Chuyến công du nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc đang thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày (21 – 24/8) tới Cộng hòa Nam Phi theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Cyril Ramaphosa và dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS) diễn ra tại Johannesburg từ ngày 22-24/8.
Giới chuyên gia đánh giá, chuyến công du này là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia tại lục địa đen nói riêng, đối với các quốc gia đang phát triển và mới nổi nói riêng.
Đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên của BRICS kể từ khi nổ ra đại dịch COVID-19 mang đến cơ hội để thúc đẩy tầm nhìn nói trên. Các thành viên của khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) chiếm hơn 40% dân số toàn cầu. Họ cũng chia sẻ mong muốn về một thế giới đa cực hơn và nhu cầu có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.
Ông Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS tại Đại học London, nhận định: “ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không cố gắng vượt qua Mỹ trong trật tự quốc tế tự do hiện có do Mỹ thống trị. Mục tiêu dài hạn của ông ấy là thay đổi trật tự thế giới thành một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Để hỗ trợ cho tham vọng đó, theo chuyên gia Steve Tsang, “việc Trung Quốc tham gia với Nam bán cầu là điều hợp lý – nơi vốn đông hơn nhiều so với các nền dân chủ phương Tây”.
Ngay trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi Chen Xiaodong đã ca ngợi BRICS là “một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa các quốc gia mới nổi và đang phát triển” và là “xương sống của sự công bằng và công lý quốc tế”. Ông nói: “Hệ thống quản trị toàn cầu truyền thống dường như không hoạt động, ốm yếu và thiếu năng lực. Cộng đồng quốc tế đang háo hức mong chờ BRICS… đóng vai trò dẫn đầu”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa.
Trong khi đó, ông Paul Nantulya, một cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi, cho biết, với việc Trung Quốc và Mỹ bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt, BRICS đã đảm nhận vai trò chiến lược lớn hơn đối với Bắc Kinh. Nhà phân tích này chia sẻ: “Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là trung tâm của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, vì Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự trực tiếp sự kiện này”.
Video đang HOT
Nam Phi là điểm đến thứ hai trong các chuyến công du nước ngoài của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm nay, chỉ sau Nga. Điều này cho thấy vị trí quan trọng của nước này trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đều là những quốc gia phát triển quan trọng trên thế giới, Trung Quốc và Nam Phi có quan điểm giống nhau hoặc tương đồng về phát triển, an ninh và trật tự quốc tế, có sự đồng thuận rộng rãi trong các vấn đề quốc tế và khu vực lớn. Trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), BRICS, Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi, Trung Quốc và Nam Phi là một trong những mối quan hệ hợp tác thân thiết nhất. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã trở nên thân thiết hơn thông qua các cơ chế trao đổi cấp cao, thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế như Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI), Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi và các nước BRICS. Sự tương tác chặt chẽ hơn giữa hai bên sẽ giúp Nam Phi vượt qua những thách thức hiện tại về sản xuất điện, việc làm và xóa đói giảm nghèo. Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Phi đang có một khởi đầu tốt đẹp, đồng thời có ý nghĩa hơn và cùng có lợi hơn thời gian tới.
Trong hơn 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi, tham gia vào việc thúc đẩy kinh tế và phát triển ở châu lục nghèo nhất thế giới này. Bắc Kinh đã tăng cường các cam kết thương mại, đặc biệt thông qua BRI. Các hoạt động chủ yếu bao gồm cho vay phát triển cơ sở hạ tầng, do các công ty Trung Quốc thiết kế và xây dựng với nguồn lực từ các công ty năng lượng và khai thác mỏ của Trung Quốc. Trong khi với một số nước như Ethiopia, Angola và Zambia có vị trí ưu tiên, Trung Quốc cũng đã tăng cường hiện diện ở hầu hết các quốc gia trong châu lục. Đối với các nước châu Phi, mặc dù Trung Quốc và châu Phi cách xa nhau, nhưng những kinh nghiệm lịch sử tương đồng và các khái niệm phát triển chung khiến Trung Quốc và châu Phi trở nên gắn bó chặt chẽ hơn với nhau. Châu Phi là khu vực rất giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu thô, mangan, đồng, đá quý… nhưng lâu nay các nguồn tài nguyên này chưa được khai thác hết, hoặc bị các nước chèn ép, mua lại với giá rẻ.
Trung Quốc là nước đang dư thừa về nguồn vốn và một số ngành công nghệ, nhiều ngành công nghệ ở Trung Quốc không thể chuyển giao cho các nước phát triển về tính chất tiên tiến. Ngược lại, châu Phi gần như trống rỗng – nhu cầu hiện tại của châu Phi là bắt đầu công nghiệp hóa, nhu cầu về vốn, nhu cầu việc làm và nhu cầu thoát khỏi tình trạng nền kinh tế quốc gia chỉ dựa vào “đào đất” – tức khai thác khoáng sản. Do đó, các nước châu Phi mong muốn Trung Quốc chuyển giao vốn và công nghệ. Đây là một tình huống mà đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia châu Phi xem BRI là “con đường nhanh chóng dẫn đến thịnh vượng”, do đó các quốc gia này, trong đó có Nam Phi mong muốn tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc thông qua sáng kiến này. BRI và khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi có phạm vi bao phủ rộng và mang lại lợi ích đáng kể cho Nam Phi và các nước châu Phi. Ngoài ra, trong mối quan hệ với Trung Quốc, các nước châu Phi còn có mong muốn được giảm bớt áp lực nợ.
Chuyên gia Trung Quốc đánh giá về lộ trình hòa bình của châu Phi với Nga và Ukraine
Các nhà lãnh đạo châu Phi đang tìm cách đóng vai trò trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhưng đề xuất khó được chấp nhận trong bối cảnh tình hình phức tạp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) nói chuyện với người đồng cấp Nam Phi Cyril Ramaphosa sau cuộc gặp với phái đoàn các nhà lãnh đạo châu Phi tại Saint Petersburg. Ảnh: AFP
Một phái đoàn gồm các nhà lãnh đạo châu Phi đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối tuần qua tại Saint Petersburg, một ngày sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev nhằm tìm kiếm "con đường dẫn tới hòa bình" cho cuộc xung đột đang diễn ra giữa Moskva và Kiev.
Các nhà phân tích Trung Quốc đã ca ngợi những nỗ lực phối hợp của châu Phi trên trường quốc tế, nhưng chỉ ra rằng có rất ít khả năng một trong hai bên tham chiến sẽ chấp nhận các đề xuất từ phái đoàn trên, do tình hình xung đột phức tạp hiện nay.
Trong chuyến thăm Nga và Ukraine, phái đoàn châu Phi đã đưa ra 10 điểm của sáng kiến hòa bình nhằm tìm kiếm thỏa thuận về một loạt "biện pháp xây dựng lòng tin". Tại Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết sau cuộc họp kéo dài 3 giờ rằng kế hoạch hòa bình của châu Phi là nỗ lực đáng trân trọng nhưng "không được xây dựng dựa trên thực tế".
"Sáng kiến hòa bình do các nước châu Phi đề xuất rất khó thực hiện", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói. Tổng thống Nga cho biết ông hoan nghênh cái mà ông gọi là "lập trường cân bằng" về cuộc xung đột ở Ukraine do các thành viên trong phái đoàn đưa ra sau cuộc hội đàm của họ. Ông Putin cũng lưu ý Moskva "sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với tất cả những ai mong muốn hòa bình dựa trên các nguyên tắc công lý và cân nhắc lợi ích hợp pháp của các bên".
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Zelensky trong cuộc gặp với phái đoàn châu Phi trước đó đã bác bỏ những nỗ lực nhằm đưa Kiev trở lại bàn đàm phán và loại trừ mọi cuộc thảo luận hòa bình với Nga cho đến khi các lực lượng của Moskva rút khỏi Ukraine.
Theo hãng tin Reuters trong báo cáo độc quyền vào ngày 15/6 về dự thảo tài liệu khung, các biện pháp xây dựng lòng tin mà phái đoàn châu Phi đưa ra có thể bao gồm việc Nga rút quân, loại bỏ vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus, đình chỉ thi hành lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế nhắm vào ông Putin và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Một thỏa thuận chấm dứt xung đột sẽ cần phải đi kèm với các cuộc đàm phán giữa Nga và phương Tây, Reuters đưa tin.
Thông cáo từ Văn phòng của Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa từng mô tả sáng kiến hòa bình là "lần đầu tiên châu Phi thống nhất về việc giải quyết một cuộc xung đột bên ngoài lục địa và có một phái đoàn cấp cao châu Phi cùng nhau nỗ lực tìm ra một con đường hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine".
Tổng thống Nga gặp các nhà lãnh đạo châu Phi ngày 17/6. Ảnh: AFP
Nhận định về sáng kiến hòa bình của châu Phi, Liu Haifang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Đại học Bắc Kinh, nêu quan điểm trên tờ Hoàn cầu Thời báo (globaltimes.cn) của Trung Quốc: "Trong một thế giới đã quen với sự thống trị của các cường quốc và bỏ qua tiếng nói của những nước nhỏ hơn như các quốc gia châu Phi, nỗ lực phối hợp kêu gọi hòa bình của phái đoàn trên chắc chắn mang tính lịch sử".
Theo chuyên gia Liu, người hiện đang tiến hành khảo sát thực địa ở các nước châu Phi, tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể dễ dàng cảm nhận được ở đó, với giá ngũ cốc và năng lượng tăng vọt cùng với lạm phát gia tăng cũng như tình trạng thiếu phân bón trầm trọng.
Trong khi đó, He Wenping, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu châu Phi tại Viện Nghiên cứu Tây Á và châu Phi thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nêu rõ: không thực tế khi mong đợi rằng các đề xuất do phái đoàn châu Phi đưa ra sẽ được các bên xung đột chấp nhận ngay lập tức và đó sẽ là một đánh giá không đúng mức về tình hình phức tạp hiện nay.
Nhưng phái đoàn là đại diện cho tiếng nói của cả lục địa châu Phi và điều này không nên được xem nhẹ, chuyên gia Wenping cho biết, đồng thời lưu ý rằng nhà lãnh đạo Nam Phi sẽ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới vào tháng 8/2023, do đó cũng có thể đang chuẩn bị cho sự kiện bằng cách có khả năng đề xuất hủy bỏ lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế nhắm vào nhà lãnh đạo Nga trong quá trình môi giới hòa bình để ông Putin có thể đến tham dự hội nghị.
Theo He Wenping, mặc dù có vẻ như vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng hy vọng chấm dứt xung đột về mặt ngoại giao nằm ở nỗ lực của các bên có lập trường trung lập, chẳng hạn như phái đoàn châu Phi và Trung Quốc.
Về phần mình, Song Zhongping, một chuyên gia quân sự và nhà bình luận truyền hình Trung Quốc chỉ ra rằng: "Khó khăn lớn nhất để bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào nằm ở chỗ phía Ukraine chỉ khăng khăng về kế hoạch hòa bình 10 điểm của mình, đây là kế hoạch duy nhất có thể chấp nhận được đối với phương Tây do Mỹ hậu thuẫn nhằm phục vụ mục tiêu làm suy yếu nước Nga của họ. Do dự về điều đó sẽ khiến Tổng thống Zelensky mất đi sự ủng hộ từ Mỹ và ông Zelensky cũng cần giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 9/2024".
Các nước BRICS kêu gọi đồng thuận toàn cầu về chính sách kinh tế Phóng viên TTXVN tại Moskva đưa tin Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ngày 23/6 đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh, kêu gọi các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức quốc tế đóng...