Chương trình môn học mới không hề giảm tải?
Giảm áp lực học tập cho học sinh là điều rất nhiều phụ huynh, học sinh mong chờ ở chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, sau khi dự thảo các môn học trong chương trình mới được công bố, nhiều người đã thất vọng.
Điều kiện cơ sở vật chất nhiều nơi chưa đáp ứng với việc học bán trú. Ảnh minh họa: IT.
Góp ý cho chương trình mới, TS Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết: “Khi dự thảo chương trình phổ thông tổng thể được công bố, rất nhiều ý kiến cho rằng chương trình không hề giảm tải so với chương trình cũ. Cá nhân tôi đồng ý với những ý kiến này”.
Đã giảm tải ở chỗ nào?
Đồng ý với một số đổi mới về dung lượng, bà Hương cho rằng,chương trình mới đã có hướng tăng tải một cách hợp lý về phổ rộng kiến thức.
TS Vũ Thu Hương.
Cụ thể, các mảng kiến thức được đề cập đến phạm vi thế giới thay vì bó hẹp trong biên giới đất nước như trước kia. Điều này cho phép học sinh có cái nhìn rộng hơn, tổng thể hơn, dễ dàng so sánh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới để có những định hướng phù hợp với sự phát triển đất nước trong tương lai và yêu cầu hội nhập.
Cũng theo bà Hương, việc tăng tải về phổ rộng kiến thức sẽ khiến lượng bài tập giảm sút do giáo viên không thể chú trọng vào một mảng nào để tạo ra những khối lượng bài tập khổng lồ, khống chế thời gian và công sức làm việc của trẻ. Điều này cũng góp phần làm cho việc học thêm dần trở nên không cần thiết với học sinh, tạo điều kiện cho sự giảm tải thật sự diễn ra.
“Khi kiến thức phổ rộng, chính giáo viên cũng cần phải có sự trau dồi kiến thức và kĩ năng dạy học. Điều này sẽ khiến giáo viên dễ dàng chấp nhận những ý kiến thông minh đôi khi vượt tầm giáo viên của các học sinh bởi những kiến thức rộng này các em có thể thu nhận từ các nguồn khác nhau ngoài nhà trường. Điều này sẽ tạo ra thế công bằng tốt hơn trong trường học, tạo ra những ngôi trường thật sự dân chủ” – bà Hương nói.
Video đang HOT
Học bán trú là… tăng tải
Ở khía cạnh khác, TS Vũ Thu Hương cho rằng, mặc dù đã cố gắng giảm tải cho học sinh, nhưng quy định cứng về việc học 2 buổi/ ngày là chưa phù hợp và góp phần tăng áp lực học tập.
Chương trình khuyến khích việc học bán trú ở cấp 1 và cả cấp 2 khi điều kiện nhà trường chưa cho phép. Các học sinh còn phải ăn ngủ trưa trong điều kiện chật chội, thiếu an toàn về nhiều mặt.
“Ở nhiều nước trên thế giới, học sinh không học bán trú. Nếu có bán trú thì chắc chắn không có chuyện học sinh phải ngủ trưa trên chính bàn học của mình. Dùng bàn học để ngủ trưa thì làm sao đảm bảo chất lượng giấc ngủ?.
Hơn nữa, mỗi lớp sĩ số lên tới 50 – 60 học sinh, ngày nào cũng phải sinh hoạt, học tập đến gần 10 tiếng trong không gian lớp học chật trội. Các con sẽ học được kỹ năng gì ở đó? Ngược lại rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng bệnh trầm, khó khăn trong việc giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại ở học sinh ” – bà Hương phân tích.
Theo TS Hương, nếu học 1 buổi, phòng học sẽ được sử dụng 2 lần trong ngày cho 2 lớp khác nhau, điều này tương ứng với việc số học sinh sẽ giảm đi trong mỗi buổi, giảm áp lực lên cơ sở vật chất, giảm áp lực cho giáo viên và đặc biệt là giảm áp lực lên chính việc học tập, sinh hoạt của học sinh tại trường mà không phải mất kinh phí xây dựng cơ sở vật chất.
“Tại sao gia đình và học sinh không thể được phép lựa chọn việc học tập 1 buổi hay 2 buổi trên ngày? Có rất nhiều gia đình tam đại/tứ đại đồng đường, có đủ điều kiện chăm sóc con ở buổi thứ hai mà vẫn phải đi học bán trú theo quyết định của bộ giáo dục. Phải chăng chúng ta nên để họ có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện của gia đình?” – bà Hương đặt câu hỏi.
Theo Dân Việt
Chọn truyện tranh cho con thế nào để tránh nội dung bạo lực, phản cảm?
Theo TS Vũ Thu Hương, sách có nội dung người lớn cần có khuyến cáo ghi rõ dành cho lứa tuổi nào để không ảnh hưởng trẻ em.
ảnh minh họa
Như Báo phản ánh, cuốn truyện tranh A thuộc bộ sách Thần thoại Hy Lạp của Nhà xuất bản Kim Đồng có những hình bạo lực, nội dung người lớn, không phù hợp trẻ em. Đây không phải lần đầu tiên nội dung truyện tranh "có vấn đề" được phản ánh, thu hút sự quan tâm của dư luận.
TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, có bài viết thể hiện quan điểm về vấn đề này.
Không nên chỉ dựa vào tên tuổi nhà xuất bản
Chúng ta vẫn có suy nghĩ truyện tranh là dành cho trẻ em. Tuy nhiên, vài thập niên gần đây, những cuốn truyện tranh dành cho người lớn đã xuất hiện nhiều, đặc biệt ở Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phương Tây.
Những dòng truyện tranh này xuất hiện các hình ảnh bạo lực, hình ảnh nhạy cảm, không hề phù hợp trẻ em. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam, những dòng tranh này được dịch ra "hết sức vô tư".
Đến khi sách ra thị trường, với quan niệm truyện tranh dành cho trẻ em, phụ huynh thường không nghi ngờ, mua về cho con đọc. Từ những em bé còn chưa biết chữ (chỉ xem tranh) đến những bạn tuổi teen đều dễ dàng tiếp cận dòng truyện này.
Từ đó, tư tưởng "thoáng" lan tỏa trong các tác giả truyện tranh. Những câu chuyên thần thoại, lịch sử được tái hiện thường có xu hướng hình ảnh nhạy cảm, "nóng" hơn.
Phụ huynh vô tư mua, trẻ em vô tư đọc. Đến khi người lớn hoảng hốt với , tất cả mới giật mình nhìn ra, hình như dòng truyện tranh đã bị thả nổi quá lâu.
Phụ huynh, sau một thời gian lo lắng, tự mặc định việc lựa chọn sách cho con dựa vào tên tuổi các nhà xuất bản, mà không đọc qua, kiểm duyệt hình ảnh, nội dung.
Cần có những bộ truyện mang bản sắc Việt
Là phụ huynh, tôi thấy chúng ta hiểu quá sai về những thứ thuộc về sách truyện nước ngoài. Đã có không ít ý kiến cho rằng Việt Nam lạc hậu khi phê phán dòng sách truyện này, thế giới cởi mở hơn nhiều.
Gần đây, truyện tranh nhạy cảm một lần nữa nóng lên khi Anh hùng Héc quyn bị tố có nhiều hình ảnh và câu thoại nhạy cảm.
TS Vũ Thu Hương, ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: NVCC.
Khi nhà xuất bản đưa ra lời xin lỗi có nói rõ đây là bộ truyện tranh bản quyền từ Hàn Quốc và đã được giải thưởng.
Điều chúng ta phải băn khoăn là bộ truyện tranh này phát hành ở Hàn Quốc dành cho đối tượng độc giả nào? Liệu có phải họ viết cho trẻ em? Tại sao bộ truyện thần thoại Hy Lạp lại phải mua bản quyền ở Hàn Quốc, đất nước cũng hoàn toàn xa lạ với thần thoại Hy Lạp?
Phải chăng những tác giả của chúng ta không đủ khả năng xây dựng bộ truyện tranh phù hợp văn hóa Việt Nam, dựa trên chất liệu những câu chuyện cổ tích của thế giới?
Tôi đã đọc nhiều câu chuyện cổ tích trên thế giới, được các tác giả ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc viết lại và sản xuất, nhà xuất bản ở Việt Nam mua lại. Những câu chuyện đó có đôi phần không giống nguyên bản mà đã được chỉnh sửa cho phù hợp văn hóa bản địa.
Việc mua bản quyền những cuốn truyện này, đem về dịch cho độc giả Việt Nam có phải một bước vòng không cần thiết, tốn kém và nhiều hệ lụy?
Phụ huynh cũng lo lắng đặt câu hỏi: Liệu có phải sách truyện nhạy cảm chỉ là vấn đề giữa nhà xuất bản và bạn đọc? Cơ quan kiểm duyệt sách ở đâu khi những vụ việc thế này cứ tái diễn mà không hề thấy có sự biến chuyển hay biện pháp xử lý nào?
Theo tôi, các cha mẹ phải đọc kỹ từng trang sách trước khi mua cho con, soi kỹ từng hình vẽ nếu không muốn con mình xem những hình ảnh quá nhạy cảm, nhất là hiện nay, dòng sách Đam Mĩ đang rất phổ biến, chiếm thị phần quan trọng trong giới trẻ.
Dòng sách ca ngợi tình yêu giữa nam giới và nam giới chắc chắn ảnh hưởng không tốt tới các bạn nhỏ khi chưa được giáo dục giới tính đầy đủ.
Đã đến lúc, chúng ta phải đặt tuổi dành cho sách. Mỗi dòng sách cần có ghi rõ: Dành cho độc giả lứa tuổi nào: 15 , 17 hay 20 . Nếu không làm triệt để, chúng ta còn phải lo lắng, giải quyết nhiều hậu quả từ việc thả nổi sách như hiện nay.
Theo Zing
Dạy học tích hợp là xu hướng chung của chương trình môn học mới Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố chương trình môn học mới. Theo đó, trước khi đưa môn học vào dạy chính thức Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên. Chương trình học môn Ngữ văn là chương trình mở nên liên quan đến thi cử, đề thi cũng bám sát tính mở. Ảnh Hải Nam. Theo như đánh giá của...