[Chuẩn] chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà với 3 chú ý quan trọng

Theo dõi VGT trên

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 4 ca tử vong tại Kiên Giang, An Giang và Long An.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc tay chân miệng tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.

Tay chân miệng là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh có thể khỏi nếu như được điều trị và chăm sóc đúng cách. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị bệnh tay chân miệng?

Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM; Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.

Bệnh có tính lây lan nhanh, diễn biến theo chu kỳ, đặc biệt thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa, từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Bệnh tay chân miệng là bệnh rất dễ lây, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.

Khi chăm sóc trẻ mắc bênh tay chân miệng tại nhà, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý 3 vấn đề để sớm giúp con mình bình phục.

[Chuẩn] chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà với 3 chú ý quan trọng - Hình 1

Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng.

Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào?

Theo BS Tiến, trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ

Phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ như sau: Uống thuốc theo đơn của bác sĩ: hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Hạ sốt khi sốt bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại.

Về dinh dưỡng

Khi trẻ mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,…Đối với trẻ biết ăn tốt nhất là xay cháo thật nhuyễn để bé đỡ phải nhai, tránh gây đau ở miệng. Mẹ có thể xay nhuyễn thịt heo, bò và thêm cả rau, củ để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ. Khi vết loét đã đỡ đau rát (khoảng sau 5 ngày), bé có thể ăn cháo như thường mà không cần xay nữa.

Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

Về vệ sinh

Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích và cách ly với trẻ khác. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng dễ lây lan, do đó khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cần lưu ý vấn đề vệ sinh để tránh lây bệnh cho anh chị em của trẻ.

Trẻ bị tay chân miệng phải được vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa sạch mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch. Nhắc trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng, đồng thời loại bỏ bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh trên tay trẻ.

Quần áo của trẻ bị bệnh tay chân miệng nên được ngâm dung dịch sát khuẩn (dung dịch Cloramin B 2%, nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn hoặc luộc nước sôi trước khi giặt); Phòng trẻ cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ.

Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ bị chân tay miệng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn, đồ chơi… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt.

[Chuẩn] chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà với 3 chú ý quan trọng - Hình 2

Trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Video đang HOT

Trẻ em bị tay chân miệng cần kiêng gì ?

Theo quan niệm nhiều bậc phụ huynh thực hiện kiêng gió, kiêng nước dẫn đến việc không tắm cho trẻ. Đây là điều sai lầm, bởi khi trẻ bị sốt, mồ hôi và dịch tiết ra từ các nốt phỏng bị vỡ là môi trường tốt cho vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển, dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm.

Vì thế, đừng tránh việc tắm cho trẻ, thay vào đó hãy sử dụng xà bông diệt khuẩn để thực hiện vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé, sau đó lau khô, nhất là cổ, nách, háng… và cho bé mặc quần áo mỏng, nhẹ, nằm ở nơi thoáng mát.

Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là giữ vệ sinh sạch sẽ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Khi nhiễm bệnh, trẻ thường hay sốt tuy nhiên phụ huynh chỉ cần cho bé mặc đồ rộng, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng. Đừng lạm dụng thuốc hạ sốt. Chỉ nên dùng thuốc khi thân nhiệt cháu vượt quá 38, 5 độ C.

Do trẻ bị nổi các mụn nước trong khoang miệng và trên lưỡi, chúng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét gây đau rát làm trẻ khó ăn uống. Vì những nguyên nhân này, các phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn nóng và cứng. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, khi bé đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay bù cho trẻ uống sữa. Không nên ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, trẻ sẽ mệt mỏi hơn.

Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Chú ý, không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

Khi nào cần đưa trẻ tái khám ngay?

Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau, phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay, bất kể trong đêm:

Sốt cao

Thở bất thường.

Quấy khóc liên tục.

Khó ngủ hoặc ngủ li bì hoặc ngủ gà.

Giật mình, hốt hoảng, chới với.

Ngồi không vững hoặc đi loạng choạng.

Run tay, chân hoặc co giật .

Vã mồ hôi, nôn ói nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.

Yếu tay chân.

Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái…

Biểu hiện tay chân miệng như thế nào ?

Sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Trẻ có thể lui bệnh trẻ hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,…dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nguy hiểm như thế nào? Điểm danh những triệu chứng khác

Hiện nay vẫn có những trường hợp trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt gây nguy hiểm đến sức khỏe do phụ huynh không phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nguy hiểm như thế nào? Điểm danh những triệu chứng khác - Hình 1

Sốt, mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và trong niêm mạc miệng là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt, trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, rất khó để phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời gian mắc bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

1. Triệu chứng điển hình của tay chân miệng

Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong thời gian gần đây đã trở thành nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Đặc biệt là trong thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 hằng năm, khi bệnh bùng phát thành dịch.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nguy hiểm như thế nào? Điểm danh những triệu chứng khác - Hình 2

Sốt và những nốt mụn nước ở bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng là dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ (Ảnh: Internet)

Việc nhận biết bệnh tay chân miệng qua dấu hiệu điển hình từ đó trở nên vô cùng quan trọng. Phát hiện bệnh sớm có thể giúp phụ huynh quyết định đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Cũng như có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, hiệu quả.

Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ:

- Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường khá giống bệnh cúm khiến phụ huynh nhầm lẫn. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, người sốt nhẹ và vừa từ 37.5 đến 39C, đi kèm đau cổ họng.

- Giai đoạn tiếp theo từ 1 đến 2 ngày sau đó, các mụn nước sẽ xuất hiện trong niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối hoặc thậm chí là mông và xung quanh hậu môn của trẻ.

2. Vì sao trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt?

Như chúng ta đã biết, sốt là một dấu hiệu đặc trưng, điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh tay chận miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng sốt hay phát ban bỏng nước. Điều này là do tay chân miệng có 3 thể bệnh mà trẻ có thể mắc phải.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nguy hiểm như thế nào? Điểm danh những triệu chứng khác - Hình 3

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhưng không có triệu chứng sốt hay phát ban bỏng nước (Ảnh: Internet)

Ngoài thể điển hình với các dấu hiệu đặc trưng đã kể trên, bệnh còn tồn tại dưới 2 thể khác:

- Thể tối cấp với diễn tiến nhanh, trẻ có thể gặp tình trạng nguy kịch trong vòng từ 24 đến 48 giờ.

- Thể không điển hình. Ở thể này, trẻ mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một trong số các triệu chứng đã nhắc đến ở trên.

Như vậy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoàn toàn có thể mắc bệnh tay chân miệng nhưng không sốt và chúng có thể là dấu hiệu của những thể bệnh nguy hiểm, phụ huynh cần lưu ý kỹ để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

3. Những triệu chứng cần lưu ý nếu trẻ bị tay chân miệng mà không sốt?

Tuy là triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng trẻ em cùng với nổi phỏng nước ở ba khu vực chính là tay - chân - miệng. Bệnh nhi vẫn có thể mắc tay chân miệng mà không sốt hoặc sốt nhẹ. Lúc này, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý vì đây có nguy cơ là thể bệnh nặng với những biến chứng nguy hiểm.

Khi trẻ mắc tay chân miệng nhưng không sốt, phụ huynh cần chú ý đến một số triệu chứng sau:

3.1. Trẻ quấy khóc dai dẳng

Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn bình thường, thậm chí là liên tục kéo dài. Một số trẻ chỉ ngủ được khoảng 15 đến 20 phút, đôi khi khóc cả đêm không ngủ. Thông thường, các bé quấy khóc là do khó chịu vì các vết lở loét trong miệng và ngứa ngáy trên da gây nên.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý vì trẻ có khả năng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do tay chân miệng thể tối cấp gây ra.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt nguy hiểm như thế nào? Điểm danh những triệu chứng khác - Hình 4

Trẻ quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm do tay chân miệng thể tối cấp gây ra (Ảnh: Internet)

3.2. Nôn ói

Nôn là một triệu chứng khá thường gặp của bệnh tay chân miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bước vào giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên nếu trẻ nôn ói nhiều thì có thể báo hiệu bệnh nặng, dễ có nguy cơ dẫn đến biến chứng.

3.3. Giật mình

Một trong những triệu chứng cần lưu ý khi trẻ bị tay chân miệng mà không sốt là giật mình. Đây là một trong những dấu hiệu thần kinh do tay chân miệng, có thể xảy ra ngay cả khi trẻ đang thức chơi hoặc ngủ (thỉnh thoảng giơ hai tay lên).

Phụ huynh cần đặc biệt chú ý quan sát tần suất trẻ bị tay chân miệng giật mình có tăng theo thời gian hay không để kịp thời đến cơ sở y tế.

3.4. Tiểu ít

Tiểu ít khi bị tay chân miệng mà không sốt thì có thể là dấu hiệu trẻ mắc bệnh ở thể nặng. Tiểu ít có thể là do tình trạng rối loạn huyết động, tụt huyết áp, hay suy thận.

Vì vậy, nếu trẻ mắc tay chân miệng nhưng không sốt thì phụ huynh nên quan sát tã hoặc thu thập nước tiểu của trẻ vào ly có vạch đo lường để đánh giá lượng nước bài tiết hàng ngày khi trẻ mắc bệnh.

3.5. Trẻ khó thở, thở nhanh hơn bình thường

Nếu trẻ không sốt nhưng cảm thấy khó thở và thở gấp, phụ huynh cần lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu của tình trạng suy tuần hoàn hoặc biến chứng hô hấp. Những triệu chứng này biểu hiện qua co rút cơ hô hấp ở mũi, cánh mũi phập phồng, thở khó nhọc, nhịp thở nhanh hơn bình thường ở những trẻ bị tay chân miệng.

3.6. Rối loạn ý thức

Rối loạn ý thức là một trong những dấu hiệu đặc biệt lưu ý ở trẻ bị nhiễm tay chân miệng nhưng không sốt. Điều này là do nó có thể cảnh báo biến chứng viêm não, huyết áp thấp,... Bên cạnh đó, nếu trẻ có các biểu hiện như ngủ gà, bứt rứt, loạng choạng, ... cần cho trẻ nhập viện ngay để điều trị kịp thời.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch
05:21:55 16/11/2024
Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp
05:25:24 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân
13:52:34 17/11/2024
Đậu nhồi nhân kiểu này rồi chiên giòn sẽ được món dân dã mà ngon, cả nhà ăn không thừa một miếng
15:41:03 17/11/2024
Top 5 vận may tài lộc của nhóm máu kết hợp con giáp trong tuần mới
15:14:07 17/11/2024

Tin mới nhất

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Nên uống bao nhiêu nước và khi nào để giảm cân?

08:20:15 15/11/2024
Cynthia Sass cho biết thêm, nghiên cứu cho thấy nước có khả năng giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và mặc dù tác động có thể nhẹ nhưng nó có thể tạo ra tác động lớn hơn theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Áo tweed và kiểu trang phục 'bất bại' mùa đông

Thời trang

19:44:42 17/11/2024
Không chỉ có áo tweed mà những set đồng bộ, đầm vải tweed đều trở thành kiểu trang phục thời thượng để nàng thể hiện đẳng cấp thời trang mùa đông.

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"

Sao việt

19:43:48 17/11/2024
Sau 2 lần đổ vỡ hôn nhân, Phi Thanh Vân đang chìm đắm trong tình yêu với người bạn trai mà cô miêu tả là quê quê mà hiền .

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

Thế giới

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ

Tv show

18:43:35 17/11/2024
Tối 16/11, tập 4 của chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 vừa lên sóng với loạt tiết mục ấn tượng đến từ 2 liên minh do Thu Phương - Mỹ Linh làm thủ lĩnh.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.