Chuyển đổi số không còn là rào cản đối với trường công lập tại Việt Nam
Trường THPT Võ Thành Trinh (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trở thành trường công lập đầu tiên tại Việt Nam trong năm học 2021-2022 ghi tên vào danh sách Trường học Điển hình của Microsoft toàn cầu.
Tập huấn Sử dụng Công cụ Office 365 và giới thiệu về Cộng đồng Giáo viên Sáng tạo Việt Nam tại trường THPT Võ Thành Trinh
Từ vùng “nông thôn” đến xu hướng chuyển đổi số toàn cầu
Đầu tháng 9, tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Võ Thành Trinh, An Giang đã vinh dự đón nhận danh hiệu Trường học Điển hình ( Showcase School) từ tập đoàn công nghệ Microsoft trao tặng cho nhà trường thuộc hệ công lập duy nhất tại Việt Nam trong năm học 2021-2022. Đây là thành quả của quá trình không ngừng tiếp thu và sáng tạo với tinh thần tiên phong trong xu hướng chuyển đổi số giáo dục của trường.
Mặc dù nằm tại địa phương gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng Ban giám hiệu đã định hướng học hỏi, ứng dụng công nghệ vào trong quá trình dạy và học trong suốt những năm vừa qua. Trao đổi với ông Trần Nguyễn Khái Hưng, Hiệu trưởng trường THPT Võ Thành Trinh, ông cho biết: “Vượt lên những khó khăn về cơ sở vật chất, Ban giám hiệu nhà trường, cùng tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Võ Thành Trinh đã, đang và sẽ không ngừng chuyển đổi số để tạo điều kiện tốt nhất, đào tạo những công dân toàn cầu cho tương lai.”
Trường học Điển hình Microsoft (Microsoft Showcase School) luôn là mục tiêu mà các trường và cơ sở giáo dục trên toàn thế giới hướng đến để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số toàn cầu. Để đạt được thành tích này, các trường cần phải tự đánh giá theo Bộ khung Chuyển đổi giáo dục K-12 (Microsoft K-12 Education Transformation Framework) và Tiêu chí Trường học Điển hình để xác định mục tiêu và giai đoạn hiện tại của trường trong quá trình chuyển đổi số. Bộ Khung Chuyển đổi giáo dục K-12 chính là cơ sở để Microsoft định hướng cho các trường khi tham gia vào cộng đồng Trường học Điển hình trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Sau đó, Ban giám hiệu nhà trường cần chuẩn bị bài trình chiếu hoặc video trên Microsoft Sway để trình bày về mục tiêu, kế hoạch cùng những hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học chinh phục đủ 6 tiêu chí về: tầm nhìn thay đổi, báo cáo tác động chuyển đổi số, chuyên môn giáo viên và nhà lãnh đạo, quy trình cải tiến và quyết định dựa trên dữ liệu, kỹ năng sẵn sàng cho tương lai, cách tiếp cận học tập hạnh phúc và cá nhân hóa.
Hành trình nỗ lực chuyển đổi số
Theo các bước đăng ký được quy định, Ban giám hiệu trường THPT Võ Thành Trinh đã xuất sắc thuyết phục hội đồng đánh giá của Microsoft với những mục tiêu thiết thực và trình bày mô hình triển khai thông qua nỗ lực đổi mới của tập thể thầy và trò của trường trong thời gian qua.
Bằng những kinh nghiệm trong hoạt động dạy và học trực tuyến, thầy trò trường THPT Võ Thành Trinh đã hoàn toàn chủ động trong việc triển khai thuận lợi và hiệu quả cho năm học mới 2021-2022. Trường đã xây dựng thành công quy trình dạy và quản lí học trực tuyến toàn diện ở 3 giai đoạn: trước giờ học (hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, chia sẻ tài liệu), trong giờ học (truyền đạt, thảo luận, hợp tác, nhận xét, phản hồi, hỗ trợ học sinh), sau giờ học (củng cố, mở rộng kiến thức, giao bài tập, đánh giá).
Đặc biệt, với tư duy liên tục đổi mới và cập nhật của đội ngũ giáo viên đã đóng vai trò quan trọng trong thành công của nhà trường. Cụ thể hàng năm giáo viên của trường được khuyến khích tham gia Cộng đồng Giáo viên Sáng tạo và tự đề cử để trở thành “Chuyên gia Giáo dục Sáng tạo” (Microsoft Innovative Educator Expert – MIEE) được công nhận bởi Microsoft toàn cầu. Hiện nay toàn bộ 67/67 giáo viên tham gia học tập và đạt được chứng nhận Giáo viên Sáng tạo (Microsoft Innovative Educator – MIE), trong đó có 11 Chuyên gia Giáo dục Sáng tạo (MIEE). Hơn thế nữa, thông qua các khóa đào tạo trực tuyến trên Trung tâm Giáo dục của Microsoft, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên và học sinh luôn củng cố và khẳng định thông qua các sáng kiến được công nhận bởi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang.
Nhằm giúp vận hành và đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, trường THPT Võ Thành Trinh cũng chọn công cụ Office 365 để khai thác tối ưu các tính năng phục vụ cho hoạt giảng dạy của giáo viên và có thể tổ chức tiết học một cách sinh động nhất. Chẳng hạn như học sinh nộp sản phẩm học tập qua Flipgrid, mã QR code; sử dụng Sway trong giới thiệu sách, sử dụng PowerPoint trong thiết kế bài thuyết trình; sử dụng thành thạo Microsoft Teams, Forms, OneNote;…
Hơn cả danh hiệu và kết quả tích cực trong công tác chuyển đổi, giờ đây trường THPT Võ Thành Trinh còn có cơ hội tham gia vào cộng đồng Trường học Điển hình trên toàn để giới để học hỏi và nắm bắt tiếp những xu hướng chuyển đổi số mới nhất trong ngành giáo dục. Trường còn có thể truy cập vào tài nguyên và nghiên cứu được cung cấp và cập nhật bởi tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Microsoft.
Để tạo động lực cho toàn ngành giáo dục cùng nắm bắt xu hướng chuyển đổi số, ông Trần Nguyễn Khái Hưng, Hiệu trưởng trường THPT Võ Thành Trinh chia sẻ thêm: “Đối với nhà trường, quan điểm học trực tuyến không phải giải pháp tình thế mà là xu hướng hiện đại. Nhà trường muốn lan tỏa hình thức học tập này đến với các trường bạn và cộng đồng.”
Học phí trường công chất lượng cao ở Hà Nội cao nhất 5,7 triệu đồng/tháng
22 trường công lập mô hình chất lượng cao hiện có của Hà Nội được phép thu học phí cao nhất từ 5,1 đến 5,7 triệu đồng/tháng.
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội vừa có báo cáo thẩm tra tờ trình của UBND TP về quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn năm học 2021-2022.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận, thống nhất của các thành viên, Ban Văn hóa - Xã hội thống nhất với tờ trình của UBND TP đề xuất là giữ nguyên mức trần học phí như năm học 2020-2021.
Cụ thể, đối với trường mầm non là 5,1 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường tiểu học là 5,5 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường THCS là 5,3 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường THPT là 5,7 triệu đồng/học sinh/tháng.
Đến tháng 5/2021, toàn TP Hà Nội có 22 trường đã được công nhận là trường chất lượng cao (trong đó có 16 trường công lập và 6 trường ngoài công lập). Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo các trường công lập chất lượng cao cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục tương xứng với mức thu học phí; xác định và công bố công khai mức thu học phí đối với cả phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến đảm bảo phù hợp.
Cùng đó, đề nghị UBND TP nghiên cứu quy định lộ trình cụ thể quy chế tự chủ về nhân sự đối với các trường công lập chất lượng cao đảm bảo phù hợp với quy định; điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí trường chất lượng cao.
Trên cơ sở tiếp thu, giải trình của UBND TP Hà Nội, kết quả thảo luận của các đại biểu HĐND tại kỳ họp, Ban Văn hóa - Xã hội cũng đã đề nghị HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn năm học 2021-2022.
Hiện, đến tháng 5/2021, toàn TP Hà Nội có 22 trường đã được công nhận là trường chất lượng cao (trong đó có 16 trường công lập và 6 trường ngoài công lập).
Hà Nội: Đồng ý giảm 50% học phí cho 1,3 triệu học sinh năm học 2021-2022 Ngày 23/9, với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, năm học 2021-2022. Điều này đồng nghĩa với việc, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội (HĐND) cũng thông qua chủ trương giảm...