Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc giúp da nâng cao khả năng đề kháng để bảo vệ cơ thể tốt hơn khỏi các mầm bệnh
Theo bác sĩ, việc tăng cường hàng rào bảo vệ của cơ thể là vấn đề rất được quan tâm.
TS.BS. Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, các bệnh lý viêm nhiễm ở phổi thường do các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua niêm mạc của đường hô hấp khi người bệnh hít phải các tác nhân này.
Bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 xâm nhập qua đường hô hấp. Vì thế nhiều thông tin hướng dẫn bảo vệ tốt đường hô hấp cũng như tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể nhằm bảo vệ phổi được đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, một “cửa ngõ” có thể là đường vào của nhiều loại vi khuẩn gây viêm phổi mà ít người để ý đó là da. Trên thực tế đã có không ít người bệnh viêm phổi nặng bị tử vong do không được điều trị sớm các nguyên nhân xuất phát từ những tổn thương trên da.
TS BS. Nguyễn Như Vinh.
Có rất nhiều loại vi sinh vật ký sinh ở da của người bình thường trong đó có những loại vi khuẩn có thể rất nguy hiểm đến tính mạng như vi khuẩn tụ cầu (tên tiếng Anh là Staphylococcus aureus).
Nếu vi khuẩn này xâm nhập được vào máu và di chuyển đến phổi thì nó có thể gây ra bệnh viêm phổi với tỉ lệ tử vong lên đến 30%.
Tuy nhiên, điều may mắn là vi khuẩn này hầu như không gây hại trong da nếu như chúng ta có có làn da khỏe mạnh.
3 cơ chế giúp da có khả năng đề kháng tốt
Sở dĩ vi khuẩn không gây bệnh được vì da có khả năng đề kháng rất tốt (còn được gọi là Đề kháng da). Đề kháng da tốt hay không thông qua 3 cơ chế quan trọng về vật lý, hóa học và sinh học:
Về mặt vật lý, lớp biểu bì ở ngoài cùng của da có tính “sừng” tương đối vững chắc, không những ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại mầm bệnh mà còn có khả năng chống lại các chất tiết (enzyme) có khả năng phá huỷ mô để mở đường tấn công của nhiều vi khuẩn. Lớp này còn có một cơ chế bảo vệ khác là tự bong tróc theo chu kỳ, giúp loại bỏ các mầm bệnh xâm nhập, không để chúng có thời gian sinh sản.
Về mặt hoá học, các tế bào ở da tiết ra nhiều chất nhờn có tính a-xít. Những chất nhờn này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như hoá giải các men gây hại của vi khuẩn.
Về mặt sinh học, da có một hệ sinh thái gồm nhiều loại vi khuẩn, virus và vi nấm ức chế lẫn nhau không cho một loại nào được phát triển quá mức.
Bên cạnh đó, da có số lượng tế bào miễn dịch khổng lồ, đó là gần 20 tỉ tế bào lympho T – một loại tế bào miễn dịch hàng đầu của cơ thể, cao gấp đôi số tế bào lympho T trong máu.
Với 3 cơ chế bảo vệ như vậy, nếu làn da khoẻ mạnh thì khả năng vi khuẩn tụ cầu gây bệnh là rất thấp. Tuy nhiên, nếu 3 cơ chế bảo vệ này bị suy yếu thì tụ cầu rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây ra viêm phổi.
Ảnh chụp X-quang bệnh nhân bị viêm phổi rất nặng do tụ cầu.
Các nguyên nhân có thể gây suy yếu cơ chế bảo vệ của da bao gồm:
- Không tắm rửa để loại bỏ các lớp da chết.
- Không chăm sóc kỹ các vết thương da làm mất hàng rào vật lý.
- Để da thiếu nước, không đủ các chất tiết để diệt khuẩn về mặt hoá học.
- Không bổ sung đủ vi chất để các tế bào miễn dịch hoạt động về mặt sinh học…
Do đó, để tránh được viêm phổi do tụ cầu thì chúng ta cần tạo điều kiện để tất cả các cơ chế bảo vệ đều hoạt động hiệu quả.
Ngoài việc tăng cường sức đề kháng toàn cơ thể bằng cách luyện tập thể thao, uống đủ nước, duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các vitamin và các nguyên tố vi lượng… thì việc chăm sóc da đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao khả năng đề kháng của da.
Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh trên da do nhiễm tụ cầu (như nhọt, viêm tấy da, viêm nang lông, viêm quanh móng…) mà còn tránh được một số bệnh nội tạng trong đó có viêm phổi.
Ngoài ra, đề kháng da khỏe còn giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn khỏi các virus, vi khuẩn gây bệnh, nhất là trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn nguy hiểm như hiện nay.
Độc tính của Covid-19 (nCoV) không mạnh hơn SARS-CoV
TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM đã khẳng định: "Độc tính của Covid-19 không mạnh hơn SARS-CoV".
Độc tính của Covid-19 không mạnh hơn SARS-CoV
Theo TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, virus Covid-19 (nCoV) có độc tính không cao hơn những loại virus corona từng xuất hiện trước đó.
Cụ thể, corona là một loại virus và có nhiều chủng khác nhau. Các chủng virus này đa phần đều gây bệnh và lây truyền ở động vật, trong đó có một số ít loại có thể lây sang cho con người.
Từ năm 1960, y học đã bắt đầu phát hiện ra một số chủng coronavirus có thể lây nhiễm qua người nhưng đều rất nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.
Cho đến năm 2002, một chủng mới của coronavirus xuất hiện, gây ra chứng bệnh hô hấp ở con người, có tỷ lệ tử vong cao và gây nên đại dịch SARS.
Năm 2012, coronavirus tiếp tục xuất hiện thêm chủng mới được gọi là MERS-CoV, gây ra bệnh hô hấp cấp ở con người xuất phát từ Trung Đông.
Đến hiện tại, lại xuất hiện thêm 1 loại virus corona mới được gọi là nCoV hay mới đây được đặt tên chính thức là Covid-19. Loại virus này cũng có khả năng gây bệnh hô hấp cấp ở người và có tỷ lệ tử vong khá cao.
Cũng theo TS.BS Nguyễn Như Vinh, sự hoang mang của dư luận là từ những người ở ngoài chuyên ngành không hiểu về cơ chế từ tác nhân gây bệnh và hình thành bệnh lý. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần nhiễm 1 loại virus nào đó thì chắc chắn sẽ bị mắc bệnh, điều này là không đúng.
Thực tế, từ 1 tác nhân gây bệnh khi xâm nhập và cơ thể con người sẽ gặp phải nhiều cơ chế chống đỡ của cơ thể.
Đối với những đối tượng khỏe mạnh, cơ chế chống đỡ trong cơ thể tốt thì khi bị virus xâm nhập, cơ thể sẽ chống đỡ tốt và chiến thắng virus, không bị mắc bệnh.
Một số đối tượng có cơ chế chống đỡ trong cơ thể yếu hơn thì sẽ mang virus trong người và đi truyền cho những người khác mà thuật ngữ chuyên ngành gọi là "những người lành mang virus" hoặc "những người lành mang trùng". Lúc này, cơ thể họ vẫn khỏe mạnh nhưng virus vẫn sinh sôi nảy nở trong cơ thể họ và tiếp tục lây truyền cho những người khác.
Cuối cùng là những đối tượng có hệ miễn dịch quá yếu thì sau khi bị virus xâm nhập sẽ mắc bệnh. Nếu yếu hơn nữa thì sẽ mắc bệnh và dẫn đến tử vong.
TS.BS Nguyễn Như Vinh cũng khẳng định, virus Covid-19 có mức độ độc tính không mạnh như SARS-CoV hoặc MERS-CoV bởi tỷ lệ tử vong của Covid-19 chỉ có 2% trong khi tỷ lệ tử vong ở SARS-CoV lên đến 10% và MERS-CoV lên đến 30%.
Xét về mặt lây lan, Covid-19 cũng có tỷ lệ lân lan thấp hơn so với SARS-CoV và MERS-CoV.
Tuy nhiên, số người bị nhiễm Covid-19 tương đối đông là vì nó xuất hiện đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt là ở Trung Quốc. Thời điểm này, mọi người di chuyển nhiều hơn (cuộc dịch chuyển lớn nhất thế giới trong năm), tụ tập nhiều hơn nên mức độ phân tán mầm bệnh nhiều hơn.
Thư Quỳnh - Nguyễn Quang
Theo dantri
Bác sĩ ơi: Uống aspirin mỗi ngày có ngăn ngừa đột quỵ không? Tôi đọc được thông tin thuốc aspirin có khả năng ngăn ngừa đột quỵ. Thông tin này có đúng không? Nếu đúng thì tôi có thể chủ động uống aspirin để dự phòng không? ( Ngô Gia Niên, 56 tuổi, ngụ TP.HCM) Shutterstock Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: Aspirin...