Chuyên gia Nga dự báo tương lai kết thúc đại dịch Covid-19
Nhà nghiên cứu Nga đã đưa ra dự đoán về làn sóng Omicron cũng như tương lai đại dịch Covid-19.
Người dân đeo khẩu trang giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát tại Đức (Ảnh: AP).
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya-24 hôm 25/1, nhà nghiên cứu Anatoly Altstein tại Trung tâm nghiên cứu Gamaleya (Nga) nói rằng, các đột biến của virus SARS-CoV-2 chắc chắn sẽ tăng lên, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của chúng sẽ bắt đầu suy yếu dần.
“Đó là bản chất của virus – chúng đã xuất hiện và sẽ tiếp tục xuất hiện. Tuy nhiên, các biến chủng nguy hiểm hơn khó có thể xuất hiện. Và ở một mức độ nào đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ quyết định rằng đại dịch đang kết thúc”, ông Altstein cho biết.
Chuyên gia Altstein cũng tin rằng số ca nhiễm biến chủng Omicron sẽ giảm trong vòng 2-3 tuần.
Biến chủng Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào tháng 11 năm ngoái và hiện đã lan ra hơn 150 quốc gia trên thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Omicron dường như gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn với những người đã tiêm chủng. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng, Covid-19 bắt đầu chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu có thể kiểm soát được như bệnh cúm mùa mà không gây ra mối đe dọa hay làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
Kể từ khi Omicron lần đầu tiên được phát hiện, 80 triệu ca nhiễm mới đã được ghi nhận – nhiều hơn toàn bộ số ca trong năm 2020. Đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 5,5 triệu người thiệt mạng kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 và số ca nhiễm đã tăng lên mức kỷ lục do biến chủng Omicron mới.
Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu Hans Kluge ngày 23/1 nói rằng biến chủng Omicron đang đưa đại dịch Covid-19 tại châu Âu chuyển sang giai đoạn mới và có thể sắp đi đến hồi kết tại khu vực này. Theo ông Kluge, khi làn sóng Omicron ở châu Âu lắng xuống, “trong vài tuần hoặc vài tháng sẽ có miễn dịch tổng thể nhờ tiêm chủng vaccine hoặc do từng mắc Covid-19, và một phần do dịch hạ nhiệt theo mùa”.
Giám đốc Viện Dị ứng Quốc gia Mỹ, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci cũng có nhận định tương tự, cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ hạ nhiệt thay vì bùng phát mạnh hơn ở nhiều khu vực của Mỹ. Trong khi đó, tại châu Phi, WHO cho biết, số ca Covid-19 cũng đã giảm mạnh, số ca tử vong giảm lần đầu tiên kể từ khi làn sóng Omicron đạt đỉnh.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 24/1 tuyên bố “chúng ta có thể chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do Covid-19 và chúng ta có thể làm điều đó trong năm nay”. Theo ông Tedros, để đạt được kịch bản này, các quốc gia cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19 và thuốc điều trị, đồng thời theo dõi virus và các biến chủng mới và duy trì các biện pháp hạn chế.
Trong nhiều tháng qua, WHO đã kêu gọi các quốc gia hành động nhiều hơn nữa để đẩy nhanh việc phân phối vaccine ở các nước nghèo hơn, kêu gọi tất cả quốc gia tiêm vaccine cho ít nhất 70% dân số vào giữa năm nay. Ông Tedros cho biết, một nửa trong số 194 quốc gia thành viên của WHO không đạt mục tiêu tiêm vaccine cho 40% dân số vào cuối năm 2021 và 85% người dân ở châu Phi vẫn chưa được tiêm mũi vaccine nào.
Trung Quốc điều tra người trèo rào trốn xét nghiệm
Giới chức Thành Đô mở cuộc điều tra sau khi xuất hiện video nhiều người dân tìm cách trốn khỏi khu vực bị phong tỏa để né xét nghiệm nCoV.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc hôm nay cho thấy nhiều người vượt qua hàng rào và các bụi cây rậm, nhằm tìm cách rời khuôn viên tòa nhà Trung tâm Toàn cầu Thế kỷ Mới ở thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tránh đợt xét nghiệm nCoV bắt buộc tại đây.
Trung tâm Toàn cầu Thế kỷ Mới bị phong tỏa trước đó để tiến hành xét nghiệm nCoV diện rộng do một ca nghi nhiễm từng đến đây. "Chúng tôi đang xác thực thông tin và chưa bắt ai", một sĩ quan cảnh sát nói với truyền thông địa phương.
Người dân tìm cách rời khu vực phong tỏa ở Thành Đô trong video được đăng hôm 8/11. Video: Sina.
Trung Quốc đầu năm ngoái thông qua biện pháp trừng phạt những người vi phạm lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 và phát tán tin giả, với mức án cao nhất lên tới 7 năm tù.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay ghi nhận thêm 65 ca nCoV lây nhiễm trong cộng đồng, tăng nhẹ so với hôm qua, trong bối cảnh đợt dịch mới đang bùng phát trở lại. Chuỗi lây nhiễm từ phía bắc đã lan tới 44 thành phố ở 20 tỉnh, với hơn 1.200 ca nhiễm đang được điều trị. Đây là đợt dịch lan rộng nhất ở Trung Quốc sau Vũ Hán, với phần lớn ca nhiễm tập trung ở các tỉnh phía bắc gồm Hắc Long Giang, Nội Mông và Cam Túc.
Trung Quốc là nước hiếm hoi trên thế giới còn duy trì chiến lược "không Covid", nghĩa là đặt mục tiêu đưa số ca nhiễm về 0. Dù số ca nhiễm nCoV mỗi ngày thấp hơn nhiều so với hầu hết quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn triển khai nhiều biện pháp chống dịch quyết liệt, trong bối cảnh Thế vận hội Mùa đông sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng hai năm sau.
Giới chức thành phố Thượng Hải tuần trước phong tỏa công viên Disneyland và xét nghiệm hàng chục nghìn người trong đêm, do phát hiện một ca nhiễm nCoV đến đây trước đó một ngày.
Tuy nhiên, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch có thể được nới lỏng khi 85% dân số được tiêm chủng, dự kiến vào đầu năm 2022.
Mỹ tiêm vắc xin cho 8 rái cá biển sau khi 5 sư tử bị nhiễm Covid-19 Một thủy cung ở bang California, Mỹ đã tiêm vắc xin Covid-19 cho 8 con rái cá biển kể từ tháng 8, sau khi 5 con sư tử bị nhiễm Covid-19. Một con rái cá tại Thủy cung Vịnh Monterey (Ảnh: Bay Area News). "Có nhiều bằng chứng cho thấy các động vật này gồm chồn sương, chồn hương, rái cá biển rất...