Chưa cấp phép nhận chìm 1 triệu m3 bùn vì lo ngại ảnh hưởng môi trường biển
Đó là thông tin chính thức từ lãnh đạo Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1), chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (ở H. Tuy Phong, Bình Thuận).
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do các nhà thầu Trung Quốc thi công đang trong giai đoạn hoàn thiện – Ảnh: Quế Hà
Chiều 22.6, ông Phan Ngọc Cẩm Thành, Phó tổng giám đốc VTPC1, cho biết hiện nay Bộ TN-MT vẫn chưa cấp phép cho công ty này thực hiện việc nạo vét và vận chuyển khoảng 1 triệu m3 bùn sau nạo vét ra biển.
Trước đó, để thực hiện xây dựng bến cảng chuyên phục tàu chở than, VTPC1 đã lập hồ sơ xin nạo vét và đổ khoảng 1 triệu m3 bùn sau nạo vét ra biển và được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận về vị trí nhận chìm (tại công văn số 3519 ngày 29.7.2010).
Tuy nhiên, sau khi có thông tin việc nhận chìm trên có thể ảnh hưởng đến môi trường biển, đặc biệt là ảnh hưởng đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bộ TN-MT đã thành lập Hội đồng thẩm định với sự tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ và địa phương thẩm định.
Video đang HOT
Về phương án của VTPC1, tại công văn (số 1686), Sở TN-MT Bình Thuận cho biết “vẫn còn nội dung chỉnh sửa chưa đúng hoặc chưa chỉnh sửa bổ sung”. Theo đó, Hội đồng thẩm định yêu cầu chủ đầu tư có đánh giá khả năng khi thực hiện nạo vét và nhận chìm bùn thải có thể ảnh hưởng đến ven biển thôn Bực Lở, Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Tân) và đặc biệt là khu nuôi tôm Vĩnh Hảo (theo phản ánh của Hiệp hội tôm Bình Thuận).
Về vị trí nơi nhận chìm bùn thải sau nạo vét (30 ha) đề nghị chủ đầu tư phải làm rõ tính phù hợp khi nơi đây là vùng nước trồi và bãi đẻ của các loài hải sản. Đặc biệt là rất gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Do vậy Hội đồng thẩm định đề nghị nghiên cứu có thể đưa bãi nhận chìm ra xa bờ hơn để giảm đến mức thấp nhất tác động xấu đến Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Trong dự án nhận chìm có sử dụng các số liệu về bùn, bụi, quỹ đạo lắng chìm vật chất, lượng bùn hoà tan… nhưng chưa dẫn chứng lấy từ nguồn nào, nên Hội đồng thẩm định yêu cầu chứng minh đầy đủ.
Trong khu vực xã Vĩnh Tân còn có các dự án khác có hoạt động nạo vét đổ bùn ngoài biển. Do đó Hội đồng đề nghị phải làm rõ các yếu tố này, nhưng đến nay chủ đầu tư chưa làm rõ.
Về quá trình giám sát, phải có đầy đủ các thành phần giám sát, nội dung, thông số giám sát, kể cả trước, trong và sau khi nhận chìm.
Khu vực biển Hòn Cau (phía xa là các ống khói của nhà máy nhiệt điện) – Ảnh: QUẾ HÀ
Theo ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở TNMT Bình Thuận, việc Bộ TN-MT chưa cấp phép cho VTPC1 nhận chìm bùn thải sau nạo vét là để lấy ý kiến UBND tỉnh Bình Thuận và các nhà khoa học chuyên ngành.
(Theo Thanh Niên)
Dừng đổ bùn thải ra vùng biển giáp ranh Nghệ An Thanh Hóa
Do việc xả thải của đơn vị thi công nạo vét cảng gang thép Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) không thực hiện đúng quy trình đổ thải nên Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã yêu cầu đơn vị trên dừng việc đổ bùn thải để thực hiện đúng quy trình.
Sáng 14.5, ông Nguyễn Văn Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết cơ quan này đã yêu cầu đơn vị thi công nạo vét cảng gang thép Nghi Sơn, thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn dừng đổ bùn thải ra vùng biển giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa. Nguyên nhân dừng đổ thải theo ông Thi là do đơn vị xả thải này không thực hiện đúng quy trình trong quá trình đổ thải.
Được biết, việc nạo vét và đổ bùn thải trong lúc thi công Cảng gang thép Nghi Sơn đã được các cơ quan chức năng ở tỉnh Thanh Hóa cấp phép. Trong quá trình đổ thải ra vùng biển giáp ranh dù đơn vị đã đổ đúng vị trí, tuy nhiên trong quá trình kiểm tra Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn phát hiện đơn vị đổ thải đã không thực hiện đúng quy trình đổ thải, không dùng phao ngăn bùn, không để bùn bẩn trôi lan rộng ra ngoài.
Trước đó báo Dân Việt có phản ánh từ đầu tháng 5.2017 xuất hiện mỗi ngày có từ 7 đến 10 lượt tàu đến vùng biển giáp ranh giữa Nghệ An và Thanh Hóa để xả bùn, đất. Việc xả thải tại vùng biển giáp ranh trên đã làm cho nước vùng biển Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) chia thành 3 màu, gần bờ là màu đen, cách bờ khoảng 35 đến 40m là màu đục, phía ngoài là màu xám... Hiện đã có những tác động ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản, hoạt động sản xuất tôm giống, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của địa phương làm cho hàng nghìn hộ dân ở các xóm Tân Minh, Đồng Minh, Đồng Thanh xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai hết sức lo lắng và bức xúc.
Bùn xả thải của đơn vị nạo vét Cảng gang thép Nghi Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khiến môi trường biển ở vùng thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị ảnh hưởng
Trước tình hình trên, UBND thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã có văn bản gửi đến UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn về việc yêu cầu kiểm tra việc tàu xả bùn thải trên, đồng thời yêu cầu các cơ quan trên đánh giá cụ thể quy mô, phạm vi, mức độ tác động đến môi trường, hệ sinh thái trong khu vực đổ thải và vùng lân cận...
Tiếp đến ngày 11.5, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản số 3223/UBND.NN gửi cho UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và có ý kiến về vấn đề xả thải tại khu vực giáp ranh hai tỉnh Thanh Hóa- Nghệ An; đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cung cấp các thông tin liên quan đến sự việc cho UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan liên quan để làm cơ sở kiểm tra, giám sát; đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, chấn chỉnh, không thực hiện việc xả thải ở khu vực biển giáp ranh tỉnh Nghệ An làm ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất của người dân vùng ven biển tại Nghệ An.
Theo Danviet
Xí nghiệp thiếc bị đình chỉ hoạt động sau sự cố vỡ đập chứa bùn thải Xí nghiệp thiếc Suối Bắc (Nghệ An) phải tập trung gia cố thân đập, không cho nguồn nước thải tràn ra ngoài và không cho nước mưa chảy vào lòng đập. Ngày 13/3, đoàn công tác của Bộ Công Thương cùng Sở Công Thương Nghệ An sẽ tới hiện trường vụ vỡ đập chứa bùn thải quặng của xí nghiệp khai thác thiếc...