Chuyên gia chỉ ra những việc nên làm để giảm sự lo âu
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng thỉnh thoảng cảm thấy lo âu là chuyện bình thường nhưng nếu thường xuyên như vậy, bạn có thể hoặc nên làm gì đó đối với việc này.
Lo lắng kinh niên có thể làm bạn chùn bước trong cuộc sống và nên được điều trị bởi một chuyên gia y tế.
Lo lắng có thể kìm hãm cuộc sống bạn bất cứ lúc nào – theo nhận xét của Caroline Foran – một nhà báo viết về lối sống đồng thời là tác giả của hai cuốn sách viết về về cách làm chủ nỗi sợ hãi bán chạy nhất Ailen nói rằng mọi người đều có thể làm điều này và lấy lại sự tự tin.
Các dạng rối loạn lo âu
Chứng ám ảnh sợ hãi (phobia) là một kiểu phổ biến. Đặc trưng của triệu chứng này là sự sợ hãi đối với các đối tượng hoặc tình huống cụ thể và muốn tránh chúng, chẳng hạn như nhện hoặc đường hầm.
Hội chứng sợ xã hội (social phobias) cũng phổ biến, bao gồm sự sợ hãi và trốn tránh một số tình huống cụ thể, ví dụ như nói trước đám đông.
Bác sĩ Markus Banger, trưởng khoa Rối loạn gây nghiện và Tâm lí trị liệu tại phòng khám LVR của Bon, Đức cho biết: “Nỗi sợ hãi tập trung vào việc sợ bị người khác đánh giá là không thích hợp”.
Những người bị rối loạn lo âu giải tỏa (GAD) thường xuyên lo lắng dai dẳng và quá mức, ví dụ như việc sợ mất việc trong khi không có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ xảy ra.
Bác sĩ Banger chỉ ra rằng: “GAD thường liên quan đến trầm cảm”.
Một loại rối loạn lo âu khác là hoảng loạn (panic attacks). Đó là cảm giác lo lắng và sợ hãi đột ngột.
Video đang HOT
Phản ứng vật lí có thể dữ dội, bao gồm khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi và run rẩy.
Nguyên nhân và cách khắc phục
Theo bác sĩ Banger, “khoảng 30% các rối loạn có cơ sở di truyền”.
Những nguyên nhân còn lại liên quan đến việc sử dụng thuốc, bệnh tật, kinh nghiệm sống hoặc chấn thương.
Những người mắc chứng rối loạn lo âu nghiêm trọng nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, ví dụ như nhờ bác sĩ đa khoa giới thiệu một nhà trị liệu tâm lí.
Liệu pháp về hành vi nhận thức, có thể kết hợp với thuốc có thể mang lại hiệu quả.
Trong một số trường hợp lo lắng nhẹ nhơn, mọi người có thể tự giúp chính mình.
Một trong những lời khuyên của Foran về vấn đề này là bài tập trực quan.
Lần tới khi bạn cảm thấy lo âu, hãy hướng sự chú ý của mình đến cảm xúc và suy nghĩ của bản thân ngay cả khi điều đó làm bạn khó chịu.
Hít vào và đếm đến bốn sau đó thở ra và đếm đến tám. Lặp lại điều đó 5 lần cho đến khi nhịp tim chậm lại.
Bài tập này có thể hữu ích trước khi làm bài kiểm tra hoặc thuyết trình trước đám đông.
Một phương pháp khác là tự mình nhận ra nỗi lo âu của bản thân bằng cách viết ra một cách chi tiết nhất có thể những gì bạn lo lắng trên trang giấy.
Bác sĩ Banger nói: “Sau đó, xé toạc tờ giấy ra đôi khi sẽ là bước đầu tiên để vượt qua nỗi sợ hãi”.
Ông cho rằng bạn cũng có thể tâm sự về nỗi lo âu của mình với bạn đời hoặc những người bạn tốt và giải thích rằng “việc tâm sự có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác lo lắng.”
Tập thể dục và thư giãn. Ví dụ, yoga cũng có thể khá hiệu quả trong việc đối phó với những nỗi lo âu.
Một phương pháp nữa được đề xuất bởi Foran, được cô gọi là “fear hacking”.
Tưởng tượng kết quả trong trường hợp xấu nhất của tình huống mà bạn lo lắng, sau đó phát triển một kế hoạch dự phòng cho nó.
Những gì sau đó thực sự xảy ra có thể sẽ ít đáng sợ hơn bạn nghĩ.
Nhưng nếu trường hợp xấu nhất của bạn xảy ra, bạn sẽ sẵn sàng xử lí nó và không có những phản ứng thiếu lí trí và lo lắng.
Đức Văn
Theo The Star/Giáo dục thời đại
Điều gì xảy ra khi bạn có bí mật giấu giếm bạn đời?
Bạn sẽ suy nghĩ lại việc giấu giếm bí mật với vợ/chồng, bạn đời nếu biết chuyện đó khiến cơ thể, sức khỏe phải chịu tổn hại kinh khủng như thế nào.
Nên bật mí bí mật với bạn đời để cơ thể khỏe mạnh hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock
Giữ bí mật không bao giờ là dễ dàng. Việc che giấu điều gì đó với đối tác còn khó khăn hơn, đặc biệt là khi mối quan hệ vững chắc được xây dựng trên sự tin tưởng và cởi mở.
Tiến sĩ Caroline Madden, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở California (Mỹ), nói với Bustle: "Có một sự khác biệt giữa quyền riêng tư và bí mật. Chúng ta trưởng thành, được phép có những suy nghĩ và hành vi riêng tư không tiết lộ cho bạn đời". Ví như, bạn không nhất thiết kể về thời quá khứ nếu bạn không muốn. Hay nếu cảm thấy chưa đến lúc chia sẻ một câu chuyện cũ thì có quyền tiếp tục chờ đợi. Điều giấu giếm chúng ta đề cập ở đây là những chủ đề có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hoặc những điều mà đối tác của bạn cần biết nhưng bạn lại ngại nói kìa.
Tiến sĩ Joshua Klapow, nhà tâm lý học lâm sàng và người dẫn chương trình radio The Kurre and Klapow Show (Mỹ), nói với Bustle: "Trong phạm vi mà bạn thấy thông tin có khả năng gây tổn hại đến mối quan hệ của bạn, như đặt câu hỏi về tính chính trực, tin cậy hoặc lòng chung thủy hoặc thông tin có thể làm tổn thương đối tác của bạn, thì quá trình này có thể cực kỳ căng thẳng".
Khi giữ nó, bạn nhận thấy một loạt các triệu chứng stress biểu hiện trên cơ thể. "Bạn căng thẳng và lo âu khi họ đưa ra các chủ đề liên quan đến chuyện bạn đang giấu giếm. Bạn có thể bị đau đầu, đau dạ dày và căng cơ do căng thẳng kéo dài vì giữ bí mật", Joshua Klapow miêu tả.
Nó cũng có thể tác động đến thói quen hằng ngày của bạn, làm tăng thêm các triệu chứng thực thể mà bạn có thể gặp phải. Madden nói trên Bustle: "Thường thì triệu chứng chính là không thể ngủ ngon. Rồi bạn thức giấc giữa đêm vào một giờ cố định mà không có lý do gì và bồn chồn".
Theo thời gian, việc che giấu điều gì đó quan trọng thậm chí ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Klapow giải thích: "Bạn thấy mình ít kiên nhẫn hơn, trở nên phòng thủ hơn. Giấu chuyện có khả năng gây tổn hại cho bạn hoặc đối tác khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái căng thẳng vĩnh viễn... Giữ rịt bí mật sẽ đưa bạn từ trạng thái điều tiết sang bỏ điều tiết stress luôn", theo Bustle.
Vì việc che giấu điều gì với vợ/chồng có thể gây tổn thương mối quan hệ và cuối cùng là sức khỏe của chính bạn, rất đáng để thổ lộ, công khai nó. Một khi bật mí bí mật, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều và có thể bắt tay sửa chữa mối quan hệ của mình nếu cần.
Tất nhiên, bạn cũng có thể quyết định không chia sẻ thông tin với đối tác của mình và giấu giếm mãi mãi.
Thay vào đó, bạn tâm sự vấn đề thâm cung bí sử ấy với bạn bè hoặc nhà trị liệu. Tóm lại, cuối cùng, quyết định vẫn là ở bạn. Chỉ là, hãy lắng nghe cơ thể và lựa chọn phù hợp nhé .
Theo thanhnien
Những loại thực phẩm gây căng thẳng, lo âu Thực phẩm có thể gây tác động lên tâm trạng con người. Một số loại thực phẩm nhất định khiến bạn thêm căng thẳng, lo lắng. Rượu Khi lo âu, trầm cảm hoặc buồn bã chúng ta thường uống rượu để thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, rượu là một trong những loại thực phẩm làm tăng căng thẳng. Tâm trạng bạn chỉ...