Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia 2020
Chuẩn bị các điều kiện để triển khai tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2020 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra trong hướng dẫn nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2019 – 2020 của Sở GD&ĐT Sóc Trăng.
Với nhiệm vụ này, Sở GD&ĐT Sóc Trăng lưu ý các đơn vị thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.
Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phố thông, làm cơ sở tuyến sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Cụ thể: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về kỳ thi THPT quốc gia nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GD&ĐT; thực hiện tốt công tác phối hợp chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;
Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho kỳ thi THPT quốc gia; quán triệt Quy chế thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Video đang HOT
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, tố chức thi.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Đề xuất hai phương án thay đổi thi THPT quốc gia sau năm 2024
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay sẽ dừng vào năm 2020 và được cải tiến vào năm 2021. Năm 2024 sẽ tiếp tục thay đổi.
Thí sinh tại Hà Nội tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 - Phạm Hùng
Vậy kỳ thi THPT quốc gia sẽ đổi mới như thế nào sau năm 2024?
Cuối tháng 4.2019, nhóm nghiên cứu của Viện Đo lường đánh giá phát triển giáo dục do PGS Nguyễn Phương Nga làm chủ nhiệm đề tài "Nghiên cứu đề xuất phương án đánh giá xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới" đã đề xuất hai phương án đánh giá để công nhận tốt nghiệp THPT cho Việt Nam. Đây là đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm chủ nhiệm.
Hai phương án đề xuất như sau:
Phương án 1: Các trường THPT sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT cho những học sinh đã học xong chương trình THPT và đạt các điều kiện của Bộ GD-ĐT. Học sinh đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học THPT sẽ đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp THPT của sở GD-ĐT. Kỳ thi THPT được tổ chức 2 -3lần/năm, do sở GD-ĐT tổ chức; thí sinh được chọn thời điểm thi.
Phương án 2: Các trường THPT tổ chức thi tại chỗ cho những học sinh đã học xong chương trình THPT, theo các đề thi do trung tâm khảo thí chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT thiết kế. Thời điểm thi do trường bố trí. Học sinh đat điểm theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT sẽ được đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia để được cấp bằng tốt nghiệp THPT của sở GD-ĐT.
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ tiếp tục thay đổi sau năm 2020 - Phạm Hùng
Cả hai phương án, kỳ thi được tổ chức tại các trung tâm khảo thí (test site) đặt tại các tỉnh/thành. Thí sinh chỉ phải thi 3 môn bắt buộc: toán, ngữ văn và ngoại ngữ nằm trong chương trình lớp 12.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất ứng dụng mô hình mới thành các giai đoạn:
Giai đoạn 2024 -2025: Thi trên giấy tại các trung tâm khảo thí chuyên nghiệp đặt tại các tỉnh thành. Thí điểm thi trên máy tính theo mô hình trên đối với những địa phương/ khu vực có điều kiện và tự nguyện thí điểm.
Giai đoạn 2026 trở đi sẽ thi đại trà trên cả nước theo mô hình mới trên máy tính. Với những đối tượng đặc thù như học sinh khuyết tật... vẫn tổ chức kỳ thi trên giấy riêng.
Như vậy, kỳ thi THPT quốc gia sẽ ổn định tới năm 2020 theo lộ trình. Sau đó, Bộ GD-ĐT sẽ có lộ trình mới để cải tiến kỳ thi cho tốt và nhẹ nhàng hơn. Trong năm nay, Bộ GD-ĐT sẽ công bố lộ trình thi 2021-2024 trước khi đổi mới sách giáo khoa (từ năm 2021).
Theo Thanh niên
Chứng chỉ Ngoại ngữ trong xét tuyển đại học Theo quy định của Bộ GDĐT, kỳ thi THPT quốc gia các năm gần đây đều gồm 5 bài thi. Trong đó có 3 bài thi độc lập, bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Thí sinh có thể tự chọn 1 trong 1 hoặc chọn cả 2 bài thi tổ hợp khoa học xã hội (gồm các môn thành phần...