Chưa bắt buộc dạy học trực tuyến
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cho biết năm học 2020-2021, Bộ GD&T tiếp tục tinh giản chương trình, áp dụng dạy học trực tuyến.
Ông Thành cho biết, trước đây, Bộ GD&ĐT đã có công văn 4612 về việc tinh giản chương trình năm học nhưng việc này được giao quyền tự chủ cho các nhà trường thực hiện. Những năm học trước, các trường đã thực hiện 2 nội dung gồm: Rà soát tinh giản nội dung, kiến thức và cập nhật nội dung mới thay cho thông tin cũ.
Qua đánh giá cho thấy, các trường ở địa phương đã làm tốt, nhưng để tinh giản tốt hơn, dành được nhiều thời gian hơn cho thầy cô đổi mới phương pháp dạy học, học sinh có thời gian rèn luyện, phát triển năng lực, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rà soát, tinh giản nội dung trong SGK.
Ông Nguyễn Xuân Thành -Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.
Căn cứ vào việc rà soát, đối chiếu các nội dung trong chương trình để thiết kế thành các chủ đề dạy học. Làm như vậy, những tiết học gần nhau có thể có những phần nội dung dạy học trùng lặp sẽ được bớt đi.
Cụ thể, về cách làm, tổ chuyên môn của các trường sẽ đề xuất việc tinh giản nội dung chương trình năm học cụ thể gồm những gì, vì sao tinh giản nội dung đó. Ví dụ, tinh giản nội dung này vì vượt quá chuẩn kiến thức, kỹ năng, vì kiến thức hàn lâm hay đã lạc hậu thì họ có đề xuất gì không.
Giáo viên là người dạy học và hiểu nhất nên sẽ đề xuất tích hợp bài này với bài khác trong chương trình. Sau đó, các trường chuyển về Sở GD&ĐT để tổng hợp và gửi về Bộ. Khi đó, Bộ GD&ĐT mới mời chuyên gia sử dụng kết quả tổng hợp từ các sở để tổ chức tinh giản và công bố cho áp dụng. Cách làm như vậy vừa có tính thực tiễn (vì đề xuất của các thầy cô từ các nhà trường) vừa có tính khoa học.
- Bộ GD&ĐT sẽ có quy chế về dạy học trực tuyến như một phương thức hỗ trợ dạy học trên lớp. Việc này sẽ được thực hiện ra sao, thưa ông?
Video đang HOT
- Việc tiếp tục tăng cường dạy học trực tuyến để học sinh có thời gian nghiên cứu tài liệu, bổ trợ kiến thức trước giờ học trên lớp cũng đã được hướng dẫn trước đó. Khi áp dụng hình thức này, học sinh được giáo viên hướng dẫn đọc SGK, tìm hiểu các chủ đề qua mạng ở các phần: tư liệu điện tử, bài đọc, tài liệu bổ trợ video, thí nghiệm mô phỏng.
Với cách học như thế, học sinh có thì giờ tương tác trên mạng trước để tiếp nhận kiến thức nên khi lên lớp, giáo viên dành thời gian để hướng dẫn học sinh thực hành, trao đổi, báo cáo và vận dụng kiến thức. Cách học như vậy các em được thực hành nhiều hơn, việc học trực tuyến hỗ trợ có hiệu quả cho việc học trên lớp.
- Bộ có tính toán thế nào với học sinh vùng khó khăn chưa có điều kiện, cơ sở vật chất để áp dụng học trực tuyến?
- Sắp tới, Bộ GD&ĐT có Quy chế hướng dẫn dạy học trực tuyến, truyền hình nhưng không thể bắt buộc áp dụng ngay được vì toàn quốc có hơn 30.000 trường phổ thông ở các vùng miền khác nhau. Trong đó, có nhiều trường ở vùng sâu vùng xa, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, các gia đình chưa có phương tiện.
Quy chế dạy học trực tuyến được xây dựng trên tinh thần nơi nào đáp ứng được điều kiện hạ tầng, đội ngũ nhà giáo, điều kiện học sinh có máy móc có thể tiếp cận được mới thực hiện. Nơi nào chưa có điều kiện để thực hiện vẫn duy trì dạy học như thời gian vừa rồi, sẽ tăng cường các bài học đã được phổ biến trên truyền hình và hướng dẫn học sinh tự đọc, tiếp nhận kiến thức trong SGK trước thời gian lên lớp.
Còn lại chủ yếu vẫn phải học trực tiếp trên lớp, phải tương tác với thầy cô, các bạn mới phát triển được kiến thức, năng lực. Việc học qua trực tuyến, truyền hình chỉ thực hiện một phần bài học đó ở giai đoạn tiếp nhận kiến thức hoặc vận dụng kiến thức.
Cảm ơn ông.
Ngày 3/6, Bộ trưởng GD&T Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học tới sẽ tiếp tục triển khai dạy học trực tuyến, truyền hình như một phương thức cộng hưởng với dạy học trực tiếp, cùng với tinh giản chương trình năm học sẽ rút ngắn thời gian học tập trên lớp, tăng thời gian nghỉ hè của học sinh. ể thực hiện, Bộ GD&T yêu cầu các địa phương tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, tập huấn giáo viên, hướng dẫn cho học sinh về việc học trên mạng.
Giáo viên, học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục dạy học trực tuyến, tinh giản chương trình năm học, điều này hướng tới chương trình phổ thông hiện hành tinh gọn, nhẹ nhàng hơn vừa rút ngắn thời gian dạy và học, tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị
Chiều 3/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá học trực tuyến, truyền hình với các Sở GD&ĐT, các trường ĐH.
Với tinh thần "tạm dừng đến trường không dừng học", các địa phương cho biết đều đã triển khai dạy học trực tuyến, truyền hình hiệu quả. Nhờ đó, học sinh không đến trường nhưng vẫn tiếp cận với kiến thức, với thầy cô, được kết nối qua môi trường mạng.
Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ, đồng thời khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học.
Bên cạnh mặt tốt, việc triển khai dạy học trực tuyến cũng còn hạn chế cần khắc phục, trong đó làm sao để đảm bảo môi trường học an toàn cho học sinh.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hàng năm Bộ đều có hướng dẫn cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ vào dạy học trực tuyếnnhưng đến khi có dịch COVID-19 mới tạo ra áp lực để các thầy cô triển khai đồng thời.
Cơ bản phương thức dạy học trực tuyến đối với các cấp học đều có kết quả tích cực, đối với mầm non, phổ thông cũng rất hiệu quả. Trong thời kỳ dịch bệnh các nhà trường đã thực hiện đóng cửa để cùng cả nước chống dịch, với trên 25 triệu học sinh, sinh viên, giáo viên, sự quyết tâm và nỗ lực của ngành giáo dục đã cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Qua khảo sát, các tỉnh đều đạt trung bình trên 80% học sinh được tiếp cận với hình thức dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình, riêng khu vực thành phố và vùng thuận lợi trên 90%. Qua mùa đại dịch có thể nói, kỹ năng về CNTT, chuyển đổi số của học sinh, giáo viên đã được nâng cao. Khảo sát ban đầu sau khi học sinh trở lại trường cũng cho thấy, chất lượng dạy và học từ xa đảm bảo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhìn nhận, việc dạy học qua internet, trên truyền hình cũng còn một số khó khăn, hạn chế về hạ tầng, máy chủ đường truyền, thiết bị kết nối đầu cuối; hạn chế trong tương tác giữa giáo viên và học sinh, nhất là bậc mầm non, phổ thông; học sinh vùng khó khăn chưa có điểu kiện tiếp cận với hình thức dạy học này...
Khẳng định phương thức dạy học qua internet, trên truyền hình sẽ tiếp tục được triển khai như một phương thức cộng hưởng với dạy học trực tiếp có hiệu quả, rút ngắn thời gian học tập trên lớp của học sinh.
"Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục tinh giản chương trình, thông qua việc đánh giá quá trình tinh giản thời gian qua để hướng tới chương trình phổ thông hiện hành tinh gọn, hiệu quả. Vừa rút ngắn thời gian dạy và học nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, thậm chí được nâng lên và tăng thời gian nghỉ hè của học sinh", Bộ trưởng nói.
Dạy trực tuyến giáo viên phải có phương pháp sư phạm
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ông Nhạ đề nghị các sở, nhà trường tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện tốt Quyết định 117 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học. Chính phủ đang chỉ đạo rất mạnh chuyển đổi số quốc gia, ngành Giáo dục cần tiên phong trong quá trình chuyển đổi này. Có 6 nội dung cần triển khai để thực hiện nhiệm vụ này.
Thứ nhất, tiếp tục tập trung hạ tầng công nghệ thông tin: phần mềm, kết nối đầu cuối, đảm bảo an ninh mạng. Đối với máy chủ đường truyền, các địa phương phối hợp với các nhà mạng, công ty công nghệ để thực hiện. Không nhất thiết phải mua sắm hết mà có thể thuê.
Về phần mềm quản lý dạy và học, đây là phần mềm rất quan trọng, nhưng thực tế nhiều nhà trường thực hiện chưa bài bản. Thời gian tới, các cơ sở phải thực hiện theo hệ thống chặt chẽ. Đồng thời quan tâm bảo đảm an toàn an ninh, bảo mật thông tin, an toàn trong môi trường mạng cho học sinh, giáo viên.
Ngoài ra, cần quan tâm xây dựng kho học liệu số. Cụ thể, chọn mời những thầy cô có kinh nghiệm để thực hiện các bài giảng trên cơ sở chương trình tinh giản để có kho học liệu dung chung.
Về phía thầy cô, bộ trưởng cho rằng, thời gian qua đã rất nỗ lực để dạy học. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung, cần phải tập trung cho tập huấn, hướng dẫn phương pháp sư phạm dạy trực tuyến cho giáo viên, để dạy học trực tuyến trở thành nghề chứ không phải biết cứ đơn giản biết công nghệ là dạy được.
Đối với học sinh cũng phải được hướng dẫn nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của các em, nhất là những kiến thức, kỹ năng phòng tránh tác động xấu khi tham gia vào môi trường mạng.
Thầy trò 'chạy đua' với chương trình học, Bộ GD-ĐT nói gì? Trao đổi về những khó khăn, vất vả của thầy trò trong việc 'chạy đua' với chương trình học, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), khẳng định bộ luôn đồng hành, hỗ trợ, không để nhà trường đơn độc, vượt khó. Một tiết học môn toán của học sinh lớp 12CL1 Trường THPT chuyên Lê Hồng...