Chùm ảnh: Cào ngao thuê, chị em miền biển Nghệ An kiếm nửa triệu đồng/ngày
Sau khi thủy triều xuống, người dân xã Quỳnh Long ( Quỳnh Lưu, Nghệ An) lại mang theo đồ nghề ra biển cào ngao.
Ngoài nghề khai thác hải sản xa bờ, một số dân làng biển Quỳnh Lưu còn có một nghề “hái tiền” khác, đó là nghề cào ngao. Quỳnh Long là một trong những địa phương có diện tích nuôi ngao lớn nhất Quỳnh Lưu.
Ông Hồ Nam (chủ một bãi ngao xã Quỳnh Long) chia sẻ: “Năm nay, sản lượng ngao không cao bằng các năm trước do nguồn nước bị ô nhiễm khiến ngao chết nhiều. Tiền vốn đổ ra nhiều nhưng tiền lãi thu vào không được là mấy.”
Từ tờ mờ sáng, khi nước ròng rút xuống, những người cào ngao thuê lại xách theo đèn và dụng cụ ra biển.
Nghề cào ngao phụ thuộc vào thời gian lên xuống của thủy triều. Khi nước ròng xuống thấp, để lộ ra bãi cát mênh mông, người cào ngao mới bắt đầu công việc của mình. “Hôm nào thủy triều lên nhanh và cao, mọi người phải lội trong nước để mò ngao”, cô Nguyễn Thị Thu (Quỳnh Thuận) chia sẻ.
Nghề cào ngao là một nghề có thu nhập ổn định, vào những ngày chính vụ, mỗi ngày các chị em Quỳnh Long kiếm được từ 400.000 đến 500.000 đồng/người. Nhưng hiện nay đang là cuối vụ, số lượng ngao ít nên thu nhập giảm còn 250.000 – 300.000 đồng/ngày. Theo ông Hà (Nam Định) là người trông coi bãi ngao ở đây cho biết, từ tháng 8 (âm lịch) đến tháng 2 năm sau là thời điểm chính để thu hoạch ngao thịt, các tháng còn lại, người cào ngao chỉ thu hoạch nhỏ lẻ.
Sau mỗi vụ thu hoạch ngao , người nuôi ngao sẽ đóng cọc, giăng lưới và làm sạch đất cát để chuẩn bị thả ngao giống. Chi phí ngao giống cho mỗi đợt thả lên đến 500 triệu đồng/1 năm. Tuy nhiên chi phí nuôi ngao chỉ ở tiền giống, trong quá trình nuôi, ngao sống trong môi trường tự nhiên và tự kiếm ăn.
Video đang HOT
Trên những bãi nước nông kéo dài, bóng lưng những người phụ nữ ngồi cắm cúi cào ngao chất đầy rổ. Một tay cầm dụng cụ thoăn thoắt xới cát, một tay nhặt những con ngao lẫn trong cát bùn. Ở những bãi ngao có nhiều mảnh vỡ của những con ngao đã chết, người cào ngao còn chuẩn bị thêm găng tay vải và ủng để tránh trầy xước.
Tiền công được phân theo các bãi ngao. Những bãi cuối vụ có nhiều mảnh vỏ của ngao ốc, khó cào thì giá sẽ cao hơn những nơi có đất cát mềm. Vì có thu nhập ổn định, nhiều người dân ven biển Quỳnh Long đều bám nghề từ rất nhiều năm trước.
Có hai hình thức thu hoạch ngao chính là cách theo truyền thống hoặc sử dụng máy công nghiệp. Đối với những vụ chính, người dân sử dụng máy cào để thu hoạch ngao nhanh và hiệu quả hơn. Máy xới cả đất cát lẫn ngao, sau đó đem lọc bỏ cát và vỏ để thu hoạch ngao sạch.
Vào cuối vụ, trên các bãi ngao đa phần chỉ còn lại vỏ ngao ốc, người cào ngao gặp khó khăn hơn trong việc xới đất và tìm kiếm ngao. Tuy nhiên tiền công cho người cào thuê sẽ cao hơn đầu vụ.
Khoảng 10 giờ trưa, thủy triều bắt đầu lên, một số người cào ngao bắt đầu ra về. Sau một buổi làm việc, số ngao cạo được sẽ đem đi cân, tính tiền và được chủ cộng dồn để nhận tiền công vào cuối tháng. Trung bình, mỗi người thu hoạch được 20 – 25kg/1 ngày ngao và được chủ bãi trả công theo số cân ngao đã cào.
Nghệ An: Nghề vừa mặn vừa chát, bán 1 tạ không mua nổi 1kg thịt lợn
Xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) được biết đến là một trong những ruộng muối lớn nhất Nghệ An. Giữa cái nóng gay gắt của tháng 6, những bóng lưng của diêm dân vẫn cần mẫn cào muối trên đồng.
Công sức bỏ ra là thế nhưng hiện nay, giá muối đang giảm xuống mức kỷ lục, nhiều người phải bỏ nghề, đi làm xa quê.
Đồng muối Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu)
Từ Quốc lộ 1A ngã tư Cầu Giát rẽ vào đường 48B về hướng đông, đi xuống Lạch Quèn, chúng tôi đến vựa muối Quỳnh Thuận. Hương mặn mòi của biển cùng cái nắng gay gắt, khô ráp của gió Lào khiến vùng đất nơi đây càng thêm nóng nực, bí bách.
Để làm ra những hạt muối trắng, người diêm dân phải làm việc từ sáng sớm đến tối muộn
Nghề muối chỉ được bắt đầu từ tháng 4, là thời điểm hè vừa sang và kết thúc vào khoảng tháng 9. "Nếu ngày có gió Nam, đêm gió nồm thì thu hoạch được nhiều muối chất lượng hơn. Trung bình khoảng 2 tạ một ngày. Hôm nào trời mưa thì bà con trắng tay, không thể làm muối được", vội lau mồ hôi trên trán, ông Nam (xóm Trường Thịnh, Quỳnh Thuận) chia sẻ.
Từ 3 giờ sáng, ông Nam đã ra đồng làm muối để tránh cái nóng đổ lửa của tháng 6
Muối từng được coi là "vàng trắng", là cơ nghiệp, là nghề mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân ở đây nhưng đến giờ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho giá muối giảm sâu, khó tiêu thụ, nhiều diêm dân phải bỏ nghề đi làm ăn xa. Nếu như trước đây nghề làm muối là nghề chủ đạo, thì nay nó ngày càng mất đi giá trị, cuộc sống khấm khá nay lại khó khăn bộn bề.
Giá muối giảm không phanh khiến cuộc sống của diêm dân gặp khó khăn
Theo ông Nam, hiện nay giá muối chỉ còn 130.000 đồng/tạ, trung bình mỗi thu nhập được khoảng 3 triệu đồng/tháng. So với năm 2019 là 250.000 đồng/tạ, muối năm nay đã giảm 120.000 đồng/tạ, thấp hơn một nửa. Với mức thu nhập như vậy, diêm dân không đủ để trang trải cuộc sống. Vì vậy, không ít hộ gia đình chấp nhận bỏ nghề, bỏ ruộng để tìm kiếm công việc mới thu nhập tốt hơn.
Các ô đất bị bỏ hoang vì diêm dân không đủ tiền trang trại cuộc sống
Đa phần, những gia đình làm muối còn lại chỉ là người già, phụ nữ và trẻ em tranh thủ làm muối kiếm "đồng ra đồng vào". Thanh niên trai tráng trong làng hầu hết đều đi xa làm ăn kiếm sống. "Con trai và chồng của cô đang chạy xe ôm ngoài Hà Nội, giờ chỉ có cô và con dâu ở nhà làm muối." - cô Trần Bình (xóm 6, Quỳnh Thuận) chia sẻ.
Trong gia đình chỉ có cô Bình và con dâu tiếp tục làm muối
Cô Vũ Thị Năm (Quỳnh Thuận) đã 75 tuổi những vẫn ngày ngày ra đồng làm muối
Để làm ra những hạt muối là bao công sức, mồ hôi của người dân, nhưng số tiền thu về chỉ khoảng 150.000 đến 200.000 đồng/ngày. Với những gia đình đông con, nhu cầu sống cao hơn thì khó có thể bám nghề muối này được. "Lương đi phụ hồ hay chạy xe ôm một ngày còn cao và đỡ khổ hơn nghề muối này", lời nói chua xót của cô Năm (xóm 3, Quỳnh Thuận) càng khiến nhiều người suy ngẫm.
"Giá muối rẻ nhưng cũng không có người mua. Hiện tại trong kho trữ còn tồn dư khoảng gần 1 tấn muối chưa bán được. Giờ chỉ mong đến Tết muối sẽ tăng giá để diêm dân có thêm tiền để sắm sửa Tết", cô Thịnh (Xóm 6, Quỳnh Thuận) tâm sự.
Hoa hồng đẹp nức tiếng Đà Lạt bị đốt, đổ bỏ khắp nơi Hàng triệu đóa hồng tươi rói bị vứt bỏ ngổn ngang bên lề đường, bờ ruộng, bãi rác, dòng suối... hoặc chất đống để đốt. Điều chưa từng có này đang xảy ra ở Lạc Dương, cách trung tâm TP.Đà Lạt khoảng 15 km. Ngày 31/3, anh Nguyễn Mạnh Cường, người thu mua hoa ở thôn B'Nơ B, thị trấn Lạc Dương, chất...