Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt nói về nguồn tiền chuyển cho mẹ
Tại toà, bị cáo Phan Quốc Việt khai chuyển cho mẹ hàng tỷ đồng, nguồn tiền này là nguồn thu của kit test COVID-19 và nguồn thu kinh doanh khác của Việt Á.
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Phan Quốc Việt đến tòa.
Ngày 15/5, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo xin giảm nhẹ của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Trước khi diễn ra phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Long đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.
Là người xét hỏi đầu tiên,, Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật Bộ Khoa học Công nghệ, thừa nhận hành vi phạm tội của bản thân như bản án sơ thẩm.
Bị cáo Hùng khai nhận có quen biết Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á. Sau đó, bị cáo giúp Việt trong việc sản xuất kit test COVID-19 và đã nhận từ Việt 300.000USD (tương đương hơn 8 tỷ đồng). Đối với số tiền này, tại cấp sơ thẩm, bị cáo và gia đình đã nộp khắc phục gần đầy đủ.
“Trong phiên tòa hôm nay, gia đình bị cáo đã khắc phục thêm 16.000.000 đồng, đủ số tiền bị cáo được hưởng lợi”, bị cáo Hùng nói và cho biết, gia đình bị cáo cũng nộp thêm 50 triệu đồng tiền khắc phục chung trong vụ án này.
Bị cáo Hùng mong muốn Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Tại phiên toà sơ thẩm diễn ra vào tháng 1 vừa qua, bị cáo Trịnh Thanh Hùng lĩnh án 14 năm tù về tội Nhận hối lộ.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Song, bị cáo mong HĐXX xem xét bối cảnh bản thân thực hiện hành vi phạm tội để giảm nhẹ hình phạt.
Video đang HOT
Bị cáo Việt cũng đề nghị tòa xem xét không tịch thu công quỹ nhà nước hơn 600 tỷ đồng.
Về tổng số tiền gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, bị cáo Phan Quốc Việt nói rằng chưa đúng, cần phải xác định các vấn đề liên quan như giá của kit test COVID-19.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Quốc Việt trình bày các lý do xin giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình như: Tại cấp sơ thẩm, Việt chưa được áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi trong quá trình điều tra thành khẩn khai báo để làm sáng tỏ vụ án. Vào ngày 24/4, Việt và gia đình đã nộp khắc phục thêm 200 triệu đồng.
Tại toà, bị cáo Phan Quốc Việt khai chuyển cho mẹ hàng tỷ đồng, nguồn tiền này là nguồn thu của kit test COVID-19 và nguồn thu kinh doanh khác của Việt Á.
Đối với việc bán kit test cho CDC các tỉnh, Việt nói mình không phải người chủ mưu.
Bị cáo Phan Quốc Việt bị tuyên phạt tổng cộng 29 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Chân dung cựu vụ phó bị cáo buộc nhận 350.000 USD từ Việt Á
Ông Trịnh Thanh Hùng cũng là một trong 38 bị can liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, ông này bị cáo buộc nhận 350.000 USD sẽ có mặt tại phiên xử sáng 3/1/2024.
Nhận quà 350.000 USD từ Việt Á
Trong số 7 bị cáo liên quan đại án Việt Á xảy ra tại Học viện Quân y, Viện Kiểm sát (VKS) Quân sự Trung ương truy tố ông Trịnh Thanh Hùng (SN 1966, cựu Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Trịnh Thanh Hùng cũng là một trong 38 bị can liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương mà TAND TP Hà Nội dự kiến xét xử từ sáng 3/1/2024.
Bị can Trịnh Thanh Hùng.
Theo cáo trạng của VKS Quân sự, tháng 1/2020, sau khi Ban Giám đốc Học viện Quân y (HVQY) có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đề xuất nghiên cứu đề tài phát triển kit test Covid-19, ông Hùng với mục đích vụ lợi cá nhân, thông đồng với Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt và cựu thượng tá Hồ Anh Sơn (Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược quân sự thuộc HVQY) để tạo điều kiện cho Việt Á tham gia đề tài này.
Qua trao đổi với Phan Quốc Việt và Việt đồng ý, ông Hùng đã đề nghị Hồ Anh Sơn bổ sung Công ty Việt Á tham gia đề tài. Vì vậy, bị can Sơn sửa phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học của đề tài, trong đó có Việt Á. Cũng từ đây, Việt Á chính thức gia nhập quá trình biến kit test là sản phẩm nghiên cứu của đề tài cấp quốc gia thành của riêng để Phan Quốc Việt và đồng phạm trục lợi.
VKS Quân sự xác định, ngày 6/2/2020, Bộ KH&CN có quyết định giao HVQY là chủ trì đề tài, còn Hồ Anh Son là chủ nhiệm đề tài với tổng kinh phí thực hiện là gần 19 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Việt Á cũng được giao nhiệm vụ chế tạo các bộ kit test Covid-19.
Tuy nhiên, cơ quan tố tụng cho rằng trong quá trình nghiên cứu đề tài, ông Trịnh Thanh Hùng cùng các bị can Sơn, Việt cho rằng kit test của Việt Á tốt hơn. Do đó, nhóm này thỏa thuận thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Việt Á một mình sản xuất 20.000 test thử nghiệm (dù điều này là không đủ điều kiện cho phép), không cần phía HVQY tham gia chuyển giao quy trình.
Theo cơ quan tố tụng, quá trình giúp Công ty Việt Á được cấp phép sản xuất, tiêu thụ kit test, Phan Quốc Việt có hai lần đến nhà riêng đưa cho Trịnh Thanh Hùng 100.000 USD và 250.000 USD.
Khi đưa tiền, Việt nói: "Em có tí cảm ơn anh đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ thời gian vừa qua". Sau đó, Hùng nói: "Anh cảm ơn".
Ngày 28/2/2020, Phan Quốc Việt cho nhân viên mang ba loại kit test do Công ty Việt Á cung cấp đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để thử nghiệm. Tối 1/3/2020, Nguyễn Thị Lan Anh biết kết quả thử nghiệm bộ kit test này đạt yêu cầu, nên đã nói cho Trịnh Thanh Hùng biết.
Đến ngày 2/3/2020, ông Hùng yêu cầu Hồ Anh Sơn làm văn bản của HVQY đề nghị nghiệm thu giai đoạn 1 đề tài. Cùng ngày, ông Sơn trình trung tướng Đỗ Quyết (Giám đốc HVQY) ký văn bản đề nghị Bộ KH&CN nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài.
Trên cơ sở đó, ngày 3/3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài của Bộ KH&CN đã thông qua quy trình do HVQY nghiên cứu, nhưng dựa trên kết quả đánh giá bộ kit test Công ty Việt Á cung cấp và kiến nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép để sử dụng phòng, chống dịch.
Sau khi biến sản phẩm test vốn thuộc đề tài Nhà nước thành của riêng, khoảng tháng 4/2020, Công ty Việt Á làm hồ sơ xin cấp phép lưu hành sản phẩm này. Khi Bộ Y tế đề nghị làm rõ quan hệ của HVQY và Công ty Việt Á trong hồ sơ, Phan Quốc Việt đã dùng thủ đoạn gian dối để lập hồ sơ.
"Sau khi được Bộ Y tế cấp phép, Phan Quốc Việt đã đưa bồi dưỡng Trịnh Thanh Hùng hai lần với tổng số tiền 350.000 USD", cáo trạng nêu rõ.
Ngoài ra, VKS còn xác định Phan Quốc Việt chỉ đạo Phó tổng giám đốc Vũ Đình Hiệp thông qua việc chi % tiền ngoài hợp đồng mua kit test của HVQY để chia sẻ lợi nhuận đề tài cho cựu thượng tá Hồ Anh Sơn với số tiền hơn 2,49 tỷ.
Phan Quốc Việt và cựu thượng tá Hồ Anh Sơn.
Lợi dụng chức vụ để giúp Việt Á vươn vòi
Từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021, Hội đồng nghiêm thu sản phẩm của HVQY và Bộ KH&CN đều nghiệm thu, thông qua và đánh giá kết quả đề tài ở mức đạt.
Song thực chất, VKS đánh giá việc các hội đồng tổ chức nghiệm thu chỉ mang tính hình thức và không đúng bản chất. Bởi lẽ, sản phẩm kit test này không được sản xuất theo quy trình đúng quy định và cũng không rõ nguồn gốc.
Với những sai phạm trên, cơ quan tố tụng cáo buộc ông Trịnh Thanh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để vụ lợi cá nhân; thông đồng với các cá nhân khác để đưa Công ty Việt Á vào tham gia đề tài.
Cựu vụ phó của Bộ KH&CN còn chỉ đạo, thống nhất không sử dụng quy trình nghiên cứu của HVQY để sản xuất 20.000 kit test thử nghiệm theo nhiệm vụ đề tài. Do đó, Trịnh Thanh Hùng là người khởi xướng, giữ vai trò, trách nhiệm chính trong vụ án, phải chịu trách nhiệm với tổng thiệt hại của đề tài là hơn 18 tỷ đồng.
Ngoài ra, Phan Quốc Việt là người thực hành tích cực, chịu trách nhiệm sau các bị can Trịnh Thanh Hùng và Hồ Anh Sơn, phải chịu trách nhiệm với tổng thiệt hại của đề tài hơn 18 tỷ đồng. Trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp phần tiền Công ty Việt Á được giao là 10,8 tỷ.
Cũng theo cáo trạng, trung tướng Đỗ Quyết (cựu Giám đốc Học viện Quân y) và thiếu tướng Hoàng Văn Lương (cựu phó giám đốc) chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm của cấp dưới. Còn thiếu tướng Lê Bách Quang (chủ tịch hội đồng nghiệm thu) do tin tưởng các kết quả nghiên cứu nên đã thông qua nghiệm thu đề tài.
Hành vi của ba sĩ quan trên có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, do thời hạn điều tra vụ án đã hết nên Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng tách hành vi sai phạm của những người này để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ đánh giá đúng mức độ sai phạm.
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội: Nhận 500 triệu, 2 tuần sau mới biết là tiền Việt Á Khai trước tòa, cựu Giám đốc CDC Hà Nội thừa nhận cầm 500 triệu đồng do cấp dưới đưa, nhưng nói rằng phải đến khoảng 2 tuần sau mới biết đây là tiền của Công ty Việt Á. Chiều 5.3, TAND TP.Hà Nội xét xử 2 bị cáo Trương Quang Việt (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hà...