Chương trình sữa học đường: Phấn đấu 90% trẻ em được uống sữa
Năm học 2018 – 2019, Hà Nội triển khai Chương trình Sữa học đường, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí; nhà cung cấp hỗ trợ 20% còn lại 50% phụ huynh học sinh tự đóng góp. Học sinh nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số… được uống miễn phí.
Từ năm học 2018 – 2019, các em học sinh trên địa bàn TP.Hà Nội sẽ được uống sữa học đường. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã cung cấp thông tin này tại hội nghị giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 25-9-2018.
Tại hội nghị, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày tại trường, năm học 2018 – 2019, Hà Nội triển khai Chương trình Sữa học đường.
Mục tiêu của chương trình là phấn đấu đến năm 2020 có trên 90% trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường, góp phần tăng chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi từ 1,5 – 2 cm so với năm 2010; 100% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ của những trẻ em tham gia uống sữa được truyền thông, tư vấn về dinh dưỡng…
Theo đó, để thực hiện được chương trình này, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 30% kinh phí; nhà cung cấp hỗ trợ 20%, còn lại 50% phụ huynh học sinh tự đóng góp.
Đối với trẻ em hộ nghèo, cận nghèo (theo quy chuẩn hộ nghèo, cận nghèo do UBND thành phố ban hành), học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách sẽ được ngân sách hỗ trợ 50% và doanh nghiệp hỗ trợ 50% (được uống sữa miễn phí). Đơn giá của một hộp sữa tạm tính là 6.875 đồng/hộp 180ml (đã có thuế giá trị gia tăng).
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tiến hành bán hồ sơ mời thầu cho các nhà cung cấp sữa có đủ năng lực và điều kiện cần thiết về các tiêu chí đối với sữa học đường sử dụng cho học sinh mầm non và tiểu học. Dự kiến, trong học kỳ I của năm học 2018 – 2019, học sinh ở hai cấp học mầm non và tiểu học sẽ được sử dụng sữa học đường này.
Video đang HOT
Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không có đường, đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Chương trình Sữa học đường không bắt ép phụ huynh phải tham gia, hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Hiện nay, Sở đang chỉ đạo phòng giáo dục các quận, huyện phát đăng ký cho phụ huynh tham gia chương trình này, phụ huynh có thể đăng ký tham gia hoặc không tham gia. Sau này, nếu phụ huynh học sinh nhận thấy được lợi ích của việc uống sữa học đường thì vẫn có thể đăng ký mua sữa thêm. Nhà cung cấp sẽ căn cứ theo đề nghị của phụ huynh ở các trường đó cấp thêm.
Theo hanoimoi
Sữa học đường: Nhân văn nhưng vì sao vẫn băn khoăn?
Năm 2018 - 2019, Sở GD&ĐT Hà Nội bắt đầu triển khai chương trình "Sữa học đường" theo hình thức tự nguyện. Tuy nhiên, dù chương trình mới đang ở giai đoạn khảo sát ý kiến phụ huynh nhưng hiện nay đã có nhiều vướng mắc.
Cải thiện dinh dưỡng
Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... chương trình Sữa học đường được triển khai từ rất sớm, giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em. Thì tại Việt Nam, chỉ khoảng 30% dân số biết và có thói quen tiêu dùng sữa, các sản phẩm từ sữa. Trong số 30% dân số sử dụng sữa thì trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước, nguồn lực chính của xã hội - cũng chỉ chiếm xấp xỉ 30%. Tỷ lệ trẻ em Việt Nam còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu vẫn ở mức rất cao so với thế giới, trong đó tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi lên tới 24,6%.
Chương trình Sữa học đường theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ đến năm 2020. Hiện nay, cả nước có 10 tỉnh/thành triển khai chương trình sữa học đường với ý nghĩa nhân văn và đạt được những kết quả khả quan trong cải thiện tình trạng thể chất của các em học sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp coi và nhẹ cân của các địa phương.
Sữa học đường là một chương trình rất nhân văn và mang ý nghĩa thiết thực
Đề án "Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020" đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020.
Giá thành một hộp sữa học đường dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp 180 ml, không tăng từ năm 2018 đến hết năm 2020. TP sẽ trợ giá 30% từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh góp 50%. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 triệu đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng.
Đề án đặt ra mục tiêu, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học đạt trên 40% và đáp ứng thêm 30% nhu cầu sắt, canxi và vitamin D. Và sẽ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học xuống dưới 5,5%. Đồng thời, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mẫu giáo xuống dưới 13,5%, trung bình 0,3%/năm và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh tiểu học trung bình mỗi năm 0,2%.
Vì sao vẫn băn khoăn?
Dù thừa nhận sữa học đường là chương trình tốt, nhân văn và nên thực hiện, song không ít phụ huynh tỏ ra lo lắng, có phần e ngại bởi nhà trường thông báo đăng ký khi chưa có thông tin doanh nghiệp trúng thầu cung cấp sữa.
Trên diễn đàn mạng xã hội, một số bậc phụ huynh lo lắng, nếu thực hiện chương trình sữa học đường thì liệu chất lượng sữa con họ uống có được đảm bảo, loại sữa con họ uống vào hàng ngày là sữa gì. Ai là người sẽ kiểm soát về chất lượng sữa mà các em học sinh uống? Khi uống sữa tại trường, các em có được cầm vỏ hộp sữa đó về nhà không? Bằng cách nào để bố mẹ - người bỏ tiền biết được chất lượng loại sữa mà con mình uống hàng ngày về: khối lượng, hàm lượng, thời hạn...
Có 2 con đang theo học một trường tiếu học ở Cầu Giấy (Hà Nội), chị Trần Kim Hoa tỏ ra lo ngại về chất lượng sữa trong chương trình này: "Tôi ký không tham gia chương trình sữa học đường cho con vì không thể kiểm chứng được chất lượng sữa, trước kia đã có tình trạng ngộ độc trong chương trình sữa học đường nên phụ huynh chúng tôi rất lo lắng. Bản thân tôi còn lo ngại các loại sữa đưa vào trường học là những sữa cận date (hạn sử dụng - PV)".
Con trẻ được uống sữa ở trường là một niềm vui, nhưng không ít phụ huynh vẫn tỏ ra chưa an tâm về chất lượng sữa
Nhiều chuyên gia y tế cũng cho rằng, vấn đề vận chuyển và bảo quản sữa của chương trình Sữa học đường cần được quan tâm. Hiện, diện tích các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố còn hạn chế, việc bố trí phòng, nhiệt độ bảo quản và kệ để sữa theo đúng tiêu chuẩn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chương trình cần chú trọng khâu kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai, có thể mời hội phụ huynh tham gia giám sát. Các ban, ngành liên quan cần nghiêm túc kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu lựa chọn đơn vị cung cấp sữa đến khâu vận chuyển để bảo đảm trẻ được uống sữa chất lượng và an toàn. Các trường cần tiến hành theo dõi các chỉ số phát triển về thể lực, chiều cao của trẻ để thấy được sự hiệu quả của chương trình...
Trước những băn khoăn của dư luận về vấn đề này, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, Sở GD&ĐT và các đơn vị liên quan đang triển khai bán hồ sơ mời thầu. Đã có 7 đơn vị đăng ký tham gia.
Sau khi hoàn thành khâu này, Sở sẽ công bố cụ thể tên của đơn vị trúng thầu tới tất cả phụ huynh. Nhưng, dù là đơn vị nào trúng thầu thì cũng phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y tế về chất lượng sữa và đủ năng lực để đáp ứng cung ứng cho số lượng lớn trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Hà Nội tham gia đề án sữa học đường.
Để đảm bảo việc thực hiện Chương trình Sữa học đường diễn ra đạt mục tiêu, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ thành lập Ban chỉ đạo quản lý và giám sát. Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm giám sát về thông số kỹ thuật theo yêu cầu của Chương trình Sữa học đường TP Hà Nội. Cùng với đó là giám sát quá trình giao nhận, uống sữa của các em học sinh tại nhà trường.
Chương trình Sữa học đường là chủ trương tốt mà Chính phủ đã ban hành từ năm 2016 nhằm nâng cao thể chất cho học sinh, nếu triển khai một cách khoa học, nghiêm túc và minh bạch, sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho 1,3 triệu trẻ em Hà Nội, mà còn kích thích kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc triển khai có vấn đề và nhiều câu hỏi về cách thực hiện chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Vấn đề quan trọng nhất chính là cần có cơ chế để kiếm soát tốt nguồn cung trên cơ sở minh bạch hóa giá cả, chất lượng lẫn địa chỉ đơn vị cung cấp. Chỉ khi có đầy đủ thông tin thì phụ huynh sẽ thấy việc tham gia là cần thiết mà không là bị "ép" tự nguyện để các trường hoàn thành chỉ tiêu.
Theo congly
9 chỉ tiêu của chương trình sữa học đường Một chỉ tiêu của chương trình sữa học đường là đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi tăng 1,5-2 cm so với năm 2010. Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin về việc thành phố dự kiến chi hơn 1.200 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường, nhiều độc giả thắc mắc tại...