Chữa bệnh tiểu đường theo cách dân gian bằng gạo nếp
Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng… và đặc biệt là chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Gạo nếp hấp rượu vang: gạo nếp 250g, rượu vang 500ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.
Gạo nếp mật ong: gạo nếp 30g tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30g mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.
Bao tử heo nhồi gạo nếp: cho gạo nếp lượng vừa đủ vào bao tử heo, nướng khô, giã ra làm viên hoàn để ăn hàng ngày. Cách khác, cho thêm vào gia vị các loại, buộc kín miệng, đem hấp cách thuỷ cho thật chín rồi chia ăn vài lần.
Cháo gạo nếp hạt sen: người bệnh mới khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.
Gạo nếp tán hoài sơn: gạo nếp 500g ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm. Dùng cho những người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệt mỏi.
Cháo gạo nếp táo tàu: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày ăn từ 1 – 2 lần, giúp trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.
Video đang HOT
Gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g, sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày để chữa nôn mửa không dứt. Cách khác, gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.
Cháo gạo nếp đậu đen: gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt.
Gạo nếp trộn hoàng liên, dầu vừng: gạo nếp 100g, nấu thành cơm nếp rồi đốt thành than. Sau đó trộn đều với bột hoàng liên (30g) và dầu vừng, bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em.
Cháo gạo nếp nấu suông: còn gọi là cháo hoa (lấy gạo nếp, cho thêm nước vào nấu chín) có tác dụng làm mát ruột cho những trường hợp nặng bụng. Nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.
Theo GĐ&XH
5 món đồ uống dễ làm giúp giải độc cơ thể
Độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ khiến bạn mệt mỏi, stress. Các loại đồ uống dễ làm dưới đây có thể giúp bạn giải độc thanh lọc cơ thể nhanh chóng.
1. Nước muối
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, muối có thể chữa các chứng khí nghịch, tích đờm, giết trùng độc, tiêu phù thũng, sưng lở. Hơn nữa, nó còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu, kích thích tế bào khiến thể chất, tinh thần được phấn chấn, cơ thể có sức dẻo dai, bền bỉ.
Bạn có thể uống một cốc nước muỗi thật loãng vào buổi sáng. Tuy nhiên không được lạm dụng quá 6g muối/ngày vì chúng có thể làm phù thũng, hại thận, mất nước. Phương pháp này cũng chỉ khuyến cáo cho những người có sức khỏe bình thường.
2. Nước chanh
Chanh giàu vitamin C nên giúp thanh nhiệt. Vitamin C còn giúp cơ thể sản sinh ra glutathione - một hợp chất kích thích giải độc tố ở gan nên tống khứ chất độc ra ngoài cơ thể.
Để tăng cường cho tiến trình thanh lọc cơ thể, mỗi ngày hãy uống 1 ly nước chanh vào buổi sáng. Nhưng nên pha chanh bằng nước âm ấm bởi nếu pha bằng nước nóng sẽ làm phân hủy vitamin C, còn pha bằng nước lạnh sẽ không dậy mùi thơm của tinh dầu.
3. Trà hoa cúc
Theo Đông y hoa cúc có vị đắng, ngọt tính hơi hàn qui kinh can, tỳ, phế có tác dụng thanh can dưỡng huyết, thanh nhiệt giải độc.
Bạn có thể dùng hoa cúc khô hãm như trà rồi uống. Nhưng lưu ý những người bị huyết áp thấp không nên dùng nhiều loại trà này. Thay hoa cúc bằng atiso, hiệp dạ châu, bồ công anh bạn cũng thu được kết quả tương tự.
4. Nước đậu nành
Đậu nành giàu protein, isflavones, glyrosides. Vì thế đậu nành vừa là thức uống dinh dưỡng vừa giúp mát gan, giải độc.
Bạn có thể dùng nước đậu nành uống thay sữa mỗi ngày. Nếu chắc chắn đậu nành của bạn là sản phẩm sạch, bạn có thể uống sống để giữ được các thành phần dưỡng chất tốt nhất.
5. Giấm pha loãng
Ở Nhật Bản, uống giấm đã trở thành một thói quen khá phổ biến với: hơn 8% dân số thường xuyên uống và ít nhất 70% dân số thử uống giấm vào một thời điểm nào đó.
Uống dấm đặc sẽ kích thích dạ dày, gây đau viêm dạ dày, hạ huyết áp. Nhưng dấm loãng lại rất có ích. Trong dấm giàu acid amin, enzyme glycolytic và các acid béo chưa no nên chúng có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm mỡ trong máu, bài độc và duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.
Mỗi tuần bạn có thể uống nước dấm 1-2 lần, nhớ là phải chọn dấm uy tín để tránh hại dạ dày. Mỗi lần nên dùng nửa muỗng canh pha với một cốc nước (khoảng 180-230ml).
Theo Trí thức trẻ
Tự chữa khỏi bệnh trĩ nặng chỉ bằng 3 loại thảo dược dễ kiếm Tôi mắc phải bệnh trĩ đã 5 năm, cách đây một năm bệnh trĩ phát nặng ở trên cấp độ 3 chuyển sang cấp độ 4. Sau 3 tháng tự chữa bệnh, đến nay tôi đã thoát được căn bệnh này. - Thứ đến là củ nghệ tươi: Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên...