Chương trình SGK mới ở miền núi: Có tình trạng học trước, quên sau
Theo phản ánh của một số giáo viên tại xã miền núi của TP Hạ Long, Quảng Ninh, chương trình sách giáo khoa mới khá hay nhưng môn tiếng Việt lớp 1 còn nặng, có tình trạng học sinh học trước quên sau.
Có tình trạng học sinh học trước, quên sau
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Đồng Lâm 2, TP Hạ Long, Quảng Ninh năm nay chỉ có 1 một lớp 1 ở điểm chính, với 29 học sinh.
Trong số đó, có nhiều em hoàn cảnh khó khăn, phải ở lại bán trú. Các em hầu như ít có điều kiện được bố mẹ kèm học ban đêm do bà con đều là dân tộc thiểu số, chủ yếu làm nông.
Em Trịnh Khúc Toán, học sinh lớp 1 của trường cho biết, bố em thường đi làm thuê xa, mẹ bị khuyết tật vận động. Hàng tuần, thầy cô trong trường thay phiên đưa đón em đến ở bán trú tại trường.
“Các em ở bán trú, thầy cô nào rảnh thì kèm thêm ban đêm nhưng hầu như các em chủ yếu tự học”, một giáo viên của trường nói.
Cũng là học sinh lớp 1, em Đặng Bảo Anh, có bố mẹ hoàn toàn làm nông. Em kể, buổi tối toàn tự học bài vì bố mẹ làm nương, về rất muộn.
Theo thầy Vũ Hoàng Luân, Hiệu trưởng nhà trường, các môn học khác rất vừa phải nhưng môn tiếng Việt lớp 1 khá nặng.
Vài tháng đầu triển khai Chương trình SGK mới, một số học sinh miền núi khá khó khăn khi tiếp cận môn tiếng Việt lớp 1.
Ghi nhận tại giờ học tiếng Việt tại lớp 1, các em học sinh khá khó khăn trong việc đánh vần và ghép từ, đặc biệt nối các từ dài.
Nguyên nhân do đa số học sinh học hết mầm non đều chưa nhận biết được hết mặt chữ cái, khi lên lớp 1 các em chưa quen.
Cùng với đó, lượng kiến thức trong 1 bài học lớn, chẳng hạn như trong một bài học mà học sinh phải học 2 âm, nên các em không theo kịp, mà thời lượng học quá ít, trong 2 tiết phải thực hiện đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Cũng theo thầy Luân, một phần nguyên nhân chương trình sách giáo khoa (SGK) nặng vì đây chủ yếu học sinh dân tộc thiểu số, nhận thức chậm.
Trong khi đó, phụ huynh thiếu rèn giũa, kèm cặp các con vào buổi tối vì dân trí còn thấp.
“Do một số nguyên nhân trên nên vài tháng đầu, cô trò đều ‘lăn lê bò càng’. Có tình trạng một số học sinh học trước quên sau, ‘chữ em trả thầy’ nên phải ‘bồi’ để làm sao vào bài mới các em hiểu được.
Thầy cô tăng thời gian dạy lên rất nhiều, nhất là trong thời gian đầu. Thực sự lúc đó, giáo viên và học sinh rất nặng.
Video đang HOT
Còn sau khoảng 6 tuần học, hy vọng cả giáo viên và học sinh dần quen với guồng quay”, thầy Luân cho hay.
Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đọc tốt trong giờ tiếng Việt lớp 1.
Chia đối tượng học sinh để kèm cặp
Để học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất, các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 cũng dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu SGK mới, từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với các em dân tộc thiểu số khi còn yếu về tiếng Việt.
Cô Bàn Thị Hường, giáo viên chủ nhiệm lớp 1, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Đồng Lâm 2 cho biết, triển khai bất cứ chương trình gì mới cũng khó khăn.
Đặc biệt với trường miền núi như Đồng Lâm 2, các cháu còn nhút nhát rụt rè, phụ huynh chủ yếu làm nông, chưa có điều kiện quan tâm đến học sinh nên giáo viên gặp nhiều khó khăn hơn.
Cụ thể, ở Chương trình SGK mới, các em phải thuộc được bảng chữ cái thì ghép vần nhanh hơn nhưng học sinh ở đây chưa thuộc nên vài tháng đầu cô trò đều chật vật.
Để học sinh nhớ bài tốt hơn, cô Hường đã tìm tòi, tham khảo các cách dạy học của các cô giáo khác bằng cách phân loại đối tượng học sinh trong lớp để kèm cặp kĩ bài học.
“Chẳng hạn trong một bài, những em học tốt, tôi cho đọc hết bài còn những em chậm hơn có thể chỉ đọc các từ và dành thời gian kèm nhiều hơn tới đối tượng này.
Với cách thức đó, sau gần 2 tháng, khoảng 50% học sinh của lớp đã có thể đọc trơn, học sinh giảm bớt tình trạng “học trước quên sau”", cô Hường nói.
Tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, học sinh lớp 1 nắm bắt khá tốt nhưng nhiều em vẫn chật vật với môn tiếng Việt.
“Một phần do năng lực học tập của từng em nhưng một phần, em nào được bố mẹ kèm cặp tốt sẽ học tốt hơn”, một giáo viên lớp 1 ở đây cho hay.
Để học sinh bắt nhịp tốt hơn với chương trình SGK mới, một số giáo viên trường này cũng phân chia năng lực học sinh để kèm kĩ. Nhờ vậy, trình độ của các học sinh này tiến triển tốt hơn.
Bà Lê Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo cho hay, trong quá trình triển khai, nhà trường cũng thường xuyên kiểm tra, dự giờ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần để nắm bắt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài ra, nhà trường thường xuyên tổ chức họp các tổ chuyên môn, để các giáo viên thảo luận đưa ra những giải pháp phù hợp, từ khâu thiết kế đồ dùng học tập, bộ chữ cho học sinh đến phương pháp giảng dạy…
Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục VN cũng có "sạn", quên thực hiện tác quyền
Không chỉ bộ sách giáo khoa (SGK) của NXB Đại học Sư phạm Hà Nội có "sạn" như dư luận đã chỉ ra, mà các sách Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam cũng chứa nhiều "sạn" khó chấp nhận.
Sách Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam.
SGK cần tôn trọng bản quyền
SGK là hàng hóa nhưng cũng là sản phẩm văn hóa đặc thù, đòi hỏi sự chuẩn mực, chính xác. Trong lúc cả nước đang thực hiện tuyên truyền, kêu gọi người dân tôn trọng quyền tác giả, thực hiện Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ, thì một văn bản cần chuẩn mực như SGK lại "quên" thực hiện việc này.
Cụ thể, trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam có rất nhiều truyện, bài tập đọc, kể chuyện được chuyển thể, phóng tác, phái sinh từ các tác phẩm, truyện ngụ ngôn của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước, nhưng lại không thấy ghi tên tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm.
Sách Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam.
Chẳng hạn, "Chó sói và cừu non" thì ai cũng biết đây là một truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Fontaine, nhưng tại trang 63, tiếng Việt tập 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", khi các tác giả dựa vào nội dung câu chuyện để chuyển thể sang tranh vẽ và yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện, lại không hề ghi hay chú thích tên tác giả.
Tương tự, các truyện "Con quạ thông minh" (trang 43), "Cô chủ không biết quý tình bạn" (trang 53), "Hai người bạn và con gấu"... cũng như vậy.
Nhiều tác phẩm sử dụng trong SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" của NXB Giáo dục Việt Nam không ghi nguồn tác phẩm chuyển thể, phóng tác theo.
Hay truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop - "Rùa và Thỏ", được các tác giả phóng tác lấy tiêu đề là "Thỏ và rùa" (trang 83) và cũng không ghi tác giả, hay nguồn gốc tác phẩm mà mình đã phóng tác theo.
Trẻ con lớp 1 như tờ giấy trắng. Mỗi trang sách sẽ theo trẻ trong suốt cuộc đời. Đáng lẽ trẻ cần được dạy về sự tôn trọng tri thức của người khác, tôn trọng bản quyền, thì các tác giả viết SGK lại "quên" thực hiện tôn trọng quyền tác giả.
Việc này có thể khiến dư luận hiểu lầm là các câu chuyện nổi tiếng kể trên là của nhóm tác giả biên soạn SGK. Nó chẳng khác nào hành động biến tác phẩm của người khác thành của mình và việc này "lọt" qua nhiều khâu từ biên tập, thẩm định, đến phê duyệt.
Nhiều "sạn", kiến thức nặng, khó với học sinh lớp 1
Trong 5 bộ SGK thì Tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" đang nhận được nhiều ý kiến của giáo viên về việc sách có nhiều kiến thức khó, nặng, quá tải.
Trong một bài học của sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" yêu cầu học sinh học đến 4 vần.
Theo một giáo viên dạy tiểu học ở Hải Phòng, các bài học chữ và vần của sách có tốc độ "nhanh như điện". Nhiều bài học, học sinh phải học từ 3 đến 4 vần, trong khi sách cũ chỉ dạy mỗi bài 2 vần.
Trong các bài học chữ, vần, học sinh cũng phải làm quá nhiều việc, phải nói các câu dài. Vì các bài học được sắp xếp như vậy nên giáo viên vất vả hơn trong việc dạy, học sinh cũng áp lực trong việc học.
Trẻ lớp 1 cần thời gian thích nghi, làm quen sau khi chuyên cấp, có thời gian nghỉ ngơi. Việc phải học liên tục với khối lượng kiến thức như vậy khi mới vào lớp 1 có thể khiến trẻ sợ học, phụ huynh cũng gặp áp lực trong việc kèm con học ở nhà.
Ngoài ra, trong sách Tiếng Việt 1 bộ "kết nối tri thức với cuộc sống" cũng có nhiều bài tập rất nặng, khó với học sinh lớp 1.
Trẻ lớp 1 được yêu cầu làm bài tập ghép từ để tạo nên tên các con vật.
Chẳng hạn bài tập 1, trang 174 (tập 1) yêu cầu trẻ vừa ghép chữ để tìm tên con vật, vừa thêm dấu thanh. Xem hình thì đến người lớn biết hết tên con vật rồi còn khó tìm được đủ tên 11 con vật khi ghép các ô chữ, trẻ con lại còn phải thêm dấu thanh trên những tên đó, trong khi chưa thể đọc viết thành thạo. Bài tập này được nhiều giáo viên đánh giá là không phù hợp, quá sức với học sinh lớp 1.
Trong sách này lại có rất nhiều bài tập ô chữ kiểu này. Trẻ em lớp 1 nghịch ngợm, hiếu động đâu chịu ngồi im đọc cả trang chữ dày đặc của 1 bài tập, có câu lệnh dài, rồi phải đọc để đoán ra từng từ, kiên nhẫn điền từng chữ vào dày đặc các ô, không được nhầm lẫn.
Nhiều bài học có chi tiết phi lý
Ngoài ra, trong cuốn SGK của NXB Giáo dục Việt Nam còn có nhiều chi tiết được cho là phi lý khác.
Bài trang 145 tiếng Việt lớp 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" viết: "Ông mặt trời nhô lên từ biển. Mặt biển nhuộm một màu xanh biếc". Ông mặt trời nhô lên từ biển thì biển phải màu hồng chứ sao lại xanh biếc?
Bài đọc trang 59 viết "chia dĩa" nhưng trên bàn thấy mấy cái đĩa rất to, dĩa thì phải căng mắt nhìn mới thấy. Giáo viên, phụ huynh người miền Nam cứ tưởng nói về những cái đĩa, vì tiếng Nam Bộ thì dĩa có nghĩa là đĩa.
Chương trình, SGk lớp 1: Chủ động chọn ngữ liệu dạy học SGK Tiếng Việt 1 được thiết kế mở, trao quyền chủ động, linh hoạt cho GV. Do vậy, việc điều chỉnh ngữ liệu được đa số GV áp dụng để phù hợp khả năng tiếp nhận của mỗi HS và điều kiện thực tế từng trường. Cô Dương Thu Hằng và HS lớp 1A Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng -...