Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập kiến thức pháp luật trong nhà trường
Nếu toàn ngành giáo dục hiểu những quy định và thực hiện tốt những quy định của pháp luật là góp phần làm cho hơn dân số của Thủ đô thực hiện tốt pháp luật.
Hiểu được ý nghĩa sâu sắc ấy, lãnh đạo Sở đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo sâu sát các trường, cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Phổ biến giáo dục pháp luật luôn được ngành giáo dục Thủ đô coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên. Nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật phù hợp, hiệu quả cũng là vấn đề được ngành quan tâm thực hiện.
Ngành Giáo dục Đào tạo Hà Nội là ngành có số lượng lớn với 2.750 trường và cơ sở giáo dục; trên 2 triệu học sinh các cấp học, trên 170.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nếu toàn ngành Giáo dục hiểu những quy định và thực hiện tốt những quy định của pháp luật là góp phần làm cho hơn dân số của Thủ đô thực hiện tốt pháp luật.
Hiểu được ý nghĩa sâu sắc ấy, ngay từ đầu năm 2020, lãnh đạo Sở đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo sâu sát các trường, cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Do đó, năm 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã triển khai và thực hiện đa dạng, phong phú, hiệu quả các nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL); toàn ngành đã tổ chức phổ biến trực tiếp 10 cuộc cho gần 2.000 lượt người tham dự; thi tìm hiểu pháp luật: 22 cuộc với hơn 4 triệu lượt người tham dự; phát hành hơn 140.000 tài liệu cho học sinh.
Video đang HOT
Trong đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh Covid-19 và tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, học sinh thông tin chính xác, kịp thời diễn biến tình hình, tính chất nguy hiểm, nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch.
PBGDPL trong nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng (Ảnh: M.L)
Ngành Giáo dục là một trong những đơn vị đi đầu TP trong việc ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện đa dạng, hiệu quả Ngày Pháp luật trong các cấp học, bậc học và tổ chức chỉ đạo điểm tại 01 đơn vị tuyên truyền việc thượng tôn pháp luật, nhắc nhở mọi người sống và làm theo Hiến pháp, pháp luật.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến. Thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh.
Sở đã phối hợp tổ chức 05 chuyên đề tuyên truyền về phòng, chống ma túy học đường; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tổ chức 6 chuyên đề tuyên truyền hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh tại 6 quận, huyện…).
Các hoạt động ngoại khóa về giáo dục pháp luật được Sở triển khai đến các trường thực hiện đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi, trong đó nổi bật là các cuộc thi: “Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2020″ cho học sinh khối các trường THPT tại 16 cụm trường theo mô hình “Đấu trường 100″; “Tìm hiểu trực tuyến pháp luật phòng, chống tham nhũng gắn với quy tắc ứng xử trong trường học và quy tắc ứng xử nơi công cộng” cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố; “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” (Sở Giáo dục và Đào tạo đạt giải Nhất tập thể của cuộc thi); “Pháp luật học đường”; “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2020; “Pháp luật với mọi người”….
Năm 2021, công tác PBGDPL trong trường học tiếp tục ngành giáo dục đẩy mạnh; trong đó chú trọng tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống dịch bệnh Covid-19; ma túy; phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; phòng cháy, chữa cháy; an toàn thực phẩm; phòng, chống tác hại của thuốc lá; pháp luật về bảo vệ môi trường; Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục; Quy tắc ứng xử nơi công cộng….trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thành phố theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phù hợp.
Ngoài ra, ngành cũng chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn học pháp luật và giáo dục công dân theo xu hướng tiên tiến, hiện đại, cập nhật kiến thức phù hợp với học sinh.
Thật khó có một mùa hè vui...
Sở GDĐT TP HCM vừa có kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2020 cho các em học sinh. Thời gian sinh hoạt hè của các em bắt đầu từ ngày 19/7 đến 16/8, ngắn hơn các năm trước, do năm học 2019-2020 kết thúc sau ngày 15/7.
Ảnh minh họa
Chủ đề sinh hoạt hè tại TP HCM là "Hè vui, khỏe, bổ ích, an toàn", tập trung vào giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, phổ biến giáo dục pháp luật, kết hợp với các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện kỹ năng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho học sinh, sinh viên; tuyên truyền về an toàn giao thông, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, góp phần xây dựng thành phố văn minh, sạch đẹp, an toàn. Ngoài ra, cũng trong hè này, ngành Giáo dục TP HCM còn tăng cường tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo hiếu học.
Chắc sẽ không chỉ có TP HCM, mà tất cả các địa phương trên cả nước đều có chung một mục tiêu, đảm bảo cho trẻ em một mùa hè vui, khỏe, bổ ích, an toàn. Nhưng để đạt được mục đích đó, hẳn sẽ rất khó!
Nhiều năm về trước, khi còn ở lứa tuổi học sinh, mỗi mùa hè đến, lũ trẻ con như chúng tôi lại được các anh chị lớn tập trung ra Hội trường làng, hay Trung tâm văn hóa xã để "sinh hoạt hè". Có thể chỉ là học vài bài hát, múa, chơi trò chơi... nhưng đứa trẻ con nào cũng háo hức, mong chờ. Cụm từ "sinh hoạt hè", mấy năm gần đây tôi không thấy mấy khi nhắc đến. Tấm phiếu sinh hoạt hè hình như vẫn được các nhà trường phát cho mỗi học sinh, nhưng để nộp lại cho nhà trường có lẽ nhiều phần là hình thức. Có em không biết Trung tâm văn hóa phường, xã, hay cái Hội trường thôn ở đâu nhưng cũng được xác nhận đã "sinh hoạt hè tại địa phương" ...
Có thể nói, hoạt động hè có vai trò rất quan trọng, nhất là trong tình hình hiện nay để các em tránh được những thói hư, tật xấu, hay sa đà vào game, vào máy tính, điện thoại...
Thế nhưng, ngay từ phía chính quyền địa phương, nhất là ở những thành phố lớn lại không sát sao. Chính quyền phó mặc cho gia đình. Về phía phụ huynh và học sinh thì chưa hào hứng vì cho rằng tốn thời gian. Mỗi dịp hè đến, thay vì lựa chọn sinh hoạt hè, đa số phụ huynh lại thường đưa con em về quê, đi du lịch, học thêm, hoặc có khi chỉ là ở nhà phụ giúp cha mẹ chứ không cho con tham gia sinh hoạt hè. Điều này dẫn đến, số lượng học sinh tham gia sinh hoạt hè tại địa phương rất hạn chế, cuối khóa hè phụ huynh lại nhờ địa phương xác nhận là có sinh hoạt hè để nộp cho nhà trường.
Những tưởng thế là xong...
Chiến sĩ biên phòng: Cha nuôi nơi địa đầu Tổ quốc Cha mất sớm, mẹ bỏ nhà đi, ba chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và, Thò Thị Xúa (dân tộc Mông) tại xã Ma Lé, huyện Đồng Văn (Hà Giang) rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ. Cán bộ, chiến sĩ đồn Lũng Cú luôn yêu thương và chăm sóc hết mình cho 3 chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và,...