Chuyên gia giáo dục: Có trường chuyên trá hình
Quá nhiều trường chuyên, có địa phương có hai trường chuyên, thậm chí có cả trường chuyên trá hình…
Đó là nhận định của TS Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM tại Hội thảo quốc tế về Giáo dục Toán học do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hôm 15/10.
Chuyên gia nói thẳng nên dẹp bớt trường chuyên yếu. Ảnh minh họa
Vị TS này cho biết, hiện nhiều trường chuyên đang hoạt động dặt dẹo, không có triết lý, lực lượng, làm cho qua chuyện, cố gắng kiếm giải quốc gia để báo cáo lên.
Ông nêu thực tế cả nước 63 tỉnh, thành. Địa phương nào cũng có trường chuyên, thậm chí, có tỉnh có đến 2 trường hoặc trường chuyên tuyển 120 học sinh nhưng chỉ có 100 em thi.
“Đây là trường chuyên trá hình. Tôi nghĩ cần ít trường chuyên thôi. Chúng ta cần quy hoạch lại hệ thống trường chuyên, dẹp bớt trường chuyên yếu”, phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc TP.HCM, nêu quan điểm.
Cùng mối quan tâm, NGND Tôn Thân lại mong muốn khôi phục hệ thống trường chuyên từ năm lớp 7, việc này sẽ giúp phát hiện, bồi dưỡng sớm năng khiếu tránh để thui chột.
Tuy nhiên, ông lưu ý đừng làm trường chuyên biến dạng, trường chuyên phải hoạt động đúng mục đích, có khâu tuyển chọn chính xác.
Việc tuyển chọn phải dựa trên năng khiếu, không phải theo phong trào, vào vì nhờ ôn trúng tủ. Ông nói rõ, con cái không phải đồ trang sức của bố mẹ để khi con học chuyên, chọn, bố mẹ rất hể hả.
Từ quan điểm trên, ông Thân nhấn mạnh, mục tiêu trường chuyên là bồi dưỡng năng khiếu thành tài năng, chứ không phải học kiểu “sôi kinh nấu sử”.
“Trường chuyên phải đúng nghĩa trường chuyên, tuyển chọn chính xác, cách giảng dạy phải đào tạo để các em thành nhân tài chứ không phải vì giải nọ giải kia”, nhà giáo Tôn Thân nhấn mạnh.
Ngoài ra các chuyên gia giáo dục cũng đánh giá vai trò của giáo viên giỏi là rất quan trọng, vì điều này, các chuyên gia kiến nghị phải có cơ chế khuyến khích giảng viên đại học tham gia sâu hơn vào việc đào tạo cho học sinh.
New York sẽ xóa bỏ trường chuyên, lớp chọn
Video đang HOT
Những trăn trở về trường chuyên không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Mới đây, tuyên bố xóa bỏ trường chuyên, lớp chọn vừa được Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đưa ra.
“Các trường chuyên, lớp chọn tại New York (Mỹ) sẽ bị loại bỏ”, ông Bill de Blasio – Thị trưởng thành phố New York tuyên bố.
Tuyên bố trên đưa ra trong bối cảnh nền giáo dục thành phố bị chỉ trích rằng chương trình học khuyến khích sự phân biệt đối xử với học sinh da màu và gốc Tây Ban Nha.
Tại New York, khoảng 70% trong gần một triệu học sinh trường công lập là người da màu, trong khi 75% trong số 16.000 học sinh các lớp năng khiếu là người da trắng hoặc người Mỹ gốc Á.
Học sinh được nhận vào các lớp chọn sau khi vượt qua bài kiểm tra tiêu chuẩn ở tuổi lên 4 – kỳ thi có tỷ lệ chọi là 1/26. Ở một số khu vực có phần lớn người da màu và gốc Tây Ban Nha sinh sống, số trẻ em vượt qua các bài kiểm tra ít hơn. Đó cũng là lý do mà các trường học ở đây đóng cửa.
Với tuyên bố trên, tất cả học sinh sẽ được xếp vào các lớp học có cùng trình độ. Các em có năng khiếu sẽ được giao các bài tập khác. Như vậy, việc đánh giá một đứa trẻ 4 tuổi dựa trên một bài kiểm tra duy nhất sẽ không còn.
Trường học tự hào là "trường không chuyên" nhưng sở hữu kỷ lục có 1-0-2 của Đường lên đỉnh Olympia, nhìn tỷ lệ chọi hàng năm càng... đáng nể
Học sinh các trường chuyên thường tự hào mình là học sinh trường chuyên. Học sinh trường này lại tự hào mình là học sinh "không chuyên".
"Trường chúng ta không phải là THPT, lại càng không phải là THPT Chuyên Năng Khiếu. Ta chỉ là Phổ Thông Năng Khiếu, khiêm tốn và giản dị, chỉ có lớp Toán, lớp Văn,... thay vì những lớp C.T, C.V... mà chữ C được viết tắt cho từ "Chuyên". Những bạn không trong các lớp ấy cũng hoàn toàn không phải là "thường" - họ chẳng qua là những người "không chuyên", còn "chuyên" là gì, hình như từ điển của Năng Khiếu không có.
Và cũng tại Năng Khiếu, học lớp Toán có thể vào đội tuyển Sinh, học lớp Văn vẫn có thể theo đuổi Tin học.... Năng Khiếu là một thứ gì đó khác. Là một "Trường Không Chuyên"... Đó là mộ trong những dòng đầy tự hào và yêu thương của những học sinh trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) viết nên trong Tập san Năng khiếu (cơ sở 1) đang được truyền tay nhau những ngày gần đây.
Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM).
Dù "không chuyên", nhưng bảng thành tích khủng của trường thì đúng là "ai cũng phải ngước nhìn". Năm 2021, trường Phổ thông Năng khiếu sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập. Trong khoảng thời gian không quá dài ấy, trường đã đào tạo nên những lứa học sinh đều là những siêu cao thủ.
T rường cấp 3 cao nhất của thành phố
Nằm lọt thỏm trên con đường Nguyễn Chí Thanh, Phổ Thông Năng Khiếu vẫn sừng sững 7 tầng lầu, được xem như là trường cấp 3 cao nhất của thành phố.
PTNK được xem như là trường cấp 3 cao nhất của thành phố.
Trường hiện có 37 phòng học, 3 phòng thí nghiệm, 1 thư viện, 1 phòng nghe nhìn, 5 phòng dạy máy tính, 16 phòng làm việc, 1 hội trường 300 chỗ, 2 phòng họp. Ngoài ra, trường có một căn tin phục vụ ăn uống cho giáo viên và học sinh. Tổng diện tích sàn là 7350m. Trường còn có một sân chơi và sinh hoạt 650m, một sàn tập thể dục - thể thao 750m.
Dù không có cơ sở vật chất lung linh, khuôn viên quá hoành tráng, tuy nhiên, nơi đây cũng là địa điểm cho bao nhiêu bộ ảnh cưới độc và lạ của những cựu học sinh, vừa để chia sẻ niềm tự hào vì được là học sinh PTNK, vừa để kỷ niệm mối tình xuất phát từ đây.
Nơi đây cũng là địa điểm cho bao nhiêu bộ ảnh cưới độc và lạ.
Ở PTNK có một câu nói được nhiều học sinh truyền tai nhau: "Ở phổ thông năng khiếu không có nội quy. Nội quy duy nhất đó là lòng tự trọng" . Dù ít quy củ nhưng học sinh Phổ thông Năng khiếu luôn được đánh giá ngoan ngoãn, dễ thương, có khả năng tự học tốt, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động. Có cá tính, có chính kiến và luôn dám nói ra chính kiến của mình.
"Nếu chỉ dùng một từ để mô tả điểm đặc biệt của Phổ thông Năng khiếu, tôi sẽ dùng từ tự do. Các thầy cô có thể thoải mái triển khai các cách tiếp cận dạy học của mình, vẫn tuân thủ chương trình nhưng không bị bó buộc, khắt khe. Học sinh cũng khá tự do trong các lựa chọn của mình. Ý kiến cá nhân được tôn trọng. Trường không có những nội quy, quy định dài dòng, chi tiết" , TS Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu từng chia sẻ.
Tỷ lệ chọi hàng năm luôn ở mức cao, thành tích quá đỉnh
Trường sở hữu bảng thành tích dày cộm khiến ai xem qua cũng nể phục như gồm 5 huy chương vàng, 16 huy chương bạc, 11 huy chương đồng tại các kỳ thi quốc tế. Trường có 767 học sinh giỏi cấp quốc gia, gồm 33 giải nhất, 165 giải nhì, 336 giải ba và 233 giải khuyến khích. Trường còn đứng top đầu cả nước về điểm trung bình trong kỳ thi tuyển sinh đại học nhiều năm.
Cựu học sinh của trường làm việc và sinh sống ở khắp thế giới, trong khắp các lĩnh vực. Chỉ riêng ngành Toán, trường có đến hơn 30 giáo sư. Lâm Đào Trúc Anh, cô gái dành 12 học bổng đại học Mỹ với học bổng khoảng 42 tỷ đồng đình đám mới đây cũng đến từ trường THPT Phổ thông Năng khiếu.
Tắm mưa - "đặc sản" PTNK.
Ngôi trường này có truyền thống Olympia mạnh khi có 5 lần rinh cầu truyền hình về sân trường, trong đó 4 lần liên tiếp (2012-2015). Thế nhưng, may mắn có nhà vô địch chưa mỉm cười khi trường được mệnh danh "chuyên về nhì".
Đó là Bùi Tứ Quý ( thí sinh năm thư 9), Thân Ngọc Tĩnh - 230 điểm (vê Nhi, năm thư 12), Đào Nguyễn Thạnh Hưng (vê Nhi, năm thư 13), Nguyễn Hoàng Bách (vê Nhi, năm thư 14), Nguyễn Huy Hoàng (thí sinh năm thư 15).
Đây là ngôi trường duy nhất tính đến thời điểm này lập được cú Poker khi 4 thí sinh kể trên đều lọt vào trận chung kết ở các năm liên tiếp nhau (2012-2016), kỳ lục mà đến nay chưa trường nào đạt được.
Nguyễn Huy Hoàng (thí sinh năm thư 15).
Chất lượng luôn thuộc top đầu nên tỷ lệ chọi hàng năm của trường luôn cao cũng là điều dễ hiểu. Năm học 2020- 2021, trường tuyển 600 chỉ tiêu vào lớp 10, nhận được 2.682 hồ sơ đăng ký, tỷ lệ 1 chọi 4.
Tại cơ sở một (quận 5), trường có 245 chỉ tiêu ở 7 lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, tiếng Anh và Văn. Mỗi lớp không quá 35 học sinh. Cơ sở này cũng có 145 chỉ tiêu không chuyên. Tại cơ sở 2 (quận Thủ Đức), trường tuyển 210 học sinh cho 6 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Sinh, tiếng Anh và Văn; mỗi lớp không quá 35 em.
"Thầy cô ở Khiếu là những con người biết cách làm xiêu lòng những đứa trẻ này nhất. "Ăn kem chuối không mấy đứa?" - cái câu hỏi làm nức lòng biết bao thế hệ học sinh vì độ hấp dẫn cực cao và tính dự đoán tương lai chính xác, có kem chuối là xác suất được nghỉ tiết càng lớn.
Cũng chính những người thầy người cô đó, đã nhiệt tình tham gia vào mọi trò chơi lũ trẻ này bày ra: nào kéo co rồi đá banh, hay mọi cuộc liên hoan ăn mừng sinh nhật trong lớp. Những đứa trẻ theo năm tháng lớn dần lên rồi sẽ nhớ không, mình đã được dạy dỗ và yêu thương nhiều như thế này?". (Trích Tập san Năng khiếu (cơ sở 1)).
Nam sinh Việt làm kỹ sư phầm mềm tại Amazon với mức lương "khủng" ở tuổi 21 Anh Khoa - du học sinh Việt tại Mỹ từng được 5 trường đại học đón nhận, sở hữu bảng thành tích "khủng" và hiện là Kỹ sư phần mềm của Amazon - công ty công nghệ hàng đầu có trụ sở tại Mỹ. Nguyễn Huỳnh Anh Khoa (sinh năm 1999, quê TPHCM) đã có hành trình học tập và những trải nghiệm...