Chữa cảm lạnh hiệu quả tại nhà
Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, nhất là mùa lạnh do virus, vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.
Khi nhiễm cảm lạnh, bệnh sẽ tiến triển dần dần. Trong khoảng từ 1 đến 3 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus, các triệu chứng cảm lạnh sẽ xuất hiện.
Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất: sổ mũi hoặc nghẹt mũi với triệu chứng dịch mũi dày, có màu vàng hoặc xanh lá cây. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng nhiễm trùng vi khuẩn thường thấy. Viêm họng, đau cơ, hắt xì, nhức đầu. Người bệnh có thể ho, cảm sốt nhẹ, chảy nước mắt, mất vị giác, trong người có triệu chứng khó chịu.
Các triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 3 ngày đến 1 tuần. Với trường hợp nặng và người bệnh có sức đề kháng kém, bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần. Giai đoạn dễ lây nhiễm nhất của bệnh là trong 3 ngày đầu tiên bị bệnh.
Gừng pha nước ấm với mật ong để làm tăng cường hiệu quả trị bệnh cảm lạnh.
4 cách trị cảm lạnh đơn giản tại nhà
Khi bị cảm, nếu các triệu chứng khó chịu diễn tiến nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Sau khi thăm khám và xác định được tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc cần thiết để đẩy lùi triệu chứng cảm nhanh chóng.
Với trường hợp nhẹ có thể áp dụng các phương pháp để giảm các triệu chứng và nhanh khỏi, cụ thể:
Nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Các triệu chứng cảm lạnh sẽ gây uể oải, mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố gắng làm việc bất chấp những dấu hiệu bệnh. Điều này khiến nguy cơ kiệt sức, bệnh tái đi tái lại tăng cao.
Vì vậy, khi bị cảm lạnh cần nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng đối với việc điều trị cảm lạnh. Như làm tan đờm, giảm triệu chứng ho và làm dịu cơn đau họng. Người bệnh cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước ấm để làm tăng cường hiệu quả trị bệnh.
Bệnh cảm lạnh khiến mũi thường xuyên có cảm giác khó chịu do nghẹt mũi, chảy dịch mũi hay ngứa mũi. Lúc này, việc vệ sinh mũi sạch sẽ có thể giúp người bệnh ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi. Để làm sạch mũi, tốt nhất bạn nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý.
Súc miệng bằng muối loãng
Nước muối loãng được xem là một phương thuốc trị cảm lạnh tuyệt vời. Bởi muối có tính sát khuẩn, sát trùng cực cao, có thể loại bỏ đáng kể vi khuẩn. Súc miệng nước muối để vệ sinh miệng và họng không chỉ làm dịu nhanh chóng cơn đau rát họng; mà còn giúp kháng viêm hiệu quả. Bởi vậy, người bị cảm lạnh nên súc miệng đều đặn 2 lần hàng ngày với dung dịch nước muối loãng để nhanh khỏi bệnh.
Video đang HOT
Sử dụng thảo dược tốt cho sức khỏe
Người bệnh cảm lạnh được khuyên nên dùng các loại thảo dược sau: tía tô, kinh giới, húng chanh, tỏi, gừng… Sử dụng thảo dược vào các món ăn, thức uống giúp làm ấm cơ thể,t trị cảm mạo, giảm các triệu chứng đau đầu, sổ mũi nhanh hơn. Ngoài ra, cần tăng cường các loại trái cây, rau xanh. Các loại cây giàu vitamin C có vai trò lớn trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Nó rất có lợi cho việc chống lại vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh đối với người cảm lạnh.
Khi bị cảm lạnh, khả năng tiêu hóa của người bệnh sẽ suy giảm và là một nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, lâu phục hồi hơn. Và các loại rau xanh tự nhiên sẽ giúp giải quyết vấn đề này nhanh chóng.
Luôn giữ ấm cho cơ thể
Trong quá trình áp dụng các cách chữa cảm lạnh cho người lớn, cần chú ý luôn giữ ấm cho cơ thể. Khi ngủ, hãy đắp chăn vừa đủ, mặc áo ấm để tránh nhiễm lạnh.
Trong trường hợp bị đổ mồ hôi, có thể mở máy lạnh ở chế độ khô thoáng. Từ đó, làm khô mồ hôi nhưng không khiến cơ thể bị lạnh hay khó chịu hơn.
Trong trường hợp phải đi ra ngoài, nên mặc đồ ấm và đeo khẩu trang. Khi về nhà hãy rửa tay sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm các bệnh khác vì cơ thể đang bị suy giảm hệ miễn dịch do cảm lạnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ để trị bệnh cảm lạnh?
Thông thường, bệnh cảm lạnh sẽ phục hồi sau từ 5 ngày đến 1 tuần. Nếu được bồi bổ, giữ ấm và có đầy đủ dinh dưỡng, bệnh nhân có thể tự khỏi bệnh sớm.
Hầu hết mọi người đều tự điều trị cảm lạnh nhanh nhất tại nhà. Nhưng nếu thấy những triệu chứng sau đây, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ:
Sốt cao liên tục không khỏi, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn bị các chứng nhiễm trùng, viêm nhiễm khác.
Đau họng khi nuốt liên tục, đau nhiều và không đỡ sau khi dùng thuốc.
Ho liên tục, cơ ho không giảm sau 3 tuần .
Bệnh cảm lạnh kéo dài tới hơn 2 tuần mà không có triệu chứng thuyên giảm.
Đau đầu và tắc mũi không khỏi.
Đau ngực, đau đầu dữ dội.
Khó thở, chóng mặt, liên tục nôn.
Thở nhanh hơn bình thường.
5 lợi ích bất ngờ của trà chanh và gừng
Khó có thể tìm thấy hai thành phần nào hiệu quả và khả năng thích ứng trong y học tự nhiên như chanh và gừng.
Lợi ích của chúng được nhân lên gấp bội khi kết hợp với nhau, mang đến một thức uống giúp phục hồi sức khỏe...
Dưới đây là một số lợi ích đáng kinh ngạc của trà gừng và chanh:
1. Trà chanh và gừng giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Chanh rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Việc tiêu thụ vitamin C thường xuyên có thể làm giảm thời gian và mức độ của cảm lạnh.
Mặt khác, gừng có chứa gingerol, một hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Kết hợp chanh và gừng trong trà không chỉ làm tăng hương vị mà còn tạo ra hỗn hợp dưỡng chất tăng cường miễn dịch rất tốt cho cơ thể.
Hỗn hợp chanh và gừng giúp tăng cường miễn dịch...
2. Giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa, trà chanh và gừng có thể là giải pháp đơn giản mà hiệu quả giúp bạn ứng phó với tình trạng này. Cả chanh và gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ tiêu hóa và giảm các vấn đề về đường tiêu hóa.
Nước chanh kích thích sản xuất mật trong gan, rất cần thiết để phân hủy thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng khó tiêu và táo bón.
Gừng chứa các hợp chất như gingerol và shogaol, được chứng minh là có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, chẳng hạn như khó chịu và đầy hơi.
3. Hỗ trợ giảm cân
Nếu bạn đang muốn giảm thêm vài kg, việc thêm trà chanh và gừng vào thói quen hàng ngày có thể giúp ích. Cả chanh và gừng đều có liên quan đến việc giảm cân và cải thiện sức khỏe trao đổi chất.
Chanh có lượng calo thấp và nhiều chất xơ, có thể giúp bạn cảm thấy no. Các polyphenol có trong chanh cũng đã được chứng minh là làm giảm sự tăng cân và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Mặt khác, gừng có thể tăng cường trao đổi chất và tăng cường đốt cháy chất béo. Bổ sung gừng có thể làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và mỡ bụng.
Trà chanh và gừng giúp giảm buồn nôn và viêm mạn tính.
4. Giảm buồn nôn
Cả chanh và gừng đều có đặc tính chống buồn nôn. Hít tinh dầu chanh có thể giúp giảm buồn nôn và nôn khi mang thai.
Gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tự nhiên chữa buồn nôn và say tàu xe. Bổ sung gừng có thể làm giảm đáng kể tình trạng buồn nôn do hóa trị.
5. Giúp giảm viêm
Viêm mạn tính có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Trà chanh và gừng có thể giúp giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Trong chanh có chứa các hợp chất như limonene và hesperidin, được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Polyphenol trong chanh có thể giúp giảm các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Gừng có chứa gingerol, một hợp chất chống viêm mạnh mẽ có thể giúp giảm viêm và stress oxy hóa. Việc bổ sung gừng có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm ở bệnh nhân viêm xương khớp.
Mặc dù trà chanh và gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề như: Dị ứng (với một số người), làm tăng độ chua trong dạ dày gây khó chịu, giảm khả năng đông máu và tăng đường huyết (nếu dùng quá nhiều)...
Món ăn bài thuốc phòng và trị cảm lạnh Cảm lạnh là bệnh lý thường gặp, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột. Việc sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng rất tốt trong phòng, hỗ trợ điều trị cảm lạnh... Theo y học cổ truyền, cảm lạnh (phong hàn phạm phế), chủ yếu do phong hàn xâm nhập vào cơ thể...