Chúc mừng nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng được công nhận học vị Tiến sĩ
Bảo vệ thành công luận án, chính thức được công nhân nhận học vị, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hằng bày tỏ sự cảm ơn với người thầy của chị – Giáo sư Nguyễn Anh Trí.
Nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng vừa chính thức nhận quyết định công nhận học vị và được cấp bằng Tiến sĩ sau khi bảo vệ thành công Luận án nghiên cứu về Tế bào gốc máu dây rốn, từ Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Chị Đặng Thị Thu Hằng hiện đang công tác tại trường Đại học Y Dược Thái Bình. Chị làm nghiên cứu sinh tại trường Đại học Y Hà Nội.
Tiến sỹ Đặng Thị Thu Hằng đặc biệt biết ơn Giáo sư Nguyễn Anh Trí – người thầy đã hướng dẫn chị tận tâm trong suốt quá trình nghiên cứu. Ảnh: NVCC
Giáo sư Nguyễn Anh Trí – người hướng dẫn nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng đánh giá về đề tài luận án: “Đây là một vấn đề khó, trong một lĩnh vực mới và cao cấp.
Nghiên cứu sinh đi học từ một cơ sở khác, vừa học vừa vẫn làm công việc của bộ môn phân công…bởi vậy tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng.
Với nghiên cứu này cũng đã góp phần làm tốt hơn hoạt động của Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Được biết cho đến nay, ngân hàng này đã lưu trữ được trên 5.000 mẫu tế bào gốc máu dây rốn và đã sử dụng để ghép cho 41 ca bệnh hiểm nghèo. Rất vui, vì những thành quả đó! Như vậy là ước mong và quyết tâm của chúng tôi bước đầu đã thành hiện thực”.
Giáo sư Nguyễn Anh Trí gửi lời chúc mừng nghiên cứu sinh Đặng Thị Thu Hằng đã chính thức đạt học vị Tiến sỹ.
“Thành công của trò – với tôi – luôn là thành công của thầy”, Giáo sư Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.
Gia đình là điểm tựa để Tiến sĩ Hằng theo đuổi nghiên cứu đề tài. Ảnh: NVCC
Video đang HOT
Nói về lý do chọn đề tài, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hằng chia sẻ, ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp được sử dụng ngày càng nhiều để điều trị các bệnh lý huyết học. Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng đang là cứu cánh trong điều trị bệnh máu ác tính. Nhưng nhược điểm là chỉ một tỷ lệ có thể đủ số lượng tế bào gốc dùng cho ghép ở người trưởng thành.
Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đầu tiên của nước ta được thành lập tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Tại đây đã cải tiến các quy trình lựa chọn, xử lý, có yêu cầu đầu vào và đầu ra. Sau đó chỉ giữ lại các đơn vị có thông số tốt nhằm tạo một ngân hàng lưu trữ các đơn vị tế bào gốc có chất lượng, có thông tin miễn dịch để có thể cung cấp bất kỳ người bệnh nào có nhu cầu ghép và bất kỳ thời điểm nào có yêu cầu.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá toàn diện về chất lượng các đơn vị tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng, chưa có nhiều thông tin về khả năng sử dụng nguồn tế bào gốc rất lớn này.
Về những đóng góp mới của luận án, luận án cung cấp thông tin: quy trình thu thập, xử lý, bảo quản tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang được áp dụng có hiệu quả cao (tạo ra các đơn vị tế bào gốc máu dây rốn chất lượng) và khả năng sử dụng các đơn vị tế bào gốc máy dây rốn cộng đồng; Khả năng sử dụng.
Về quy trình thu thập, xử lý, bảo quản tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang thực hiện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương khá hoàn chỉnh và cho kết quả tốt. Nghiên cứu cũng khuyến nghị, quy trình này nên được triển khai, áp dụng cho nhiều trung tâm để tạo ra những đơn vị tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đủ về số lượng, chất lượng với mức chi phí thấp phù hợp với người Việt Nam.
Trong nghiên cứu, đa số là người Kinh Việt Nam, chưa thu thập được các mẫu máu dây rốn ở các dân tộc khác do đó HLA chưa được phong phú. Vì vậy, nghiên cứu cũng khuyến nghị cần tiếp tục triển khai nghiên cứu trên quần thể các dân tộc thiểu số để tạo ra một ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn có HLA phong phú hơn nữa phục vụ cho cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Ảnh: NVCC
Chia sẻ niềm vui sau khi chính thức được công nhận học vị Tiến sĩ, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hằng cho biết: “Nhận được học vị Tiến sĩ tôi vừa vui mừng, vừa biết ơn.
Vui vì tôi đã đạt được ước vọng của bản thân, của gia đình đặc biệt mang lại niềm vui và tự hào cho bố mẹ (vì ngày xưa do điều kiện kinh tế nên bố tôi không được đi học, do đó tôi đã thực hiện được mơ ước của bố). Vui vì không phụ lòng tin, sự tận tâm của thầy hướng dẫn”.
Tiến sĩ Hằng gửi lời biết ơn đến bố mẹ, gia đình đã luôn là hậu phương vững chắc cho chị yên tâm học tập, nghiên cứu; biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ truyền thụ kiến thức, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, các thầy cô trong hội đồng, các nhà khoa học trên toàn quốc.
Đặc biệt, Tiến sĩ Hằng gửi lời biết ơn chân thành các thầy hướng dẫn, đặc biệt thầy Nguyễn Anh Trí- dù rất bận với nhiều công việc nhưng thầy luôn quan tâm, chỉ dạy cho học trò cách làm nghiên cứu khoa học và cả cách làm người.
“Tôi cảm nhận được cái tâm, trí, đức của một người thầy khi được Giáo sư hướng dẫn”, Tiến sĩ Hằng chia sẻ.
Thần đồng Trung Quốc trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất Harvard
Tian Xiaofei gây ấn tượng bởi tài năng thi ca thiên bẩm. Sau khi nhận bằng tiến sĩ của Đại học Harvard, Mỹ, bà kết hôn với giáo sư hướng dẫn.
Tian Xiaofei là cái tên đặc biệt trong giới học thuật Trung Quốc bởi những thành tích bà đạt được. Bà lập kỷ lục trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất của Đại học Harvard khi 20 tuổi. Tuy nhiên, quyết định và lựa chọn của nữ thần đồng trở thành vấn đề bàn tán của nhiều người.
Thần đồng thi ca 4 tuổi
Tian Xiaofei sinh năm 1971 ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc trong một gia đình trí thức. Ngay từ nhỏ, Tian Xiaofei sớm bộc lộ tài năng thơ ca.
Năm 2 tuổi, trong một lần cầm bút, Tian nguệch ngoạc viết ra dòng nhữ: "Con yêu Trái Đất/ yêu cha/ yêu mẹ; Con yêu trời xanh/ yêu mẹ/ yêu cả nhà mình". Cha của Tian rất ngạc nhiên vì con biết đọc, viết sớm. Ông càng thích thú hơn khi nhận thấy cách con đặt vần cho câu và tin rằng Tian có thể sẽ trở thành nhà thơ trong tương lai.
Hình ảnh hiện tại của Tian Xiaofei. Ảnh: Harvard University.
Như được tiếp thêm động lực, lời khen ngợi từ cha khiến cô gái nhỏ Tian Xiaofei say mê làm thơ và sớm gặt hái được nhiều thành tựu. Cha mẹ quan tâm tới tài năng của con gái nên thường tổ chức cuộc thi làm thơ tại nhà vào cuối tuần.
Cha và Tian sẽ là thí sinh còn mẹ làm trọng tài. Tian bộc lộ khả năng vượt trội trong cách sử dụng từ, âm tiết và ứng biến ngôn ngữ linh hoạt, có vần điệu.
Năm 4 tuổi, Tian sở hữu nhiều bài thơ hay đăng trên Thiên Tân Nhật báo. Chính vì thế, truyền thông Trung Quốc khi ấy không tiếc lời gọi cô là "thần đồng thơ nhí". Tian cũng nhờ đó có cơ hội làm bạn với nhiều nhà thơ nổi tiếng khác ở Thiên Tân.
Năm 13 tuổi, khi đi ngang qua cổng trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, Tian nói với mẹ rằng cô nhất định sẽ theo học tại đây. Kết quả, chỉ một năm sau, bằng sự thông minh và vốn kiến thức sâu rộng, cô chinh phục ban giám khảo của Đại học Bắc Kinh, được đặc cách tuyển thẳng vào ngôi trường danh giá. Tại đây, nữ sinh theo học chuyên ngành Văn học Anh - Mỹ, khoa Ngôn ngữ phương Tây.
Thời điểm đó, tin tức về nữ thần đồng trở thành sinh viên khi mới 14 tuổi trở thành tâm điểm thu hút nhiều phụ huynh và cộng đồng mạng. Cái tên Tian Xiaofei nổi tiếng trong ngành giáo dục như một hiện tượng đáng chú ý.
Bài luận xuất sắc có tựa đề "Vận may tuổi 13" của Tian sau này được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh cấp 2. Tác phẩm có chất văn mượt mà, câu từ hòa quyện, uyển chuyển và tứ thơ tinh tế.
Năm 1989, Tian chính thức tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh khi chỉ mới 18 tuổi. Sau đó, sự nghiệp của cô khá thuận lợi, liên tiếp gặt hái nhiều thành công. Năm 1991, cô lấy bằng Thạc sĩ Văn học Anh tại Đại học Nebraska California, Mỹ.
Ngã rẽ và chọn lựa gây tranh cãi
Khi là sinh viên ở Đại học Bắc Kinh, Tian có cơ hội kết bạn với nhà thơ nổi tiếng Haizi. Khi đó, Haizi đang làm việc cho khoa nghiên cứu và giảng dạy Triết học. Tian mang tập thơ của mình tới gặp thần tượng và nhận được lời khen không ngớt. Haizi cho rằng nếu kiên trì, cô sẽ trở thành thiên tài thi ca vĩ đại trong tương lai.
Năm 1989, Haizi tự tử khi mới 25 tuổi. Cái chết của người bạn tâm giao trở thành cú sốc lớn với Tian. Hai năm sau khi bạn mất, cô quyết định sang Mỹ. Bước sang tuổi 20, nữ thần đồng của Trung Quốc trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất tại Đại học Harvard, chuyên ngành Văn học.
Tại đây, Tian nhận sự chỉ bảo tận tình của giáo sư cố vấn Stephen Owen, 53 tuổi, người sau này trở thành chồng của cô.
Tian và chồng - GS Stephen Owen. Ảnh: Sina.
Chênh lệch tuổi tác khiến chuyện tình của nữ thần đồng Trung Quốc gặp ý kiến trái chiều. Cha mẹ của Tian kịch liệt phản đối. Theo Sina, người phụ nữ này từng chia sẻ bà không nhớ đã dùng cách gì để thuyết phục phụ huynh.
Đến cuối cùng, năm 1999, Tian kết hôn với Stephen Owen. Sau đó, bà nhập quốc tịch Mỹ.
Sau khi kết hôn, Tian Xiaofei tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu Hán học và văn hóa thời Đường cùng chồng. Bà cũng hỗ trợ chồng trong công việc nghiên cứu, giúp ông hoàn thành nhiều chuyên khảo có giá trị, nhận một số giải thưởng danh giá.
Bản thân Tian Xiaofei không ngừng nỗ lực, trau dồi bản thân. Năm 1999, bà là Trợ lý Giáo sư Văn học Cổ điển Trung Quốc tại Đại học Cornell. Tháng 5 vừa qua, bà được mời làm giảng viên của chuyên ngành Đông Á, khoa Ngôn ngữ và Văn học Đông Á của Đại học Harvard.
Tháng 9/2006, khi mới 35 tuổi, Tian trở thành giáo sư tại đại học danh giá nhất nước Mỹ. Điều này khiến bà trở thành tấm gương đáng ngưỡng mộ cho thanh, thiếu niên tại Trung Quốc.
Chia sẻ về tình yêu, Tian Xiaofei cho hay chồng của mình là giáo sư nổi tiếng chuyên về phân tích thơ cổ Trung Quốc, giảng dạy tại Đại học Harvard. Chính điều đó đã giúp họ đến gần nhau, thấu hiểu và đi đến quyết định kết hôn.
Với Tian Xiaofei, Stephen còn là người thầy, người bạn tri kỷ. Điều đó giúp bà vượt qua nhiều định kiến và phản đối từ xã hội, can đảm theo đuổi tình yêu và cuộc sống tự do của mình.
Dịch Covid-19: Trường ĐH Đà Lạt chuyển sang giảng dạy trực tuyến Trường ĐH Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) thông báo tạm dừng dạy và học tập trung, chuyển sang hình thức trực tuyến từ ngày 12.5 để phòng dịch Covid-19. Tăng cường phòng dịch Covid-19 tại Trường ĐH Đà Lạt - LÂM VIÊN Theo thông báo, kể từ ngày 12.5, Trường ĐH Đà Lạt tạm dừng các hoạt động giảng dạy, học tập, thực...