Chuyên gia góp ý kiến về chương trình giáo dục mầm non sau năm 2020
Ngày 24/9, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo trực tuyến đề xuất quan điểm xây dựng chương trình giáo dục mầm non (GDMN) sau năm 2020 với sự tham dự của các chuyên gia trong và ngoài nước.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN chủ trì hội thảo.
Theo kế hoạch, năm 2024 Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Chương trình GDMN mới. Bộ GD&ĐT đang tổ chức các hội thảo, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, địa phương và đơn vị liên quan để có những định hướng xây dựng Chương trình GDMN phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của thế giới.
Hội nghị đã nghe báo cáo kết quả tổng hợp đóng góp ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, đánh giá về thực trạng thực hiện Chương trình GDMN, trong đó thể hiện rõ quan điểm và đề xuất quan điểm xây dựng Chương trình GDMN mới sau năm 2020.
Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến về Chương trình GDMN hiện hành và đề xuất quan điểm xây dựng Chương trình GDMN mới sau năm 2020, có tham chiếu chương trình ở một số quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
Các chuyên gia tham dự trực tuyến ở các điểm cầu trong và ngoài nước.
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN cho rằng: Quan điểm về Chương trình GDMN sau năm 2020 là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình xây dựng và triển khai thực hiện.
Chương trình GDMN được ban hành vào năm 2009, ngay khi xây dựng Bộ GDĐT đã xác định quan điểm:
Chương trình mang tính chất khung quốc gia, mang tính mở, trao quyền chủ động cho các địa phương và các cơ sở GDMN tự chủ trong phát triển. Trên cơ sở Chương trình khung Quốc gia, các cơ sở GDMN phát triển chương trình giáo dục phù hợp với thực tế của nhà trường, văn hóa địa phương, nhu cầu và khả năng của trẻ.
Chương trình GDMN phải thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, với phương châm giáo dục “trẻ chơi mà học, học bằng chơi”. Chương trình đảm bảo tính liên thông giữa các đội tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, liên thông giữa chương trình GDMN và giáo dục phổ thông.
Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện Chương trình GDMN 10 năm qua đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GDMN. Tuy nhiên, các cơ sở GDMN còn gặp không ít khó khăn trong thực hiện. Từ đó đặt ra những yêu cầu phải có cách tiếp cận và quan điểm mới để có điều chỉnh phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh đặc biệt nhấn mạnh: Quan điểm về Chương trình thể hiện rõ trong mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi, điều kiện thực hiện, yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hướng dẫn thực hiện chương trình.
Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về quan điểm của Chương trình GDMN hiện hành, cũng như kinh nghiệm quốc tế, đồng thời tư vấn về Chương trình GDMN mới sẽ là cơ sở để đề xuất, xây dựng lộ trình nghiên cứu để đổi mới chương trình GDMN.
“Thời gian qua, Bộ GD&ĐT tham mưu chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy định, quy chuẩn và chính sách nhằm phát triển GDMN và các điều kiện thực hiện Chương trình. Bộ GD&ĐT cũng đồng thời tổ chức tập huấn hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện nhiều chuyên đề hỗ trợ các cơ sở GDMN nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng lộ trình: Năm 2013-2015, thực hiện chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ; năm 2015-2020 thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” – PGS.TS Nguyễn Bá Minh
Tài liệu giảng dạy mầm non phải dễ hiểu, dễ làm
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn tài liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non phải bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, dễ làm, thiết thực trong nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt tài liệu được phép sử dụng; hướng dẫn lựa chọn tài liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Dự thảo nêu rõ, tài liệu được lựa chọn trên cơ sở thực tiễn việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục nhà trường, kế hoạch năm học chung của toàn ngành, nguồn lực của địa phương, nhà trường và phụ huynh; bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, dễ làm, thiết thực trong nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Hội đồng lựa chọn tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non (Hội đồng lựa chọn tài liệu) do người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non thành lập có nhiệm vụ lựa chọn tài liệu phù hợp nhằm thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non.
Hội đồng lựa chọn tài liệu bao gồm: Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non, tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên các nhóm/lớp. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 9 người. Đối với cơ sở giáo dục mầm non có ít hơn 5 nhóm, lớp số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 5 người.
Hội đồng lựa chọn tài liệu có trách nhiệm lựa chọn, đề xuất những tài liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định. Các thành viên trong Hội đồng lựa chọn tài liệu chịu trách nhiệm về ý kiến nhận xét, đánh giá đối với tài liệu được lựa chọn.
Hội đồng lựa chọn tài liệu làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực. Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được ghi biên bản, có chữ ký của đầy đủ các thành viên Hội đồng tài liệu tham dự họp.
Cơ sở giáo dục mầm nontổ chức lựa chọn tài liệu, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; báo cáo phòng giáo dục và đào tạo kết quả lựa chọn tài liệu; chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn tài liệu.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sử dụng có hiệu quả những tài liệu đã lựa chọn trong tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Quan sát trẻ theo quá trình trong giáo dục mầm non sao cho hiệu quả Sáng 17/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Triển khai thực hành quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở giáo dục mầm non". Tham dự là nhóm chuyên gia chuẩn bị triển khai thí điểm tại 6 tỉnh thành trên cả nước. Các chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm hay tại Hội thảo. PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ...