Chương trình sư phạm chất lượng cao của Thanh Hóa: 1 sinh viên vẫn mở lớp
Dù chỉ có 1 sinh viên, trường Đại học Hồng Đức vẫn sẽ mở lớp để đào tạo, thực hiện đúng tinh thần của đề án đào tạo ngành sư phạm chất lượng cao.
Trường ĐH Hồng Đức hiện mới chỉ tuyển được 1 sinh viên cho ngành Toán ở chương trình đào tạo chất lượng cao.
Chương trình đào tạo sư phạm chất lượng cao của Thanh Hóa đang gặp khó khi hiện tại ngành Toán mới chỉ tuyển được 1 sinh viên, ngành Lý chưa có sinh viên nào.
Tuy nhiên trao đổi với Lao Động, trường Đại học Hồng Đức – đơn vị triển khai chương trình đào tạo sư phạm chất lượng cao – khẳng định, chủ trương của nhà trường là dù chỉ có một sinh viên, nhà trường vẫn sẽ mở chương trình chất lượng cao, để đáp ứng yêu cầu của đề án. Bởi đề án này được mở ra không chỉ cho năm nay mà còn kéo dài những năm tới theo yêu cầu của tỉnh.
Ông Hoàng Dũng Sỹ – Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Hồng Đức cho biết, việc mở lớp khi chỉ có một sinh viên cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn về giờ giấc, cơ sở vật chất, thời gian…, tuy nhiên nhà trường chủ trương chấp nhận, ưu tiên hàng đầu cho việc đào tạo chất lượng cao này.
Trong năm học tới nhà trường vẫn có chủ trương đề xuất với tỉnh mở tiếp 4 ngành chất lượng cao còn lại của bộ môn văn hóa là sư phạm Địa lý, sư phạm tiếng Anh, sư phạm Sinh học, sư phạm Hóa học, ngoài 4 ngành của năm nay là Toán, Văn, Lịch Sử, Vật Lý.
Cũng theo ông Sỹ, riêng môn Văn, tính đến 5.8 có 13 em đăng ký học, nhưng thời điểm này đã được bổ sung thêm một số em mới về đăng ký học. Trong đợt 1, ngành Toán và Lý hồ sơ ít nhưng hiện nay sau khi công bố danh sách trúng tuyển lên, các em học sinh đạt chuẩn đó đang có xu hướng quay về trường để đăng ký hưởng thụ những ưu đãi của đề án.
Video đang HOT
Lý giải về việc năm học này gặp khó khăn trong quá trình chiêu sinh, Trưởng phòng đào tạo trường Đại học Hồng Đức cho biết, ngày 2.4 mới có quyết định chính thức của UBND tỉnh về đề án này, sau khi có đề án, nhà trường đã có những hướng dẫn nhưng nhiều em cũng chưa nắm được chương trình này. Hơn nữa điểm thi năm nay thấp hơn so với năm ngoái nên việc chiêu sinh cũng gặp khó. Mùa tuyển sinh năm sau trường sẽ có những điều chỉnh hợp lý hơn.
Nhà trường vẫn đang song hành cùng với chương trình, việc các em đạt được chuẩn đầu vào cao sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của đề án, của tỉnh.
Trước đó, Thanh Hóa “đặt hàng” trường Đại học Hồng Đức thực hiện đề án đào tạo ngành sư phạm chất lượng cao.
Để tham gia học chương trình, sinh viên phải có điểm thi đầu vào đại học từ 24 điểm trở lên của tổ hợp 3 môn thi xét tuyển đại học (không tính điểm nhân hệ số (nếu có) của từng môn thi), trong đó: không có môn nào dưới 5,0 điểm và môn chủ chốt của ngành đào tạo phải đạt từ 8,0 điểm trở lên hoặc ứng viên có đủ điều kiện tuyển thẳng vào đại học theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
NGUYỄN HÀ
Theo laodong.vn
Thủ tướng kỳ vọng ĐH Cần Thơ lọt top trường ĐH hàng đầu châu Á
Chiều ngày (10/8) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Cần Thơ. Cùng đi với đoàn còn có ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo các bộ ngành có liên quan.
Tại buổi làm việc, PGS-TS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ báo cáo Thủ tướng, trường ĐH Cần Thơ là một trong 19 trường đại học trọng điểm được Nhà nước giao trọng trách đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học; là một trong ít trường đại học đa ngành ở Việt Nam có cơ cấu ổn định với 16 khoa, 3 viện nghiên cứu, 18 trung tâm, 15 phòng ban chức năng.
Hiện trường có 98 chuyên ngành đào tạo đại học với 44.000 sinh viên, trong đó có 29.380 sinh viên chính quy. Bên cạnh đào tạo đại học, trường đã phát triển 45 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ với quy mô 2.558 học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, khoa học tự nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật và công nghệ...
Nhà trường có tổng số 1.884 cán bộ, giảng viên và người lao động. Trong đó có 1.105 giảng viên có trình độ sau đại học, chiếm 95,11% gồm: 11 giáo sư, 133 phó giáo sư, 236 Tiến sĩ, 671 thạc sĩ. Trường hiện có bốn khu hành chính với tổng diện tích 209 ha đất.
Trong hơn 52 năm, Trường ĐH Cần Thơ đã cung cấp cho đất nước mà đặc biệt là vùng ĐBSCL 160 ngàn kỹ sư/cử nhân, 9 ngàn thạc sĩ và 100 tiến sĩ. Đây là nguồn nhân lực quan trọng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, nhất là khu vực ĐBSCL.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi thăm và làm việc với ĐH Cần Thơ
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được mà đội ngũ nhà giáo Trường ĐH Cần Thơ đã đóng góp trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.
"Trường ĐH Cần Thơ đứng trong tốp đầu các trường đại học của Việt Nam về số lượng công bố quốc tế. Theo xếp hạng Webo, ĐH Cần Thơ xếp thứ 3 của Việt Nam; thứ 57 của khu vực Đông Nam Á; 701 của châu Á và thứ 2.704 trong số gần 12.000 trường đại học và học viện trên thế giới. ĐH Cần Thơ hoàn toàn có thể định vị với vai trò là nơi khởi nguồn các ý tưởng sáng tạo, phát kiến, khởi nghiệp. Trường nên mạnh dạn thay đổi sứ mệnh phụng sự xã hội, thông qua đổi mới trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu sáng tạo", Thủ tướng đề nghị.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Trường ĐH Cần Thơ.
Theo Thủ tướng, Trường ĐH Cần Thơ cần hướng đến là 1 trong 20 trường đại học hàng đầu về nghiên cứu ở Đông Nam Á vào năm 2030, là mô hình đại học kiểu mẫu của Việt Nam thông qua sự kết hợp các tri thức cơ bản với giáo dục thực tế, qua đó đào tạo nên những con người có khả năng, tạo dấu ấn mới, được vinh danh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế.
Thủ tướng cũng cho rằng, trường cần hướng tới sự khác biệt và suy nghĩ độc đáo; thúc đẩy sự hiểu biết và đa dạng về văn hóa. ĐH Cần Thơ sẽ là một cộng đồng biết chia sẻ, biết hợp tác, bình đẳng và sự tôn trọng. Mục tiêu chiến lược nữa là ĐH Cần Thơ tạo cơ hội và điều kiện tiếp cận cho bất cứ ai đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về mặt học thuật.
"Để đảm chất lượng, ĐH Cần Thơ phải dựa vào 3 trụ cột. Trước hết là sự cam kết của trường, từ hiệu trưởng đến mỗi giảng viên, nhân viên và đặc biệt là sinh viên. Thứ hai là sự công nhận của xã hội. Và thứ ba là kiểm định chất lượng giáo dục", Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng "đặt hàng" ĐH Cần Thơ một số việc như lọt top trường đại học hàng đầu khu vực châu Á vào năm 2020, chậm nhất là 2025 đứng trong top 1.000 của thế giới.
ĐH Cần Thơ cần tăng gấp đôi số đầu báo quốc tế trong 5 năm tới. Trường tự đưa ra cam kết về số lượng bằng xác minh, sáng chế trong 5 năm tới; cam kết về số dự án khởi nghiệp của cả sinh viên và của giảng viên, tự đưa ra cam kết về số đề tài, công nghệ chuyển giao thành công cho doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng mong muốn, ĐH Cần Thơ là cơ sở nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng đã đến dự lễ khánh thành giai đoạn 1 khu tổ hợp đại học và công viên phần mềm FPT tại Cần Thơ.
Phạm Tâm
Theo Dân trí
Đắk Nông: Trí thức trẻ đưa công nghệ thông tin đến với học sinh vùng cao Lần đầu tiên được làm quen với máy vi tính, nhiều em học sinh dân tộc thiểu số ở huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông rất ngỡ ngàng và rụt rè, không dám sử dụng. Tuy nhiên, gần 1 tháng được hướng dẫn, các em đã làm quen và thao tác thành thạo được trên máy tính. Cứ 8h sáng hàng ngày, từ...