Chườm lạnh hạ sốt cho trẻ có tốt không?
Sốt cao, co giật ở trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng va cho răng nên chườm lạnh để hạ nhiệt độ cho con. Tuy nhiên, viêc lam nay co thê tiêm ân nhiêu điêu.
Không nên chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ
Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh như các bệnh nhiễm trùng, cơ thể bị nóng lạnh đột ngột hoặc có những biến đổi về chuyển hóa… Theo Trung tâm Y tế Trường đại học Maryland, sốt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C.
Với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, các bậc phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế nếu thân nhiệt đạt 38 độ C hoặc cao hơn. Còn trẻ từ 3 tháng – 12 tháng tuổi, bố mẹ cho con đi khám bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể là 39 độ.
Với trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C, bố mẹ không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay. Khi đó, bố mẹ nên tìm cách hạ sốt cho con bằng làm mát từ bên ngoài cơ thể, đặc biệt là chườm, để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Không ít bà mẹ lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên ngoài, rồi đặt lên trán con để hạ thân nhiệt. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm.
Tránh chườm lạnh khi trẻ đang bị sốt (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cơ thể trẻ đang nóng, nếu mẹ chườm đá lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp ngay lập tức.
Ngoài ra, biện pháp này làm co mạch, khiến lỗ chân lông không “mở” để thân nhiệt thoát ra ngoài. Mẹ sờ thấy trẻ mát bên ngoài chỉ là cảm giác do đá lạnh mang lại, còn thực tế trẻ vẫn sốt.
Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ
Vệ sinh tay, để trẻ nằm ngửa trên giường, cởi bỏ bớt và nới rộng quần áo của trẻ.
Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ, chủ yếu tại các vị trí: trán, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, 2 bên hõm nách và 2 bên bẹn của trẻ.
Khi khăn bớt ấm, nhúng lại vào chậu nước, vắt ráo nước và lặp lại hành động như trên cho đến khi nhiệt độ giảm.
Khi nước ở trong chậu hết ấm thì thay chậu nước khác hoặc cho thêm nước nóng, kiểm tra lại nhiệt độ của nước và lau người tiếp cho trẻ. Đo lại thân nhiệt của trẻ sau mỗi 15 – 30 phút chườm để kiểm tra sự thay đổi của nhiệt độ. Dừng chườm cho trẻ khi nhiệt độ thấp hơn 37,5 độ C. Lau khô người và mặc lại quần áo mỏng cho trẻ .
Cha mẹ cần lưu ý: khi chườm cho trẻ động tác phải nhẹ nhàng, tránh chà xát làm tổn thương da, gây đau rát, mẩn đỏ. Cho trẻ uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.
Theo giadinhvietnam
Công dụng bất ngờ khi ăn 1 tép tỏi mỗi ngày
Theo Boldsky, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chữa được một số bệnh nhiễm trùng và chữa lành một số bệnh nghiêm trọng nếu mới ở giai đoạn chớm nhiễm.
Ăn tỏi sống cũng giúp chữa lành các vấn đề về dạ dày - Ảnh: Internet
Tỏi được xem là liều thuốc kháng sinh tự nhiên, có sức mạnh loại bỏ độc tố và vi khuẩn có hại trong dạ dày của bạn. Nếu ăn vào buổi sáng, bạn sẽ có được những lợi ích bất ngờ này:
- Hỗ trợ điều trị cực hiệu quả cho những người đang bị tiêu chảy, giảm các triệu chứng đi ngoài, mất nước, buồn nôn, mệt mỏi và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Kiềm chế các triệu chứng tăng huyết áp, bên cạnh đó sẽ làm tăng cường hoạt động lưu thông máu bên trong cơ thể, giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, nó còn có tác dụng giảm mức độ cholesterol xấu trong máu nữa.
- Hỗ trợ hoạt động của gan và bàng quang, giúp thải độc tốt hơn, mang lại một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể của chúng ta. Quan trọng hơn, nó còn tiêu diệt các kí sinh trùng và làm sạch cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiều bệnh tật. Cũng nhờ tác dụng thải độc này mà tỏi còn được dùng để detox, thanh lọc cơ thể.
- Rất tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị cho những người mắc bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
- Kích thích sự thèm ăn ở những người gầy, người suy dinh dưỡng, người đang bị ốm, suy nhược cơ thể, giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Giảm sự căng thẳng, stress, giúp tinh thần thoải mái hơn, xua tan mỏi mệt.
Lưu ý khi sử dụng
- Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ.
- Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 - 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
- Nếu bạn mắc một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Quỳnh Anh (t/h)
Theo motthegioi
Ống nghe khám bệnh của bác sĩ chứa nhiều loại vi khuẩn Ống nghe chứa vi khuẩn Staphylococcus gây các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn Pseudomonas và Acinetobacter có thể làm hệ miễn dịch suy yếu. Ống nghe y tế là thiết bị âm thanh để thính chẩn, nghe những âm thanh bên trong động vật hoặc cơ thể con người. Ống nghe thường được bác sĩ sử dụng để nghe âm thanh phổi, tim,...