Chưa phát hiện vi phạm về chất lượng sữa học đường
Đây là khẳng định mới nhất của Thanh tra Bộ Y tế trong khuôn khổ cuộc Họp báo thường kỳ của Thành uỷ Hà Nội.
Ảnh minh hoạ
Trước những thông tin trái chiều về việc bổ sung 14 vi chất vào sữa học đường khiến nhiều phụ huynh lo lắng thời gian qua, buổi họp báo đã dành nhiều thời lượng để thông tin về nội dung này.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế, tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/07/2016 phê duyệt chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, nêu rõ: “Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020″. Do đó, việc bổ sung 3 vi chất này là bắt buộc. Ngoài ra, Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ cũng không cấm việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác.
Có mặt tại họp báo, đại diện Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng khẳng định: Hàm lượng của các loại vi chất dinh dưỡng được bổ sung vào sữa học đường ở Hà Nội phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Các chỉ tiêu các về khoáng chất và vitamin cũng đều nằm trong mứa yêu cầu của dự thảo sữa học đường và phù hợp với giá trị trung bình theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia.
Thời gian qua, chương trình sữa học đường Hà Nội đã tạo một hiệu ứng xã hội rất tích cực khi nhận được sự ủng hộ của các nhà trường,phụ huynh và học sinh. Thời gian tới, Thanh tra Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường triển khai các cuộc thanh tra, bao gồm cả thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất.
Theo VTV24
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ nói về Chương trình sữa học đường
Tối 2/4, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đã trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ về Chương trình sữa học đường.
Tại cuộc họp, phóng viên đặt câu hỏi: theo Quyết định 1340 của Thủ tướng, sữa học đường là sữa tươi, tuy nhiên nhiều địa phương như Thái Nguyên, Hà Nam cho phép đưa sữa bột pha lại vào trường học.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Chính phủ có đề án sữa học đường, Đề án 1340 phục vụ nâng cao thể chất từ học sinh mầm non đến học sinh tiểu học. Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án 641 - phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp nâng cao giáo dục thể chất trong độ tuổi từ 0-3 tuổi và đến 18 tuổi.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh: Nam Nguyễn
Về công văn do Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GDĐT Vũ Duy Anh ký cho phép giới thiệu một số sản phẩm sữa vào các trường học, trong khi sữa dùng cho chương trình được quy định là sữa tươi, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói, công văn này giới thiệu sản phẩm không phải là tham gia chương trình sữa học đường.
"Sữa học đường là sữa tươi, thực hiện cho các cháu ở bậc mầm non và tiểu học, để nâng cao tầm vóc cho các cháu. Hai loại hoàn toàn khác nhau, không phải tất cả đều trong chương trình sữa học đường"- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.
Được biết, tháng 7/2016 Thủ tướng phê duyệt Chương trình sữa học đường trong đó quy định sữa sử dụng trong chương trình là sữa tươi.
Tháng 9/2016, Bộ Y tế ban hành quy định tạm thời đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình sữa học đường và tới năm 2020 sẽ kết thúc thí điểm chương trình, tiến hành triển khai đồng bộ cả nước.
Trong suốt quá trình triển khai Chương trình sữa học đường, nhiều ý kiến yêu cầu cho sử dụng nhiều loại sữa khác như sữa bột, sữa pha lại, sữa chua, phomai... với lý do là năng lực các doanh nghiệp Việt Nam không đủ cung cấp sữa tươi.
Tuy nhiên, trong các văn bản của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên tục có các công văn trả lời các bộ liên quan và Chính phủ về việc đến năm 2020 sản lượng sữa tươi trong nước đạt tới 1 tỷ lít trong khi nhu cầu của học sinh mẫu giáo và tiểu học của cả nước là 587 triệu lít.
Ngoài ra, các ý kiến cũng cho rằng, việc sử dụng các sản phẩm từ sữa đưa vào Chương trình sữa học đường không đúng tinh thần của chương trình như Chính phủ mong muốn bởi chương trình yêu cầu là sữa tươi./.
Thái Tùng
Theo toquoc.vn
Nghệ An: Chưa có nhà thầu mới, các trường được đề nghị sử dụng sữa học đường từ nhà cung ứng cũ Theo hồ sơ mời thầu, trị giá gói thầu sữa học đường cho học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020 là hơn 1.600 tỷ đồng. Do chưa tổ chức đấu thầu được nên tỉnh Nghệ An cho phép nhà cung ứng giai đoạn trước đó tiếp tục triển khai chương trình Sữa...