Chương trình tiểu học mới chưa chú trọng kỹ năng sống và giới tính
An toàn của trẻ, sự tham gia của trẻ trong công việc gia đình, cộng đồng, tiếng nói trẻ em… chưa được chương trình mới cấp tiểu học quan tâm.
TS Vũ Thu Hương hướng dẫn học sinh tiểu học thoát khỏi người lạ khống chế mình.
TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội bài viết góp ý kiến cho dự thảo chương trình các môn học, trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
TS Vũ Thu Hương.
Hơn chục năm trước, khi mang ý tưởng giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học về Việt Nam, tôi nhận được sự phản ứng dữ dội của nhiều chuyên gia giáo dục tiểu học và sự thờ ơ của phụ huynh học sinh. Đến nay, khi nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc bỏ qua giáo dục giới tính, rèn luyện kỹ năng phòng tránh, ứng phó với xâm hại cho trẻ tiểu học, cha mẹ đã tìm kiếm khắp nơi chương trình giáo dục nội dung này để đưa con đến học.
Thiết nghĩ đã đến lúc nội dung giáo dục giới tính, kỹ năng sống đặc biệt quan trọng này được đưa vào chương trình giáo dục đại trà. Bởi lẽ sự tồn tại và an toàn của đứa trẻ quan trọng hơn hẳn việc chúng giỏi giang thế nào. Tuy nhiên, dự thảo chương trình các môn học phổ thông mới chưa chú trọng điều này. Có một số điểm hạn chế như sau:
Về giáo dục giới tính, chương trình mới dự kiến đưa kiến thức này vào giảng dạy một cách sơ lược nhất cho học sinh lớp 1, ở môn Tự nhiên và Xã hội. Đây là bước tiến vượt bậc khi nội dung vốn được coi là nhạy cảm nhưng vô cùng quan trọng đã được đề cập ngay từ những ngày đầu khi trẻ bước vào ngưỡng cửa trường tiểu học.
Tuy nhiên, giáo dục giới tính chưa được thiết kế theo hệ thống có nâng cấp nội dung từ lớp 1 đến lớp 5. Nội dung này chỉ được tồn tại ở một lớp như lớp 1, trong chủ đề Con người và sức khỏe; ở lớp 5 trong môn Khoa học, các lớp 2-4 không được học giáo dục giới tính. Với một nội dung rộng lớn, việc chỉ đưa vào lớp 1, 5 có gây ra sự thiếu hụt, khiến trẻ không hình dung đầy đủ về kiến thức quan trọng này? Hoặc giả, có học sinh nào vì giới tính không được đề cập ở lớp 2-4 mà đi tìm hiểu ở các nguồn không chính thống, thậm chí nhạy cảm, thì dễ dẫn đến có những ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của chính bé.
Nội dung ứng phó với xâm hại được đưa vào chương trình lớp 5, nhưng các số liệu trẻ Việt bị xâm hại cho thấy, không ít học sinh lớp dưới đã trở thành nạn nhân bị xâm hại. Vậy việc dạy từ lớp 5 có quá muộn so với nhu cầu thực tế?
Về giáo dục kỹ năng sống, tôi thật sự thất vọng khi chương trình mới chưa có nội dung ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Trong khi đó, những hiểm nguy từ đuối nước, lũ lụt, bỏng, bắt cóc, lạc đường, bạo hành, bắt nạt, động đất… có nguy cơ xảy ra thường xuyên, trẻ lại không được hướng dẫn cách đảm bảo an toàn cho chính mình và kêu gọi cứu trợ. Rõ ràng sự an toàn của trẻ chưa được coi trọng trong dự thảo chương trình phổ thông tổng thể.
Video đang HOT
Chương trình mới cũng chưa có nội dung hướng dẫn trẻ cách xử lý các bệnh tật thường gặp như cảm cúm, ho, đi ngoài, các vết thương hở, vết bầm tím nhỏ. Trẻ em thường rất hiếu động nên dễ gặp phải những vấn đề nhỏ này. Nếu trẻ có kỹ năng xử lý, chắc chắn các em có thể đảm bảo sức khỏe của mình và có ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn.
Dự thảo chương trình không có nội dung “không làm phiền người khác”. Đây là một kỹ năng sống không thể thiếu trong đào tạo một con người. Sống giữa cộng đồng, mọi người đều phải có không gian riêng của nhau và không gian chung của cộng đồng. Việc làm phiền đến người khác, đôi khi có thể gây ra hậu quả lớn. Ngoài ra, việc thiếu hụt nội dung “không làm phiền người khác” có thể sẽ tạo dựng ra những con người vị kỷ, đề cao quá mức cái tôi bản thân mà quên đi ảnh hưởng đến những người xung quanh và cộng đồng dân cư.
Nội dung kỹ năng “tự xử lý các khủng hoảng của bản thân” cũng chưa được dự thảo chương trình đề cập. Đây là nội dung quan trọng giúp cho trẻ tránh được những hành động bột phát có thể gây nguy hại cho chính mình và cộng đồng khi trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng.
Nói chung, khi đọc hết chương trình môn của cấp tiểu học, tôi chưa thấy nhiều điểm mới và những nội dung đáng lý nên được chú trọng như giáo dục giới tính, kỹ năng sống lại chưa được đầu tư. Các tác giả vẫn bó hẹp sự quan tâm của trẻ ở gia đình, nhà trường và nới một chút ra cộng đồng. Sự an toàn của trẻ chưa được quan tâm đúng mực; sự tham gia của trẻ đến các công việc của gia đình, cộng đồng vẫn mờ nhạt; tiếng nói của trẻ chưa được quan tâm rõ ràng…
Tất cả những điều này cho thấy, chương trình mới chỉ mang tính chỉnh sửa lại chương trình cũ chứ chưa có bố cục phù hợp với chủ trương giáo dục phát triển năng lực cho học sinh.
Theo VNE
Giáo viên hiến kế thực nghiệm chương trình mới để tránh thất bại
Những phương pháp giáo viên triển khai với chính những cô cậu học trò thật của mình nó chẳng đơn giản như khi dạy cho những học trò là chính thầy cô đóng thế.
Khi thầy cô đóng vai học trò để tập huấn mô hình trường học mới VNEN, ảnh minh họa, nguồn: Nguyễn Kim Thoa / thvanphai1.thainguyen.edu.vn.
LTS: Trước thềm thay chương trình, với mong muốn đợt tập huấn tới đây sẽ không đi theo lối mòn của những lần tập huấn trước, tác giả Nam Phương xin được gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo một số kiến nghị nhằm thay đổi chất lượng dạy và học.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Đọc bài "Oái oăm chương trình dạy trò lại đem thực nghiệm trên thầy" của tác giả Đỗ Quyên đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 2/2, chúng tôi mới biết rằng chuyện này không chỉ diễn ra ở một nơi mà khá nhiều địa phương trong cả nước khi tập huấn chương trình mới thì giáo viên luôn là người đóng thế cho học sinh.
Vì điều này bảo sao những báo cáo tổng kết sau các đợt tập huấn lại không ghi toàn là những ưu điểm nổi trội, nó trái ngược hoàn toàn với khi mang những bài dạy ấy dạy trực tiếp cho học sinh.
Giáo viên thành người đóng thế
Thường trong những lần thay sách, báo cáo viên sẽ thuyết trình phần lý thuyết cụ thể như quy trình lên một tiết dạy như thế nào? Hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh...Sau đó, chia giáo viên theo từng nhóm.
Báo cáo viên phân chia môn thực hành như nhóm dạy tiếng Việt, nhóm dạy Toán, nhóm Tự nhiên và Xã hội... các nhóm tiến hành soạn bài theo lý thuyết vừa tiếp thu. Cuối cùng chọn một giáo viên có năng lực đóng vai người giảng (thầy hoặc cô giáo).
Giáo viên lên giảng, những giáo viên còn lại sẽ làm học sinh, báo cáo viên và những nhóm còn lại đóng vai người dự giờ để nhận xét ưu khuyết điểm của tiết dạy.
Tiết dạy diễn ra cứ như thật!
Giáo viên trong vai học sinh khi được mời trả lời cũng "thưa cô (thầy)..." và xưng em. Có giáo viên còn tạo tình huống cho đồng nghiệp mình xử lý để làm hấp dẫn thêm tiết dạy bằng cách cố tình trả lời sai một vài câu hỏi, làm sai một vài bài tập, thậm chí tỏ vẻ lơ là không chú ý...
Các nhóm xoay vòng dạy hết môn này đến môn khác sau đó đến phần nhận xét những điều được, chưa được của tiết học. Hết đợt tập huấn, về trường thầy cô sẽ đem hết những gì mình đã học, đã tiếp thu vào dạy cho trò.
Có điều "nó chẳng ăn nhập vào đâu" như lời của nhiều giáo viên kết luận. Vì những kiến thức, những phương pháp giáo viên triển khai với chính những cô cậu học trò thật của mình nó chẳng đơn giản như khi dạy cho những học trò là chính thầy cô đóng thế.
Những kiến nghị thử nghiệm chương trình mới
Trước thềm thay chương trình, chúng tôi xin được gửi kiến nghị đến Bộ Giáo dục và Đào tạo với mong muốn đợt tập huấn tới đây sẽ không đi theo lối mòn của những lần tập huấn trước.
Có thế chúng ta mới có thể đánh giá một cách khách quan nhất để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp cả nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy.
Thứ nhất, hạn chế triển khai lý thuyết tăng phần thực hành cụ thể thực nghiệm dạy minh họa trên chính học sinh của khối lớp đó.
Lý thuyết chỉ cần khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu bằng tài liệu.
Lớp được dạy thực nghiệm là lớp học cũng được bốc ngẫu nhiên bất kì trong khối để có đầy đủ các trình độ học sinh từ (giỏi, khá, trung bình, yếu).
Chúng tôi kịch liệt phản đối kiểu chọn lớp dạy thực nghiệm mà trước đó nhà trường đã chọn một lứa học sinh nổi trội của các lớp đưa qua, điều này sẽ không phản ánh trung thực chất lượng giờ dạy.
Thứ hai, không chọn giáo viên nòng cốt để thể nghiệm, cần tổ chức bốc thăm công khai trong tất cả giáo viên đi tập huấn. Mỗi môn dạy cần bố trí vài ba giáo viên thể nghiệm một lần.
Thứ ba, bài giảng sẽ do chính giáo viên dạy tự soạn mà không phải huy động nhóm, tổ thầy cô cùng soạn chung thiết kế ấy.
Thứ tư, tạo điều kiện cho giáo viên được công khai góp ý về ưu khuyết điểm của tiết dạy những điều được và chưa được, những điều cần khắc phục. Điều này vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện.
Trong thực tế của những lần thay sách trước đây, giáo viên thường bị cấp trên chủ yếu là cấp phòng, sở "trấn áp" khi nêu ý kiến trái chiều.
Thế rồi, chẳng ai dám nêu những băn khoăn trăn trở, chẳng ai dám nói hết những suy nghĩ thật (thường là những tồn tại, vướng mắc) của mình ngoài những lời ca ngợi, tung hô cho đẹp lòng cấp trên.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng - Giám đốc dự án ETEP (Chương trình phát triển các trường sư phạm), Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, song song với biên soạn sách giáo khoa sẽ là dạy thử nghiệm chương trình mới. Việc dạy thử nghiệm cũng chỉ đối với nội dung mới, khó.
Hy vọng rằng, nếu tổ chức dạy thử nghiệm chương trình mới đúng nghĩa sẽ rút ra được khá nhiều những điều bổ ích giúp cho việc xây dựng chương trình mới trở nên hoàn thiện hơn.
Theo Giaoduc.net
Tưởng chương trình mới giảm tải, ai dè chất thêm gánh nặng lên học sinh lớp 1 Mục tiêu của giáo viên khi dạy lớp 1 là cuối năm các em đọc thông, viết thạo đã là một thành công lớn. Chuyện tưởng đơn giản thế nhưng không dễ gì đạt được. Những yêu cầu mới đối với các em học sinh lớp 1 là quá nặng LTS: Trước những yêu cầu của chương trình mới gây ra áp lực...