Chương trình phổ thông mới: ‘Không mới về công nghệ, tư duy’
Đó là chia sẻ của GS Hồ Ngọc Đại liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được Bộ GD&ĐT ban hành. Theo ông, cách thiết kế chương trình tuy gọn gàng hơn nhưng vẫn còn nhiều điểm cần lưu ý, như về việc dạy học tích hợp hay công nghệ thực thi chương trình chưa có gì mới, còn theo kiểu “nông dân”.
Vẫn mang tính “học trò trong phòng thi”
Trao đổi với PV Báo PNVN ngày 7/1, GS Hồ Ngọc Đại cho biết, một chương trình mới phải đảm bảo được hai yếu tố quyết là tư tưởng và công nghệ thực thi. Tuy nhiên, ông chưa thấy rõ hai yếu tố này trong chương trình mới.
“Tôi thấy tư duy của chương trình này vẫn mang tính “học trò trong phòng thi”, trong khi công nghệ thực thi thì chẳng có gì mới” – ông nhìn nhận.
Theo GS Hồ Ngọc Đại, công nghệ thực thi của chương trình mới về cơ bản vẫn là thầy giảng, trò ghi nhớ. Trong khi đó, mới phải là thầy không giảng, học trò cũng không cần quá cố gắng. “Việc học là việc bình thường, hàng ngày. Sự cố gắng là khi chống lại tự nhiên thì mới cố gắng chứ tôi không thấy phù hợp khi phải ra sức khẩu hiệu phấn đấu, quyết tâm “Đi học phải là hạnh phúc, mỗi ngày đến trường hãy để cho trẻ là một ngày vui” – ông nói.
Nói về tư duy của chương trình thể hiện trong cách thiết kế nội dung, GS Hồ Ngọc Đại thẳng thắn, các tích hợp liên môn của chương trình mới không tư duy bằng khái niệm mà tư duy kiểu “nông dân”, giống như kiểu sắm một cái dao để làm một lúc nhiều việc khác nhau. Tư duy hiện đại, theo ông phải là “cái nào ra cái ấy”.
“Hãy nhìn cái chén uống nước này. Cái chén là cái chén, không thể dùng nó để chặn giấy, để đựng đồ được, chức năng chính của nó là uống nước. Cũng giống như việc tích hợp lịch sử và địa lý, hai môn này làm sao mà tích hợp được? Sử là sử, địa là địa. Sử vẫn là môn học vô cùng quan trọng, đứng độc lập thì mới thể hiện được trọn vẹn giá trị của môn học” – GS Hồ Ngọc Đại nêu quan điểm.
GS Hồ Ngọc Đại mượn chiếc chén uống nước để phân tích về dạy học tích hợp. Ảnh: D.H
Với chương trình mới, GS Hồ Ngọc Đại nhìn nhận rằng có thể gọn gàng hơn chương trình cũ nhưng về bản chất không có gì mới mang tính đột phá, cơ bản vẫn như “vỏ mới ruột cũ”. Nếu thực hiện không khéo sẽ dễ “đâu lại vào đấy”.
Video đang HOT
Ông cũng chia sẻ rằng, không ít giáo viên tâm tư với ông về các phương pháp dạy học theo chương trình mới. Bởi có một thực tế là với phương pháp cũ, trẻ có thể thực thi nhưng với thời điểm hiện tại, trẻ có thể sẵn sàng “chống lại”, nêu lên chính kiến của mình. “Giáo viên họ thấm điều này, chỉ có điều họ không dám “kêu” mà thôi! Kỹ năng của thế hệ giáo viên mới phải là biết nghe và hướng dẫn trẻ chứ không phải áp đặt chúng” – GS Hồ Ngọc Đại khẳng định.
Triết lý phù hợp nhất là “giáo dục hợp tác”
Nói rộng ra về triết lý giáo dục thời điểm hiện tại của giáo dục nước nhà, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng nhất thiết phải đặt ra vấn đề này để bàn thảo. Thực ra phạm trù rộng lớn này đã được bàn thảo nhưng vẫn “chưa đâu vào đâu, phần lớn mang tính trích dẫn”. Khi đặt ra chương trình mới, triết lý giáo dục lại càng là vấn đề bức thiết, bởi nếu không có triết lý chỉ dẫn, mọi thứ dễ trở nên “lộn xộn, lung tung” – theo cách nói của ông.
GS Hồ Ngọc Đại cho biết, có hai triết lý mà ông thấy rõ ràng trong quá khứ là triết lý phục tùng của Khổng Tử. “Cả nước phục tùng vua, trong nhà phục tùng cha, học trò phục tùng thầy, vợ phục vụ chồng. Xã hội đẳng cấp thì giáo dục phục tùng là đúng” – ông nói.
Triết lý thứ 2 thuộc về Karl Marx đó là triết lý đấu tranh, điều này cũng phù hợp với lịch sử trong một xã hội giai cấp.
Ảnh minh họa
Với thời điểm hiện tại của xã hội hiện đại, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng triết lý phù hợp nhất là “giáo dục hợp tác”. Đó là hợp tác giữa trẻ, giữa nhà trường và trẻ em, nhà trường và gia đình… “Giới này là của cá nhân, xã hội hiện đại thuộc phạm trù cá nhân. Phải tổ chức hợp tác giữa thầy trò, các trò, cha mẹ con cái, nhà trường và gia đình, phải là sự hợp tác” – ông cho hay.
Cũng theo ông, hiện giáo dục Việt Nam vẫn triết lý cũ, nó chỉ đúng trong thời đại của nó chứ hiện tại thì không còn phù hợp nữa. Triết lý hợp tác mới là điều cần thiết, sẽ là nền tảng để thay đổi học trò. Xã hội hiện đại là xã hội hợp tác tất cả các cấp độ, từ quốc gia đến cá nhân. Và hợp tác là đến từ 2 phía, tương tác hỗ trợ nhau.
“Hiện vẫn là thế hệ già dạy trẻ nhưng lẽ ra phải căn cứ vào thế hệ trẻ để dạy nó. Hai phạm trù này khác nhau. Phải kết hợp nhuần nhuyễn, lấy cái ổn định lâu dài làm nền tảng để xây dựng triết lý mới trong xã hội hiện đại. Thế hệ 2001 trở đi là thế hệ hoàn toàn mới, chưa hề có trong lịch sử, làm sao có thể dùng lại nền giáo dục cổ truyền được” – ông đặt vấn đề.
Nhật Lam
Theo phunuvietnam
Thêm điểm giáo dục phát triển năng lực tư duy qua kích thích "tò mò" cho trẻ tại TPHCM
Trong triết lý giáo dục hiện đại, kích thích khả năng tò mò chính là phương pháp khơi thông trí tuệ hiệu quả nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hiện nay không có nhiều cơ sở giáo dục như vậy tại Việt Nam.
Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển và những kiến thức về nuôi dạy trẻ cũng dễ dàng tiếp cận hơn, nhiều bậc phụ huynh đều biết từ 0-6 tuổi là độ tuổi vàng để phát triển não bộ cho trẻ, bởi từ sau 7 tuổi bộ não của trẻ đã hoàn thiện được 90%. Có thể nói, từ 8 tuổi trở đi thì trí lực nền tảng của trẻ không phát triển rõ rệt nữa, mà thay vào đó là trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng và tiếp thu tri thức dựa trên nền tảng sẵn có.
Vậy nếu bỏ qua giai đoạn này thì liệu còn cơ hội nào nữa để trẻ phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo? Và nếu nền tảng của trẻ không được phát triển như đáng lẽ ra phải được, thì sẽ có ảnh hưởng gì đến quá trình học hỏi sau này?
Với tư tưởng những năm đầu đời trẻ còn ở tuổi ăn tuổi chơi hay trẻ còn nhỏ không biết gì cả, nhiều bố mẹ đã bỏ lỡ cơ hội phát triển của con, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của trẻ sau này.
Trong giai đoạn mầm non và tiểu học, trẻ có vô vàn những cửa sổ cơ hội để hình thành và phát triển một số năng lực nhất định cần phải nắm bắt. Nếu bỏ lỡ thì trẻ sẽ mãi mãi không thể phát huy tối đa được những tiềm năng mà đáng ra trẻ có thể phát triển được. Đây chính là "Học thuyết tăng giảm", theo đó tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần, nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng của con người được phát huy càng ít.
Trẻ có vô vàn những cửa sổ cơ hội để hình thành và phát triển một số năng lực nhất định cần nắm bắt.
Bên cạnh đó, nếu chỉ hình thành cho trẻ những kĩ năng nền tảng mà không trau dồi, rèn luyện liên tục thì kĩ năng đó cũng sẽ mất đi. Bởi với "Quy luật xén tỉa", não chỉ giữ lại những kết nối và các con đường thường xuyên được kích hoạt; các kết nối khác không luôn sử dụng sẽ bị xén tỉa. Trẻ nhỏ vốn tò mò và sáng tạo, những khuôn mẫu giáo dục khô cứng hiện nay khiến năng lực đó của trẻ bị hao mòn.
Trong xu thế giáo dục hiện đại, phương pháp giảng dạy gợi hỏi Socratic (Maieutic) giúp xây dựng tư duy tự thân mở để giảng dạy cho trẻ trong độ tuổi từ 3 - 11 tuổi với lộ trình học tập rõ ràng cho từng cá nhân. Phương pháp gợi hỏi Maieutic được lựa chọn là tiền đề mang lại môi trường để trẻ được tự do phát triển bằng chính sự tò mò, sáng tạo tự thân, là hành trang cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Qua đó, mài sắc tất cả các giác quan, giúp trẻ không những bứt phá về năng lực tư duy và khả năng sáng tạo mà còn được phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề vượt trội và các kỹ năng xã hội cần thiết khác.
Đây là phương pháp giáo dục hoàn toàn mới và chưa được áp dụng và phổ biến ở Việt Nam. Tại nhiều quốc gia phát triển của châu Á, đây là phương pháp rất được các phụ huynh tin tưởng, đặc biệt là tại cường quốc về giáo dục Hàn Quốc. Phương pháp này chính là nền tảng của chương trình giáo dục tích hợp nhằm phát triển năng lực tư duy và khả năng sáng tạo cho trẻ trong giai đoạn từ 3-11 tuổi CMS.
Chương trình được xây dựng bởi Phó chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO. Sau hơn 20 năm phát triển thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico... Chương trình này đã khẳng định được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục năng lực tư duy và sáng tạo cho trẻ nhỏ.
Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục cho độ tuổi mầm non và tiểu học của CMS Edu Hàn Quốc là một trong những chương trình giảng dạy theo phương pháp gợi hỏi Maieutic uy tín nhất, đã được áp dụng phổ biến, có hiệu quả cao. Hiện nay, chương trình giảng dạy theo phương pháp gợi hỏi Maieutic của CMS EDU Hàn Quốc đã đến Việt Nam thông qua hợp tác với Tập đoàn Egroup, mở ra cơ hội cho nhóm trẻ từ 3-11 tuổi tiếp xúc với hệ thống giáo dục tiên tiến này.
Tại TP Hồ Chí Minh, vào sáng 15/12 vừa qua, CMS EDU Việt Nam đã khai trương trung tâm Phát triển Năng lực Tư duy và Sáng tạo Quốc tế CMS đầu tiên tại số 92 Nguyễn Thị Thập, Khu đô thị mới Him Lam, P. Tân Hưng, Quận 7. Đây là địa chỉ uy tín cho các phụ huynh đang đi tìm cho con mình chương trình giáo dục giúp phát triển năng lực tư duy cho trẻ 3-11 tuổi.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2018, CMS EDU Việt Nam đã thành công mở chuỗi 5 trung tâm tại Hà Nội, và đã nhận được nhiều yêu mến, ủng hộ của các em nhỏ, phụ huynh, chuyên gia giáo dục đầu ngành.
Trong năm 2019, CMS EDU sẽ mở thêm 40 trung tâm trên toàn quốc, trong đó có 20 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho các học sinh được tiếp cận và trải nghiệm môi trường giáo dục tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Theo Dân trí
Chống lãng phí sách giáo khoa ở Nhật Bản và bài học cho Việt Nam Khác Việt Nam, Bộ GD&ĐT Nhật Bản không trực tiếp làm sách giáo khoa mà chỉ giữ vai trò đặt ra quy chế, theo dõi việc thực hiện, thẩm định, cấp phép cho các bộ sách đủ điều kiện. Nguyễn Quốc Vương Ông Nguyễn Quốc Vương là nghiên cứu sinh tiến sĩ về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản. Ông...