắc chứng trầm cảm trong mùa dịch sẽ có biểu hiện cụ thể thế nào và có thể phát hiện sớm hay không?
- Việc cá thể, cá nhân người bệnh phát hiện chính mình bị trầm cảm rất là khó. Thông thường, các bạn bị trầm cảm sẽ không nhận biết được mình đang bị trầm cảm ở giai đoạn đầu. Thường chỉ người nhà phát hiện ra được con mình có dấu hiệu thay đổi.
Đặc biệt, trầm cảm hay rối loạn âu lo hay stress cũng có những biểu hiện khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên cái nhìn ra những cái dấu hiệu thay đổi đó một cách chính xác thì bạn trẻ nên gặp chuyên gia tâm lý, để làm “bài test” tâm lý hoặc đến các bệnh viện chuyên khoa thần kinh, chụp điện não đồ để chuẩn đoán có bị trầm cảm hay không.
Tuy nhiên, các bệnh tâm lý sẽ có những biểu hiện chung như sau:
Thứ nhất, giờ giấc sinh hoạt ngủ nghỉ bị thay đổi.
Thứ hai, việc ăn uống hàng ngày thay đổi. Chẳng hạn, ngày thường ăn 1-2 bát cơm nhưng trong 1-2 tuần gần đây lại không muốn ăn, nhìn thấy cơm là chán ngán chỉ muốn lên giường nằm nghỉ và sử dụng điện thoại.
Thứ ba, cảm xúc thay đổi rõ ràng. Các phụ huynh có thể thấy con dễ nổi nóng, cáu giận và khép kín bản thân. Ngày thường vui vẻ hòa đồng nói chuyện nay lại ít nói, nhốt mình trong phòng nhiều hơn. Thậm chí, chỉ cần bạn trẻ vận động mạnh (chạy từ tầng 1 lên tầng 3) sẽ bị toát mồ hôi lạnh, bủn rủn chân tay.
Chuyên gia tâm lý Steven Nguyễn.
Những căn bệnh về tâm lý như thế này thì có khả năng chữa lành trong vòng bao?
- Các bệnh tâm lý như vậy không thể nào nói trước được rằng một hay 2 tháng các bạn ấy sẽ phục hồi hoàn toàn và có thể quay trở lại với cuộc sống. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố. Cụ thể: tình trạng bệnh của các bạn đó là nặng hay nhẹ (giai đoạn 1 hay giai đoạn 2 hay giai đoạn 3); do bản thân các bạn đấy có nỗ lực trong cái quá trình trị liệu và gia đình có kết hợp cùng chuyên gia để hỗ trợ trị bệnh hay không?
Có bạn sẽ khỏi trong 1-2 tuần, có bạn thì 1-2 tháng, thậm chí có bạn phải tốn 1-2 năm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Ở một số quốc gia trên thế giới, còn xảy ra cái tình trạng học sinh tự tử do trầm cảm vì thiếu các cái hoạt động giao tiếp trong mùa dịch. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, liệu những phụ huynh gần con cái mình nhất sẽ có thể giúp bạn trẻ phòng bệnh như thế nào?
- “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hoàn toàn chính xác và hợp lý bởi vì khi phát hiện ra bệnh trầm cảm thì nhiều bạn đã bước vào giai đoạn 3 rồi. Lúc này, rất khó để bạn trẻ có thể khỏi bệnh hoàn toàn 100%.
Các bậc phụ huynh phải xây dựng cho con một không gian riêng và một thời khóa biểu khoa học. Đặc biệt, bố mẹ phải giao lưu tiếp xúc về các con nhiều hơn. Hãy coi con của mình như là những người bạn. Hãy tâm sự với con mình nhiều hơn để con mình có thể mở lòng tâm sự cùng với bố mẹ những áp lực khó nói. Với các bé mà 9-10h tối vẫn thấy con sử dụng thiết bị điện tử, bố mẹ phải nhắc con đi ngủ.
Đối với các bạn trẻ (chẳng hạn sinh viên xa gia đình) đã được bố mẹ “nới lòng” sự kiểm soát, chăm sóc có thể xây dựng thời khóa biểu, mục tiêu ngắn hạn. Chẳng hạn sáng 6h30 tập thể dục, 7h ăn sáng, 8-10h học. Khi học 30 phút thì nghỉ 5 phút và thả lòng cơ thể. Buổi trưa ngủ dậy có thể tự lau dọn phòng tạo không gian thoải mái.
Đặc biệt, bạn trẻ hãy tránh cám dỗ mạng xã hội, lao vào thế giới ảo bỏ đi chính mình trong thời điểm giãn cách. Các hoạt động kết nối tương tác với gia đình, bạn bè nên được duy trì. Bạn cũng có thể tập ngồi thiền, tập hít thở sâu để luôn giữ tinh thần lành mạnh tránh xa trầm cảm.
Cám ơn anh vì cuộc trò chuyện!
Trao đổi với phóng viên Dân trí , Tô Minh Nghị (sinh năm 1999) – sinh viên năm 5 chuyên ngành Thiết kế nội thiết – Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, một bệnh nhân trầm cảm đang gần bình phục hoàn toàn cho biết: “Bình thường áp lực về chuyện gia đình hay học tập em có thể vượt qua được nhưng trong mùa giãn cách xã hội, em như bị dồn vào đường cùng.
Em thường xuyên bị choáng, mặt mày xám xịt, đổ mồ hôi tay chân, luôn lo lắng suy nghĩ không kiểm soát được. Có thời gian em tự cô lập, không nói chuyện với gia đình, bạn bè. Em phải bảo lưu một kỳ học để nghỉ ngơi.
Tô Minh Nghị.
Ở nhà, em gặp áp lực bức bối từ mâu thuẫn không thể giải tỏa với cha dượng, không nói chuyện được với mọi người trong nhà, em học online khoảng một tháng thì cảm giác không thể học nổi nữa. Khi học online cảm giác càng nặng nề, có những lúc muốn ngất tại chỗ. Thậm chí có lúc em đã nghĩ đến việc tự vẫn… Em đi khám ở Bệnh viện Y Dược được kết luận bị trầm cảm.
Chìa khóa vượt bệnh trầm cảm của em là mỗi ngày đều viết ra những điều bức bối vào cuốn nhật ký giải tỏa, tập thể dục để thoát mồ hồi ra ngoài, ăn uống điều độ, ép mình đi ngủ đúng giờ, bớt sử dụng mạng xã hội, tuân thủ đúng phác đồ trị liệu của chuyên gia tâm lý và tập suy nghĩ tích cực, tìm mục tiêu, tìm hiểu nhiều điều mới để mang lại cho mình niềm vui, động lực sống.
Chuyên gia kiến nghị: Hà Nội có thể cho học sinh trở lại trường 'sớm nhất có thể'
Đây là vấn đề đang được hàng triệu phụ huynh Hà Nội quan tâm, chờ đợi.
Thí sinh làm thủ tục thi THPT quốc gia 2021 - Ảnh: MAI THƯƠNG
Trong ngày 27-9, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục dạy và học trực tuyến. Giới chuyên gia cho rằng Hà Nội cần xem xét tình hình dịch bệnh để sớm có phương án cho học sinh quay trở lại trường học trong thời gian tới.
Điều kiện nào để học sinh quay trở lại trường?
Sáng 29-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng - cho biết các địa phương cần xem xét cụ thể tình hình dịch bệnh, nếu đã ổn định và nguy cơ thấp thì nên cho học sinh quay trở lại trường.
"Việc học sinh phải học trực tuyến, không được đến trường không chỉ ảnh hưởng đến kiến thức mà còn ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của các em. Nguyên nhân là học online thì có gia đình còn chưa có mạng, máy tính... Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy cô với học trò, giữa học sinh với nhau cũng rất ít, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập", ông Phu nói.
Ngoài ra, ông Phu còn lo ngại việc học online sẽ ảnh hưởng lớn đến các em học sinh đầu cấp, đặc biệt là các em vừa vào lớp 1 - thời điểm các em cần hướng dẫn tỉ mỉ và kèm cặp từ thầy cô.
"Các địa phương cần đánh giá kỹ nguy cơ, nhà trường phải xây dựng các phương án an toàn khi cho học sinh quay trở lại trường. Ví dụ như trường học an toàn, lớp học an toàn, trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, học sinh và đặc biệt là trách nhiệm của người nhà trong phòng chống dịch bệnh", ông Phu cho hay.
Ông Phu lưu ý trong trường hợp cho học sinh quay trở lại, các trường học cần áp dụng các biện pháp phòng dịch trong nhà trường một cách kỹ lưỡng như Bộ Y tế đã quy định, đặc biệt là khai báo y tế.
"Ví dụ trong gia đình hoặc học sinh có biểu hiện sốt, phải cho các em nghỉ và kịp thời khai báo y tế cũng như báo cáo lên nhà trường. Sau đó sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngay cho các em để đánh giá nguy cơ", PGS.TS Trần Đắc Phu nói thêm.
Ông nói: "Trong trường hợp không may có ca bệnh trong trường học thì cũng phải có những biện pháp chống dịch cụ thể. Học sinh, cán bộ, giáo viên nếu được trở lại trường học trong thời điểm này cũng nên hạn chế giao lưu giữa các lớp với nhau, nên tổ chức hoạt động theo từng lớp để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, nếu xảy ra dịch thì cũng chỉ gói gọn trong một lớp, sẽ dễ xử lý và giải quyết hơn".
'Hà Nội có thể cho học sinh quay trở lại trường'
Theo ông Phu, trước tình hình dịch COVID-19 hiện tại, TP Hà Nội nên xem xét cho học sinh quay trở lại trường sau khi xây dựng xong các phương án an toàn, trừ những khu vực đang phải phong tỏa, cách ly vì đang liên quan tới những ổ dịch.
"Tình hình COVID-19 ở Hà Nội đã bắt đầu ổn định, TP nên cho học sinh quay trở lại trường học. Tuy nhiên cần xem xét kỹ các điều kiện mà tôi nêu trên, tôi được biết hiện nay TP cũng đã xây dựng rất nhiều tiêu chí để chuẩn bị cho việc đón học sinh quay trở lại trường', ông Phu nói.
Phải rất thận trọng
Sáng 29-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trương Quang Việt - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội - cho biết hiện nay TP vẫn đang tiến hành đánh giá nguy cơ theo vùng, theo đối tượng. Việc học sinh Hà Nội quay trở lại trường học nguy cơ bùng dịch không cao, tuy nhiên vì các em chưa được tiêm vắc xin nên cũng phải cân nhắc kỹ.
"Hiện nay không thể khẳng định hết được các F0 trong cộng đồng, thi thoảng vẫn xuất hiện các ca bệnh mới. Ngoài ra, việc học sinh quay lại trường học, vấn đề đảm bảo giãn cách cho các cháu rất khó, tuy nhiên vẫn phải ưu tiên cho các em học sinh cuối cấp", ông Việt nói.
Ông Việt nói: "Khoảng 2 tuần nữa, chúng tôi sẽ đánh giá lại nguy cơ, nếu với đà giảm này thì sẽ tổ chức cho các cháu đi học lại, ưu tiên các lớp cuối cấp. TP vẫn đang ở mức nguy cơ, lo ngại nhất là dịch xâm nhập từ ngoài vào, vì vậy phải rất thận trọng".
Lệch chuẩn trong môi trường giáo dục 4.0: Báo động xuống cấp văn hóa học đường Một số sự việc vừa xảy ra trong các lớp học trực tuyến, phần nào cho thấy sự xuống cấp, lệch chuẩn về đạo đức của một số bộ phận thầy cô và học sinh trong môi trường giáo dục 4.0. Lệch chuẩn trong môi trường giáo dục 4.0 gây bức xúc cho học sinh, nhà trường và dư luận xã hội. Ảnh...