Nghe có vẻ vô lý nhưng rất thuyết phục luôn. Chỉ cần thở đúng cách, bạn sẽ ngủ ngon, bớt lo âu, thêm sáng tạo và trẻ não, trẻ thân lâu hơn. Hãy thử phương pháp thở 5 giờ chiều ở cuối bài viết và cảm nhận nhé.

‘Breathwork’ được Vogue gọi là ‘Yoga mới’, có tác động tích cực đến sức khỏe của con người – Shutterstock
“Breathwork” (tạm dịch: nghệ thuật thở/kỹ thuật thở) là các phương pháp kiểm soát thở để tu chỉnh các trạng thái ý thức và có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
“Mục tiêu cuối cùng của kỹ thuật thở cổ xưa là ngăn chặn sự bất ổn của tâm trí. Bằng cách kiểm soát hơi thở, chúng ta thoát khỏi bộ não của loài bò sát và trở nên giống người hơn”, Paulo Pacifici, người hướng dẫn thở chia sẻ với Inews về những kiểu thở có từ cách đây nhiều thế kỷ. Ngày nay, “breathwork” không chỉ dành cho những người giác ngộ về mặt tinh thần mà các kỹ thuật thở kiểm soát ấy đang được các nghị sĩ, vận động viên, hải quân, giám đốc công nghệ… thực hành.
Thở có kiểm soát được chứng minh là kích hoạt những thay đổi rất thực trong bộ não chúng ta. Bác sĩ David Rabin, một nhà thần kinh học và tâm thần học người Mỹ, chia sẻ trên Inews, kiểm soát hơi thở là một cách tăng cường kết nối giữa tâm trí và cơ thể, giảm mức độ căng thẳng và đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thở làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể và hỗ trợ cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi các hoạt động.
Nghiên cứu năm 2018 về kiểm soát hơi thở và thiền định của các nhà khoa học tại Trinity College Dublin (Ireland) đã chỉ ra rằng cách chúng ta hít thở ảnh hưởng trực tiếp tới noradrenaline trong não (sứ giả hóa học giúp não phát triển các kết nối mới, thường được giải phóng khi ta tập trung, tò mò hoặc kích thích trí tuệ). Nhóm nghiên cứu kết luận, kiểm soát hơi thở không chỉ cải thiện sự tập trung mà còn thực sự cải thiện sức khỏe của não.
“Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tập trung vào hơi thở và tâm trí kiên định. Những phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa đặc biệt đối với nghiên cứu về lão hóa não. Não thường mất khối lượng khi ta già đi nhưng não ít người thiền lâu năm ít bị vậy. Bộ não trẻ trung thì giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ mà các kỹ thuật thiền chánh niệm thực sự củng cố mạng lưới não”, Ian Robertson, đồng giám đốc của Viện Sức khỏe Não Toàn cầu tại Trinity, cho biết, theo Inews.
Nghiên cứu nói trên hỗ trợ những điều mà tiền nhân cổ xưa đã biết: cách hít thở ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Không cần phải là người theo chế độ ăn thuần chay, không cần tập thể dục hay biết hành thiền, bạn cũng có thể học cách sử dụng hơi thở của mình để thay đổi chất lượng sức khỏe thể chất, sức khỏe cảm xúc và hoạt động tinh thần ngay giây phút này.
Inews liệt kê một số cách thở này, rất khác với cách bình thường chúng ta vẫn thở. Đó là phương pháp box breathing (thở hộp) – khi hít vào, giữ hơi ở bụng, thở ra, hít vào, thì mỗi động tác đếm thầm từ 1 đến 4, thời gian phân bổ 4 động tác như hình vuông có 4 cạnh đều nhau. Thở hộp được thiết kế để làm dịu, cung cấp năng lượng cho cơ thể và tâm trí. Hay DeRose, một trường phái yoga ở Brazil, cho rằng kiểm soát hơi thở, hay pranayama, quan trọng hơn các asana hay tư thế yoga. Và họ thở bụng (hít vào phình bụng, thở ra xẹp bụng) thay vì thở ngực.
Phương pháp thở 5 giờ chiều
Kỹ thuật này làm dịu hệ thống thần kinh trong thời gian căng thẳng. Nó có tên này bởi vì 5 giờ chiều được cho là khoảnh khắc vui vẻ khi hầu hết chúng ta được nghỉ làm, thư giãn. Nó cũng là viết tắt của 5 hơi thở/phút, được thiết kế để giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng hệ thống bên trong, theo Inews.
- Bắt đầu trong tư thế ngồi hoặc nằm. Đặt một hoặc cả hai tay lên rốn để cảm nhận được sự chuyển động của bụng.
- Hít qua mũi trong 4 giây và cảm thấy bàn tay để bụng được nâng lên một vài cm.
- Thở ra qua mũi trong 6 giây và cảm thấy bàn tay hạ xuống vài centimet. Thở ra thật chậm cho đến khi phổi bạn cảm thấy trống rỗng thoải mái.
- Giữ hơi thở trong 2 giây.
Đó là một chu kỳ hơi thở hoàn chỉnh. Sau đó lặp lại chu trình hơi thở này tối thiểu 10 lần. Bạn có thể tiếp tục lặp lại cho đến khi đạt được trạng thái thư giãn mong muốn.
Theo thanhnien
Smartphone đang 'hại chết' cơ thể bạn như thế nào?
Tin mới nhất
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
13:27:23 11/12/2019
Hầu hết các mẹ đều biết rằng nêm muối vào đồ ăn dặm của con là không tốt nhưng vì xung đột với ông bà khi chăm sóc con cái nên vẫn tặc lưỡi để con ăn những bát cháo có nêm nước mắm, nêm muối. Quan niệm của đa số thế hệ trước là Cho trẻ ...
Mẹo giảm đau rát họng sau khi cổ vũ bóng đá
12:17:55 11/12/2019
Suốt trận đấu và sau khi đội tuyển U22 Việt Nam giành huy chương vàng môn bóng đá nam tại SEA Games 30, người hâm mộ liên tục cổ vũ. Điều đó dễ khiến người dân bị đau họng.
Một số loại nước ép giúp cải thiện hệ tiêu hóa
12:16:31 11/12/2019
Quá trình tiêu hóa liên quan đến nhiều cơ quan và nhiều quá trình khác nhau. Nếu bất kỳ phần nào của quá trình này gặp khó khăn, bạn có thể gặp vấn đề về tiêu hóa.
Đã quá ngày dự kiến sinh mà bé vẫn chưa chào đời, mẹ hãy cố gắng chờ đến thời điểm này
11:55:30 11/12/2019
Ngày dự kiến sinh được tính dựa trên kỳ kinh cuối của bà bầu mà kinh nguyệt thường không đều do nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, ngày dự kiến sinh thường chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn chính xác.
Chúng ta đang vô tư tiếp xúc với các loại hóa chất gây vô sinh và ung thư cao gấp 44 lần mà không hề hay biết!
11:23:22 11/12/2019
Trong thời đại phát triển ngày nay, việc con người tiếp xúc ngày càng nhiều với các loại hóa chất gây rối loạn nội tiết tố là điều không thể tránh khỏi. Thủ phạm gây ra ung thư hay vô sinh có thể tiềm ẩn ở khắp nơi xung quanh chúng ta.
Cầu thủ nên bổ sung thực phẩm gì để phục hồi sức khỏe?
08:35:57 11/12/2019
Sau hàng loạt trận đấu căng thẳng của môn bóng đá nam SEA Games 30, các cầu thủ U22 đã xuất sắc giành HCV. Để phục hồi sức khỏe, họ cần bổ sung gì vào chế độ dinh dưỡng?
Hiệu quả phối hợp liên viện
08:32:54 11/12/2019
Những năm gần đây, các bệnh viện tuyến trên, tuyến dưới đã có sự phối hợp liên viện, nhờ đó, nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc.
Hiệu quả đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh
08:28:20 11/12/2019
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là giải pháp quan trọng nhằm phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh để những đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, giảm gánh nặng c...
Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn dành cho học sinh tiểu học, mầm non
08:24:51 11/12/2019
Bữa ăn học đường quan trọng trong khẩu phần ăn thực tế hàng ngày của trẻ. Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của học sinh mầm non, tiểu học sẽ giúp cha mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn học đường hợp lý.
10 năm, tăng gấp đôi số người mắc đái tháo đường
08:21:13 11/12/2019
5 triệu người Việt đang chung sống với đái tháo đường. Mỗi ngày lại có 60 người ra đi do căn bệnh vốn không còn là “của người giàu” này.
Béo phì tăng, nhưng trẻ em Việt Nam ít ăn rau, thiếu vận động
08:15:17 11/12/2019
Ít ăn rau, thiếu vận động thể lực, trẻ em Việt Nam đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm khi trưởng thành như: Tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
1.000 ngày vàng “phán quyết” – Nếu bỏ lỡ không gì có thể bù đắp được
08:12:16 11/12/2019
Y học hiện đại và nghiên cứu khoa học nghiêm túc thừa nhận, 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến sự phát triển thể chất, chiều cao của trẻ.
Thuốc huyết áp có thể làm bệnh hen thêm trầm trọng
08:04:54 11/12/2019
Hen phế quản và tăng huyết áp là hai bệnh khá phổ biến cả ở nước ta và trên thế giới. Vì vậy, việc một người mắc đồng thời hai bệnh trên rất dễ xảy ra.
Báo động “nạn” nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
18:48:37 10/12/2019
Mặc dù tình trạng nạo phá thai tuổi vị thành niên đã cảnh báo nhiều lần nhưng theo ước tính của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, số ca nạo phá thai vẫn đang ở mức báo động.
Các nghiên cứu cho thấy giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng máy giặt có khả năng khiến con bị mắc các bệnh nguy hiểm
10:03:09 10/12/2019
Cho dù giặt đồ của con riêng, dùng xà phòng riêng, nước xả riêng, nhưng chung một máy giặt với cả gia đình thì khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm các mầm bệnh vẫn khá cao.
Thứ hạt nhỏ xíu nhà nào cũng có sẵn trong bếp này có thể tận dụng làm thuốc chữa bệnh vào mùa đông cực tốt: Đây là lý do và công thức làm theo!
09:59:24 10/12/2019
Hạt tiêu đen được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh nguy hiểm, có nguy cơ phát triển mạnh vào mùa lạnh như hen suyễn, đau họng, sốt định kỳ, bệnh phong thấp... cực tốt để dùng vào mùa đông.
Đời người trải qua 3 giai đoạn lão hóa, chủ yếu do thay đổi thành phần máu
09:50:41 10/12/2019
Phân tích huyết tương của 4.263 người ở độ tuổi 18-95, các nhà khoa học ở Đại học Stanford, Mỹ, kết luận rằng quá trình lão hóa sinh học của con người xảy ra qua 3 giai đoạn và có liên quan đến sự thay đổi thành phần chất lượng của máu.
Những dấu hiệu ở chân cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh hiểm nghèo
09:37:08 10/12/2019
Khi đôi chân xuất hiện những dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám ngay vì đó chính là lời cảnh báo của cơ thể về các căn bệnh nguy hiểm mà bạn có thể đang mắc phải.
Mẹ cho con bú cần tránh xa 3 nhóm thực phẩm sau kẻo sữa mất chất
09:28:16 10/12/2019
Thức ăn quá cay và có gia vị đặc biệt có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ. Bé bú sữa lúc này có thể bị đầy bụng, táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Uống bia điều độ giúp tăng trí nhớ, kéo dài tuổi thọ
20:48:50 09/12/2019
Các nhà khoa học cho rằng, men vi sinh trong bia cải thiện trí nhớ và kéo dài sự sống cho những người sử dụng thức uống một cách lành mạnh và điều độ.
Khi thuốc không chỉ là... thuốc
20:46:01 09/12/2019
Hiện nay, sự phát triển khoa học công nghệ đem lại nhiều đột phá, giúp giới khoa học nghiên cứu phát triển một số viên thuốc hoàn toàn mới, vượt xa khỏi sự tưởng tượng của bất cứ ai.
Tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm an toàn đối với sức khỏe
20:39:38 09/12/2019
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Có thể 'trúng độc' nếu chuộng thực phẩm nhiều màu sắc ngày Tết
20:36:17 09/12/2019
Thị trường Tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tung hoành đánh lừa người tiêu dùng, nhất là các thực phẩm nhiều màu sắc.
Ung thư không “quật ngã” được sản phụ sinh con trong hôn mê
20:29:01 09/12/2019
Tình mẫu tử thiêng liêng một lần nữa khiến các bác sĩ Bệnh viện K phải nghiêng mình trước sự hy sinh lớn lao của một sản phụ quyết giữ lại đứa con 28 tuần tuổi dù ung thư đã di căn lên não, rơi vào tình trạng hôn mê.
Bệnh lạ: Cơ thể rướm máu vì nước mắt của chính mình
20:24:56 09/12/2019
Mẩn ngứa, phát ban, cay xè mắt và sau đó là cơ thể rướm máu là những gì mà cô gái bị dị ứng với nước mắt của chính mình mắc phải.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
20:21:11 09/12/2019
Thời tiết diễn biến phức tạp ngay trong cùng một ngày như hiện nay đang khiến số bệnh nhân - cả trẻ em và người lớn - bị viêm da cơ địa tìm đến các bệnh viện và chuyên khoa da liễu tăng cao.
Hàng ngàn người Việt chết mỗi năm vì món ăn "may mắn" này
20:16:15 09/12/2019
Mỗi khi cảm thấy đen nhiều người vẫn hay giải bằng cách ăn bát tiết canh cho đỏ, cho may mắn mà không biết mình đang mạo hiểm vô cùng...
“Phong trào” sinh con thuận tự nhiên có dấu hiệu tái phát: Suýt mất mạng mới cho bác sĩ can thiệp
20:04:51 09/12/2019
Sau một thời gian tạm lắng thì gần đây “phong trào” sinh con thuận theo tự nhiên có dấu hiệu quay trở lại. Các bác sĩ cảnh báo, việc sinh con thuận theo tự nhiên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Mở hàng rào máu não để chữa bệnh Alzheimer
19:57:14 09/12/2019
Theo EurekAlert, công nghệ dùng siêu âm hé mở hàng rào máu não (blood-brain barrier - BBB) để chữa bệnh Alzheimer đã được chứng minh an toàn trong các thử nghiệm trên người.
Dịch sởi tại Samoa: Ít nhất 70 người đã tử vong, nhiều ca nhiễm mới
19:44:53 09/12/2019
Chỉ trong vòng 24 giờ tính đến sáng 9/12 đã có thêm 112 trường hợp nhiễm sởi mới được ghi nhận tại Samoa, bất chấp chiến dịch tiêm phòng sởi trên cả nước đã được tiến hành.
Mỗi ngày, hàng chục người nhập viện do đột quỵ, Hà Nội yêu cầu chống rét cho bệnh nhân
19:40:01 09/12/2019
Đợt không khí lạnh nhất ở miền Bắc từ đầu mùa đông đến nay đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người cao tuổi, nhất là những người có bệnh mạn tính. Nguy hiểm nhất là nhiệt độ giảm mạnh khiến số người bị đột quỵ gia tăng.
Mắc căn bệnh này, mỗi khi gần gũi chàng giống như 'hành xác'
19:36:03 09/12/2019
Nếu không chăm sóc đúng cách, những cô gái mắc phải căn bệnh này có cảm giác như hành xác khi gần gũi chàng, đặc biệt trong ngày đông lạnh.
Dinh dưỡng không hợp lý, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người Việt
19:33:00 09/12/2019
Dinh dưỡng không hợp lý được xác định là “đầu bảng” trong 5 nhóm yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm – căn bệnh gây ra gần 80% trường hợp tử vong mỗi năm ở Việt Nam.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống men vi sinh hay men tiêu hóa?
19:24:12 09/12/2019
Men vi sinh và men tiêu hóa là 2 nhóm chế phẩm hoàn toàn khác nhau. Nhầm lẫn giữa hai loại men có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa không cải thiện thâm chí nặng hơn.
Phòng chống ngộ độc histamine trong cá biển
19:19:30 09/12/2019
Ăn các loại cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích,… khi bị ươn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc do chúng tích trữ độc tố histamine. Để phòng chống ngộ độc, người dân chỉ nên ăn các loại cá tươi sống và được đông lạnh đúng cách.
Ngỡ ngàng các bệnh khó tin từ… trang điểm
19:17:01 09/12/2019
Các nhà khoa học tìm thấy trong son phấn và dụng cụ trang điểm của các quý cô vô số mầm bệnh gây nhiễm trùng ở da, đường tiêu hóa, tiết niệu…
Tại sao bạn không nên bỏ bữa sáng?
19:05:02 09/12/2019
Nhiều người thường bỏ qua bữa sáng mà không biết rằng thói quen này có thể gây hại tới cơ thể và sức khỏe.
Bệnh truyền nhiễm gia tăng khi thời tiết lạnh
18:57:11 09/12/2019
Thời tiết đêm lạnh, ngày hửng nắng đã khiến bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển, nhất là những bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như bệnh sởi, cúm A (H5N1), cúm A (H1N1), ho gà, rubella, viêm não do mô cầu, tiêu chảy ...