Chuyển đổi số trong giáo dục Quảng Ninh: Biến thách thức thành cơ hội
Tại Quảng Ninh, việc chuyển đổi số trong giáo dục đang được triển khai mạnh mẽ. Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện, hoạt động này đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục ở các nhà trường.
Tiết học lịch sử có sử dụng bảng thông minh do thầy giáo Hoàng Kim Phương, Trường THCS Mạo Khê 2, TX Đông Triều giảng dạy.
Lịch sử thường được coi là một môn học khô khan, nhiều sự kiện và rất khó nhớ. Thế nhưng, khái niệm đó không còn đúng trong các tiết lịch sử tại Trường THCS Mạo Khê 2, TX Đông Triều hiện nay. Dự một tiết Lịch sử của học sinh lớp 9D8, chúng tôi nhận thấy, tiết học được giảng dạy dưới nhiều phương pháp và hình thức khác nhau, kết hợp cùng các thiết bị thông minh, giúp giáo viên hạn chế phần thuyết giảng, học sinh thì có thêm thời gian thảo luận.
Thầy giáo Hoàng Kim Phương, giảng dạy bộ môn Văn Sử, Trường THCS Mạo Khê 2, TX Đông Triều cho hay: Việc học trên bài giảng điện tử hiệu quả hơn nhiều. Bởi, học sinh đã được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh. Từ đó, nội dung kiến thức lịch sử được thu thập đủ hơn, in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em.
Từ năm học 2017-2018, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện một số phần mềm phục vụ cho việc quản lý như: Phần mềm SMAS quản lý cơ sở dữ liệu nhà trường gồm quản lý hồ sơ, tuyển sinh, đánh giá xếp loại học sinh; phần mềm Temis bồi dưỡng trực tuyến, đánh giá giáo viên…
Trường cũng chỉ đạo giáo viên làm quen, sử dụng thành thạo mạng xã hội zalo, facebook, email công vụ để kịp thời nhận nhiệm vụ ngay khi có chỉ đạo. Thầy giáo Phạm Ngọc Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, TP Hạ Long chia sẻ: Chỉ cần thao tác một vài đúp chuột trên máy vi tính cá nhân, tôi đã có thể theo dõi tình hình học tập của trên 2.300 học sinh, hơn 100 giáo viên, nhân viên tại 3 cơ sở của trường. Quản lý ngôi trường có số lượng học sinh đông thứ 2 của thành phố, việc ứng dụng CNTT trong quản trị nhà trường đã giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức như khi phải đến từng cơ sở, từng lớp để kiểm tra so với trước đây.
Video đang HOT
Học sinh Trường THCS Mạo Khê 2 sử dụng máy vi tính trong tiết học Lịch sử.
Ứng dụng các thiết bị số vào hoạt động quản lý, giảng dạy là 2 trong những ví dụ của chuyển đổi số trong giáo dục. Theo đó, tác động, hiệu quả lớn nhất mà chuyển đổi số đã và đang mang lại với giáo dục Quảng Ninh chính là tạo ra kho học liệu mở khổng lồ cho người học.
Đối với người quản lý, việc sử dụng các ứng dụng, phần mềm thông minh cũng giảm bớt hồ sơ, sổ sách giấy tờ, các thủ tục hành chính rườm rà, từ đó, quản trị nhà trường một cách hiệu quả.
Được biết, được sự quan tâm của tỉnh, ngành Giáo dục tỉnh đã rất tích cực, đi tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý, dạy và học. Ngành đã được tỉnh trang bị gần 1.500 phòng học thông minh tại 90 trường học trên địa bàn tỉnh, với kinh phí gần 400 tỷ đồng. Hiện nay, toàn ngành đã hoàn thiện được hệ thống cơ sở dữ liệu Giáo dục trên toàn tỉnh.
Ngành cũng xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình của ngành Giáo dục; triển khai thành công Đề án tăng cường ứng dụng CNTT tiên tiến trong ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2018. Thông qua các dự án, đề án, trong 3 năm qua, Sở GD&ĐT cũng đã tổ chức được 17 lớp đào tạo CNTT cho 15 trường học và 2 lớp đào tạo cho cán bộ CNTT.
Giáo viên Trường THPT Hòn Gai tương tác với bảng thông minh.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, việc chuyển đổi số trong giáo dục tại Quảng Ninh vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, cần được tháo gỡ trong thời gian tới. Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu, chưa có biên chế giáo viên tin học cho các trường tiểu học, THCS. Hệ thống thiết bị mới được trang cấp có số lượng rất lớn, hiện đại nên nhiệm vụ vận hành, bảo trì có khối lượng lớn…
Có thể thấy, ứng dụng CNTT hay chuyển đổi số vào dạy học và quản trị nhà trường giúp nâng cao chất lượng dạy học nhưng yếu tố quyết định vẫn ở người dạy và người học. Tin tưởng, thời gian tới, hoạt động này sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ với những giải pháp đồng bộ, phù hợp với từng cấp học, vùng miền, biến thách thức thành cơ hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Cô học trò với niềm đam mê nghiên cứu khoa học
Không chỉ học giỏi, đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi, Đỗ Ngân Hà, học sinh lớp 9D7, Trường THCS Mạo Khê 2, TX Đông Triều, còn là tấm gương sáng trong nghiên cứu, sáng tạo.
Đặc biệt, Ngân Hà đã giành giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020 và là một trong 6 đại biểu thiếu nhi Quảng Ninh tham dự Đại học Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IX năm 2020.
Chân dung cô học trò Đỗ Ngân Hà, lớp 9D7, Trường THCS Mạo Khê 2, TX Đông Triều, với hàng loạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều làm giảng viên đại học, Ngân Hà ngay từ khi còn nhỏ đã rất chịu khó học hỏi, siêng năng trong học tập. Hà học đều các môn, luôn đạt nhiều kết quả và thành tích xuất sắc trong học tập. Đặc biệt, Hà có niềm đam mê rất lớn với nghiên cứu khoa học.
Ngân Hà chia sẻ: "Quan trọng nhất là mình phải có niềm đam mê, hình thành ý tưởng từ thực tế cuộc sống, sau đó tìm cách sáng tạo ra sản phẩm. Khi bản thân em quan sát những vấn đề diễn ra hàng ngày trong đời sống, em liên hệ đến nhiều phương diện, góc độ khác nhau, từ đó lý giải theo cách hiểu của mình. Nếu chưa nắm rõ, em tham khảo thêm ý kiến của bố mẹ, thầy cô và qua các kênh trên mạng internet. Qua đó, đã giúp ích cho em khám phá ra rất nhiều điều bổ ích, lý thú trong cuộc sống".
Với những kiến thức đa dạng, phong phú được truyền đạt từ các thầy, cô cũng như tự tìm tòi, học hỏi, Hà đã phát triển thành đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao và được chọn gửi dự thi cấp tỉnh trong năm học 2019-2020.
Ngân Hà dành thời gian trong giờ giải lao để thảo luận bài với các bạn trong lớp.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Ngân Hà mang chủ đề "Nghiên cứu thực trạng những khó khăn tâm lý trong giao tiếp ứng xử của khối học sinh lớp 8, 9, trường THCS Mạo Khê 2".
Chia sẻ lý do chọn đề tài này, Hà bộc bạch: "Ở lứa tuổi học sinh chúng em, vấn đề giao tiếp còn khá nhiều hạn chế. Nhiều bạn cùng lứa tuổi với em trong trường đều ngại ngùng khi giao tiếp, thậm chí rất sợ phát biểu trước đám đông. Cũng bởi nguyên nhân đó, mà nhiều bạn ngại chia sẻ những vấn đề của mình với người xung quanh, không chỉ với bạn bè mà còn cả người thân trong gia đình. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó, em đã lên ý tưởng về đề tài này và nhận được sự ủng hộ, động viên, góp ý từ thầy, cô giáo trong trường".
Được biết, đề tài của Hà nghiên cứu chủ yếu về thực trạng nên Hà đã đi sâu vào phân loại tìm kiếm, tìm hiểu những nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý trong giao tiếp.
Hà cho biết: "Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là do các bạn còn thiếu kỹ năng giao tiếp, không có nhóm bạn hay bạn bè phù hợp với sở thích của mình, các bạn còn gặp một số vấn đề về tuổi dậy thì, về giới tính nam - nữ... nên em đã nhờ sự hỗ trợ của thầy, cô để lập ra bảng hỏi, rồi phát phiếu điều tra cho các bạn. Sau đó, em thống kê số liệu và phân loại các mối quan hệ của các bạn liên quan đến giao tiếp ứng xử, đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể và có những lời khuyên, giải đáp thắc mắc cũng như có những kiến nghị đối với gia đình và nhà trường để giúp đỡ các bạn hòa nhập hơn".
Ngân Hà hăng hái tham gia phát biểu ý kiến trong tất cả các giờ học.
Đề tài nghiên cứu khoa học này của Ngân Hà đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020. Cũng từ đề tài này, Hà đã áp dụng được vào thực tiễn trong nhà trường trong các buổi ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp; giúp cho các bạn trong trường tự tin hơn, tạo sự gắn kết giữa học sinh và thầy, cô giáo.
4 năm gắn bó với mái Trường THCS Mạo Khê 2, Ngân Hà luôn là niềm tự hào của thầy, cô giáo, là đại diện xuất sắc trong học tập, rèn luyện. Điều đó thể hiện ở hàng loạt các giải thưởng mà Hà đã đạt được: Giải ba kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS TX Đông Triều năm học 2019-2020; các giải thưởng tại các cuộc thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ, Họa mi vàng, Hùng biện về an toàn giao thông, Hùng biện tiếng Anh, Violympic toán (tiếng Anh, tiếng Việt); được tuyên dương là Tài năng trẻ trong lĩnh vực học tập TX Đông Triều; đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XXVII, năm 2020.
Đầu năm tản mạn về chuyển đổi số trong giáo dục Thời gian gần đây người ta nói nhiều đến chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là ai và những gì sẽ phải thay đổi? Trong giáo dục, chủ thể của chuyển đổi số là những người lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên. (Ảnh: Yến Nguyệt) Những vấn đề cần...