Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp: Triển khai ngay còn kịp!
Ngày 20/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Bộ LĐTB&XH tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
Nhiều vướng mắc trong công tác GDNN được các đại biểu đề cập về tuyển sinh, đào tạo trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Giải pháp chuyển đổi số được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.
Ảnh minh họa
Lúng túng trong tuyển sinh
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TPHCM) cho biết, hiện nhà trường đang rất lúng túng trong vấn đề tuyển sinh. Bởi phần lớn sinh viên đến từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Với tình hình giãn cách như hiện nay, tâm lý phụ huynh học sinh rất lo lắng và không muốn ly hương. Ông Hải đề xuất cần có biện pháp quyết liệt hơn trong tuyển sinh từ nay đến cuối năm mới có thể đảm bảo được kế hoạch tuyển sinh năm 2021.
Hiệu trưởng Trường CĐ Lào Cai, ông Hoàng Quang Đạt thông tin, năm nay, trường tuyển sinh được 1.300 em sau THCS và và xấp xỉ 1.000 sinh viên CĐ. Với mức độ tuyển sinh này, nhà trường vẫn chưa tự chủ được. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương.
Video đang HOT
Mô hình của Lào Cai là sáp nhập trung tâm Giáo dục thường xuyên – GDNN của thị xã Sapa về trường CĐ Lào Cai, UBND tỉnh ra quyết định. Bất cập của trường trong quá trình đấu tranh pháp lý với các ngành, đó là trong điều lệ của trường CĐ không có loại hình trung tâm này. Vì vậy, đại diện trường CĐ Lào Cai đề nghị điều chỉnh Điều lệ của trường CĐ, trong đó đề cập đến loại hình trung tâm này.
Về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng đánh giá thời gian qua trường CĐ Lào Cai đã làm tốt, nhất là sau khi sáp nhập các trường lại. Đây là mô hình để nhiều nơi học tập kinh nghiệm sau khi sáp nhập. “Tới đây, sẽ đưa vào Điều lệ về cơ cấu trường CĐ, hiện chúng tôi đã trình lãnh đạo Bộ. Nếu tới đây chúng ta xây dựng được chiến lược phát triển GDNN của trường, của tỉnh thì sẽ có điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực này”, ông Dũng nhấn mạnh.
Quyết liệt chuyển đổi số
Theo ông Trần Thanh Hải- Hiệu trưởng trường CĐ Viễn Đông hiện nay Bộ GDĐT đã có Thông tư 09 quy định việc học và thi trực tuyến, trong đó có đề cập nội dung thi online 30%. Nhưng bên GDNN chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Vì vậy, trong thời gian tới cần thể chế hóa đặc biệt những môn lý thuyết và lý thuyết kết hợp thực hành. Theo đó, cho phép phần lý thuyết đi vào kiểm tra online trước, sau đó đi thực hành, thực tập lấy điểm sau tại các doanh nghiệp.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cơ điện Hà Nội cho biết vừa qua trường đã phải tập trung 400 sinh viên chất lượng cao để giảng dạy, đồng thời lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức thi tốt nghiệp cho gần 1.000 sinh viên hệ CĐ của trường.
Phương châm của nhà trường là làm đúng đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”: đào tạo tại trường, ăn ở tại chỗ và phòng, chống dịch để an toàn, trường nào có đủ điều kiện về đào tạo tại chỗ thì hoàn toàn có thể tổ chức được.
Nhà trường yêu cầu sinh viên đến từ các tỉnh thành phải có giấy xét nghiệm âm tính tối đa 3 ngày trước khi về Hà Nội. Nếu em nào chưa kịp làm, nhà trường phối hợp với một cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm tại chỗ.
Trong điều kiện sắp tới, nhà trường cũng đã lên các kịch bản khác nhau để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ kép đó là chuẩn bị các cuộc thi, sơ kết tổng kết tổ chức mọi hoạt động… trong điều kiện an toàn dịch bệnh và khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Ông Ngọc cho rằng nếu trong tháng 8 và 9 tới đây, các cơ sở GDNN không đạt được mục tiêu tuyển sinh là thất bại. “Giải pháp là tiếp cận chuyển đổi số ngay. Bởi sẽ rất khó tuyển sinh trực tiếp. Đề nghị Tổng cục GDNN hỗ trợ các trường tăng cường kết nối với thí sinh, gia đình”, ông Ngọc đề xuất.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng cho rằng cách làm của Trường CĐ Cơ điện Hà Nội rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay khi vừa đảm bảo an toàn cho sinh viên và nhà trường, vừa thực hiện giảng dạy được. Tuy nhiên, đó là với quy mô không lớn, lớp chất lượng cao ít học viên.
Còn với số lượng sinh viên lớn hơn, cần tiếp tục cân nhắc. Việc hoàn thiện thể chế trong đào tạo trực tuyến đang được Tổng cục xem xét bởi đặc thù của GDNN là bên cạnh đào tạo lý thuyết, thực hành chiếm một khối lượng lớn.
Vậy kiểm soát chất lượng đào tạo thế nào, làm sao để xóa nhòa ranh giới giữa trực tiếp và trực tuyến… Tất cả điều đó cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đưa vào chính sách.
“Chính sách sẽ phải đi trước 1 bước. Tuy nhiên, với các trường có năng lực, điều kiện, các trường xin thí điểm thì chúng tôi sẵn sàng đề xuất với Bộ để cùng làm và rút kinh nghiệm”, ông Trương Anh Dũng khẳng định.
Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh lịch xét tuyển đại học vì dịch COVID-19
Ngày 7/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn hướng dẫn công tác tuyển sinh năm 2021 trong điều kiện dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ sẽ điều chỉnh lịch xét tuyển đã dự kiến để có thể xét tuyển chung từ kết quả của cả 2 đợt thi tốt nghiệp THPT, như đã thực hiện năm 2020.
Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nêu rõ:
Đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển bằng các phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, căn cứ kế hoạch tuyển sinh của trường và hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển, các trường công bố công khai điều kiện trúng tuyển vào trường theo các phương thức này để thí sinh nhập học khi được công nhận tốt nghiệp THPT, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh chưa tham dự kỳ thi trong các ngày 7 - 8/7/2021 do COVID-19.
Đảm bảo quyền lợi thí sinh khi xét tuyển đại học, cao đẳng trong bối cảnh dịch COVID-19. Ảnh: Trung Nguyên
Các trường có tổ chức kiểm tra năng khiếu hoặc thi tuyển sinh riêng, phải căn cứ tình hình diễn biến của dịch COVID-19 xem xét điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh cho phù hợp, đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT.
Về công tác xét tuyển đại học, xét tuyển cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với các thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT: Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh lịch xét tuyển đã dự kiến tại công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH để có thể xét tuyển chung từ kết quả của cả 2 đợt thi, như đã thực hiện năm 2020.
Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 được tổ chức muộn hơn nhiều, dẫn tới không thể tổ chức xét tuyển chung với thí sinh đã tham dự kỳ thi đợt 1, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của thí sinh, đồng thời không ảnh hưởng lớn tới kế hoạch năm học của các trường.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại một số địa phương, thực hiện chủ trương chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình chống dịch bệnh, toàn ngành giáo dục đã và đang nỗ lực để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1 trong các ngày 7 - 8/7/2021 và xét tuyển đại học, cao đẳng (ngành giáo dục mầm non) theo kế hoạch năm 2021.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 của cả nước và thí sinh ở một số địa phương phải thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 không thể tham dự Kỳ thi đợt 1 và sẽ tham dự đợt sau vào thời điểm thích hợp.
Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng tuyển sinh ngành giáo dục mầm non nâng cao tinh thần trách nhiệm, cùng chia sẻ, phối hợp để tổ chức kỳ thi, xét tuyển an toàn, nghiêm túc, sẵn sàng điều chỉnh và thực hiện công tác tuyển sinh phù hợp với kế hoạch thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, đảm bảo công bằng, khách quan và đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Đồng thời, các trường sẵn sàng phương án xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh tại các địa phương.
Hà Nội: Thêm học sinh lớp 12 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Hiện nay, Hà Nội có 31 học sinh lớp 12 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó có 4 học sinh diện F0, 1 học sinh F1, 6 học sinh F2 và 20 học sinh đang ở khu vực cách ly, phong tỏa. Ảnh minh họa Sáng 24/6, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì hội...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025
Sau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con trai
Sao châu á
17:06:19 28/04/2025
Đang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụng
Tin nổi bật
17:04:44 28/04/2025
Thương Tín "Biệt động Sài Gòn": Trẻ nhận cát-xê bằng vàng, về già nghèo khó
Sao việt
17:03:42 28/04/2025
Châu Âu tham gia cuộc đua khoáng sản giữa các siêu cường
Thế giới
17:01:26 28/04/2025
Nhóm OPlus: "Vợ không giữ tiền của chúng tôi từ lâu rồi"
Nhạc việt
16:58:55 28/04/2025
Thiếu nữ Việt được gọi là "bạch nguyệt quang trong truyền thuyết": 5 tuổi đã vào showbiz, 14 tuổi cao 1m70, visual đỉnh
Netizen
16:57:55 28/04/2025
DANAFF III tôn vinh "Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh"
Hậu trường phim
16:56:32 28/04/2025
Cửa chính nên bố trí mở ra ngoài hay hướng vào trong nhà để chuẩn phong thủy?
Trắc nghiệm
16:56:04 28/04/2025
Một nàng hậu đang có sự thăng hạng nhan sắc mạnh mẽ, đã vậy còn ngày càng mặc đẹp
Phong cách sao
16:55:44 28/04/2025