Cựu giám đốc CDC Bình Dương khai chuyện từ chối tiền của Việt Á
Nhân viên Công ty Việt Á đưa tiền cảm ơn việc đã mua kit test nhưng cựu Giám đốc CDC Bình Dương Nguyễn Thành Danh không nhận vì sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc, hoa hồng.
Liên quan đến vụ Việt Á, cơ quan điều tra (CQĐT) đề nghị truy tố các cựu cán bộ Sở Y tế và CDC Bình Dương về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Những người này gồm: Tiêu Quốc Cường (cựu Kế toán trưởng, Phó trưởng Phòng Tài chính – Kế toán Sở Y tế Bình Dương), Nguyễn Thành Danh (cựu Giám đốc CDC Bình Dương), Trần Thanh Phong (cựu Phó trưởng Phòng Tài chính – Kế toán CDC Bình Dương), Lê Thị Hồng Xuyên (cựu nhân viên CDC Bình Dương).
Theo kết luận điều tra, thời điểm cuối tháng 4 – 6/2021, sau khi dự các cuộc họp bàn về việc xét nghiệm Covid- 19 tại tỉnh Bình Dương, Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt chỉ đạo bị can Lê Trung Nguyên (nhân viên Công ty Việt Á) thông báo cho bà Phan Tôn Noel Thảo (Kế toán trưởng Công ty Việt Á) tính toán chi tiền % ngoài hợp đồng (đối với các hợp đồng giữa Công ty Việt Á và CDC Bình Dương đã hoàn thành thanh toán) để bồi dưỡng cho các cá nhân ở CDC và Sở Y tế Bình Dương.
Bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Học viện Quân y nghiên cứu phát triển và Công ty Việt Á sản xuất.
Sau đó, bà Thảo tính tỷ lệ chi, đưa lên nhóm “duyet cho VA” và được ông Việt duyệt chi.
Cụ thể, tỷ lệ tổng mức 20%, trong đó ông Nguyễn Hồng Chương (Giám đốc Sở Y tế Bình Dương) 7%; ông Nguyễn Thành Danh (Giám đốc CDC Bình Dương) 5%; bà Lê Thị Hồng Xuyên (nhân viên phòng xét nghiệm CDC Bình Dương) 5% và dự chi cho ông Tiêu Quốc Cường (Kế toán CDC Bình Dương) 3%.
Video đang HOT
Sau đợt tính lần thứ hai, ông Phan Quốc Việt bàn bạc với bà Thảo, chốt việc chi 3% cho ông Cường và chi thêm cho bị can này tỉ lệ cắt từ ông Chương, sau khi bị can Cường nói chuyện với ông Việt về việc ông Chương không giúp gì cho Công ty Việt Á.
Tiếp đó, ông Phan Quốc Việt chỉ đạo ông Nguyên cầm tiền đi chi cho ông Chương 60 triệu đồng bằng tiền mặt tại quán cà phê ( ông Chương không thừa nhận việc nhận tiền từ Nguyên).
Lần hai vào khoảng giữa tháng 11/2021, ông Nguyên gặp ông Chương đưa tiền nhưng Giám đốc Sở Y tế Bình Dương không nhận.
Tại các quán cà phê, ông Nguyên còn 3 lần chi cho ông Tiêu Quốc Cường tổng cộng hơn 1,2 tỷ đồng.
CQĐT xác định, ông Nguyên 2 lần chi cho bà Lê Thị Hồng Xuyên tổng cộng hơn 1 tỷ đồng và gặp trực tiếp ông Nguyễn Thành Danh để đưa tiền nhưng ông này không nhận.
Theo lời khai của ông Danh tại CQĐT, do tình hình dịch bệnh, để phục vụ kịp thời công tác xét nghiệm, khi chưa thực hiện các thủ tục đấu thầu mua sắm, ông Danh đã chỉ đạo cán bộ CDC Bình Dương liên hệ với phía Công ty Việt Á và Công ty VNDAT để tạm ứng test Covid và test tách chiết để sử dụng trước, cam kết thanh toán sau.
Sau đó, ông Danh chỉ đạo cấp dưới hợp thức thủ tục hồ sơ 5 gói thầu và ký 7 hợp đồng để Công ty Việt Á trúng thầu theo giá mà phía Việt Á đưa ra.
Ông Danh thừa nhận, quá trình thực hiện hợp thức hồ sơ thầu đã có sai phạm về trình tự thủ tục, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu…
Vẫn theo lời khai của ông Danh, ông không nhận bất cứ lợi ích vật chất gì từ Công ty Việt Á. Thậm chí có lần bị can Nguyên đưa tiền cảm ơn việc CDC Bình Dương đã mua kit test của Việt Á, nhưng ông Danh không nhận vì sắp về hưu, không muốn liên quan đến tiền bạc, hoa hồng.
CQĐT cho rằng, lời khai của ông Danh phù hợp với lời khai của ông Nguyên và các tài liệu, chứng cứ khác trong vụ án.
Về số tiền mà ông Danh và ông Chương không nhận, bị can Nguyên báo cáo với ông Phan Quốc Việt và được chỉ đạo liên hệ với bà Thảo nộp vào tài khoản ngân hàng của một cá nhân, tổng số tiền 4,2 tỷ đồng.
Vụ Việt Á: Phan Quốc Việt khai bôi trơn 800 tỉ đồng
Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, trong vụ việc ở Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt khai tiền bôi trơn lên tới 800 tỉ đồng.
Các vụ án nóng như vụ việc tại Công ty Việt Á tiếp tục được báo chí đặt ra với đại diện Bộ Công an tại họp báo Chính phủ chiều nay 4.6.
Trung tướng Tô Ân Xô. Ảnh TL
Trả lời vấn đề này, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho hay đặc điểm chung ở các bị can trong vụ án tại Công ty Việt Á, Tập đoàn Tân Hoàng Minh, FLC, Cục Lãnh sự là do lợi dụng chính sách để trục lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, vi phạm quy định về đấu thầu, đưa hối lộ và nhận hối lộ.
"Dòng tiền là yếu tố quan trọng để cơ quan điều tra tìm ra bản chất vụ việc. Trong một số vụ án, khi khám xét, có những bị can trong ngăn kéo có đến hơn 10 tỉ đồng. Việt Á họ rất nhiều tiền, Phan Quốc Việt khai bôi trơn 800 tỉ. Đây là kênh để nhà điều tra tìm ra", tướng Tô Ân Xô hé lộ.
Chánh văn phòng Bộ Công an cho hay, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư về chống tham nhũng, tiêu cực, lực lượng công an đang tập trung hết sức để sớm có những kết quả.
Ví dụ chứng minh trục lợi chính sách, ông Xô nói rằng, theo cán bộ điều tra, mỗi chuyến bay combo giải cứu trừ các chi phí, có thể số tiền lợi nhuận đến vài tỉ đồng.
Về vụ FLC, theo ông Xô, kết quả điều tra ban đầu, bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo bị can Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh của 26 cá nhân, lập 20 doanh nghiệp, mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán để thực hiện hành vi thao túng giá cổ phiếu, tạo ra cung cầu giả tạo với 6 mã chứng khoán họ FLC, thu lợi bất chính theo ước tính ban đầu là 975 tỉ đồng, gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư.
"Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiếp nhận 557 đơn của các nhà đầu tư tố cáo hành vi thao túng thị trường chứng khoán của Trịnh Văn Quyết", ông Xô thông tin.
Nguyên Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn được miễn trách nhiệm hình sự vụ Việt Á Dù là người ký các quyết định cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á và có dấu hiệu tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" nhưng không có vụ lợi, ông Nguyễn Trường Sơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, được miễn trách nhiệm hình sự. Ông Nguyễn Trường Sơn...