Chủ WikiLeaks được khuyên rời sứ quán Ecuador
Julian Assange, người sáng lập trang WikiLeaks, không nên tiếp tục trú ngụ trong đại sứ quán Ecuador ở London do sức khỏe bắt đầu sa sút, luật sư của ông khẳng định.
Ông Assange xuất hiện trên ban công đại sứ quán Ecuador tại Anh yêu cầu Mỹ ngừng săn đuổi hôm 19/8. Ảnh: AFP
Assange, 41 tuổi, ẩn náu trong đại sứ quán Ecuador tại London từ tháng 6 để tránh lệnh trục xuất tới Thụy Điển, nơi ông đối mặt với việc bị thẩm tra về các cáo buộc tấn công tình dục. Assange khẳng định người ta cáo buộc ông vì những lý do chính trị.
“Những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tâm lý của Assange sẽ phát sinh nếu ông ấy tiếp tục ở trong đại sứ quán Ecuador”, Ria Novosti dẫn lời ông Baltasar Garzon, luật sư của Assange, tại Brazil hôm nay.
Video đang HOT
Chủ WikiLeaks đang ở trong một căn phòng nhỏ của đại sứ quán Ecuador tại London. Căn phòng chỉ đủ rộng để chứa một chiếc đệm, một bàn tròn, vài chiếc ghế da, một máy tập chạy. Ông chạy bộ trên máy vài km mỗi ngày và gặp huấn luyện viên thể lực thường xuyên để bảo đảm sức khỏe. Mặc dù vậy, luật sư Garzon thừa nhận sức khỏe của Assange đã bắt đầu sa sút.
Garzon khẳng định thân chủ của ông không lẩn tránh cáo buộc hiếp dâm tại Thụy Điển, song Assange lo ngại giới chức Thụy Điển sẽ dẫn độ ông sang Mỹ, nơi ông có thể bị kết tội làm gián điệp chống Mỹ.
Bản thân Assange từng thừa nhận sức khỏe của ông có xu hướng xấu dần. Chẳng hạn, ông phải chống chọi những cơn ho.
Ecuador chấp nhận cho Assange tỵ nạn hôm 16/8, nhưng Anh từ chối để ông ra khỏi nước này. Cảnh sát Anh vẫn đang gác bên ngoài đại sứ quán Ecuador, đề phòng khả năng ông chủ WikiLeaks tìm cách trốn thoát.
Theo VNE
Giải mật căn cứ tàu ngầm lớn nhất thế giới của Liên Xô
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết tên thực sự của căn cứ tàu ngầm được xây trong thời kỳ chiến tranh lạnh này, ngoài mã hiệu GTS-825.
GTS-825 là một trong những căn cứ tối mật của quân đội Liên Xô (trước đây), được xây dựng từ năm 1957-1961 ở Balaklava, một thị trấn nhỏ nằm bên bờ biển Đen ở Ukraine. Người bình thường khó mà tưởng tượng được rằng, thị trấn chẳng có gì nổi bật này lại là nơi có căn cứ quân sự ngầm lớn nhất thế giới.
Để có được căn cứ khổng lồ này, chính quyền Xô Viết đã chi một khoản tiền đầu tư lớn. Theo thông tin giải mật, chỉ riêng việc mở đường hầm chính đã tiêu tốn 70 triệu rúp. Để có thể chống lại các cuộc tấn công hạt nhân, các bức tường trong căn cứ đều dày từ 3-5m, thậm chí có những đoạn dày 6m. Chính vì vậy, căn cứ có thể chịu được bom nguyên tử với sức công phá tối đa 100.000 tấn.
Khi bị tấn công, hạm đội biển Đen với 11 tàu ngầm tiêu chuẩn có thể ẩn náu tại căn cứ này. GTS-825 còn có các phòng nghỉ, nhà ăn, bệnh viện, bếp, phòng tắm, phòng giải trí, hệ thống thông hơi... đủ để phục vụ cho hơn 3000 người trong những tình huống khẩn cấp. Thậm chí, căn cứ hoàn toàn có thể chứa hết cư dân của Balaklava trong vòng 30 ngày cách ly với bên ngoài.
Khu căn cứ quân sự này bắt đầu bị phá bỏ khi Liên Xô tan rã. Hiện nay nó đã được cải tạo thành "Bảo tàng chiến tranh Lạnh" của Ukraine.
Theo ANTD
Chủ WikiLeaks tiết lộ cuộc sống trong 'trạm vũ trụ' Ông Julian Assange rất chắc chắn về việc một ngày nào đó sẽ tới Ecuador, đồng thời miêu tả cuộc sống tại sứ quán nước này ở London giống như "ở bên trong một trạm vũ trụ". Assange trên ban công đại sứ quán Ecuador ở London. Ảnh: AFP Công dân Australia, 41 tuổi, đã ẩn náu tại sứ quán Ecuador kể từ...