Chủ nhật 10/5: Giá thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn cao, người tiêu dùng “đỏ mắt” mong ngày giảm giá
Tại các chợ dân sinh lớn nhỏ như chợ Hà Đông, chợ 365, chợ Ngã Tư Sở,… theo khảo sát, giá thịt lợn vẫn đắt đỏ, không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Những ngày đầu tháng 5/2020 dương lịch, dù đã có chỉ đạo cũng như yêu cầu hạ giá thịt lợn về mức hợp lý của Thủ tướng Chính phủ và của bộ NN&PTNT nhưng giá lợn hơi từ trung tuần tháng 4/2020 đến đầu tháng 5/2020 vẫn ở mức cao.
Tại các chợ dân sinh lớn nhỏ như chợ Hà Đông, chợ 365, chợ Ngã Tư Sở,… theo khảo sát, giá lợn vẫn được “găm” đắt đỏ, không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cụ thể, tại các khu chợ dân sinh ở khu vực quận Hà Đông như chợ Vạn Phúc, chợ Vồ, chợ Hà Đông, chợ Văn Quán, giá thịt ba chỉ, chân giò, thịt thăn, sườn cánh buồm có giá 150.000 đồng/kg; thịt mông giá dao động từ 140.000-160.000 đồng/kg; thịt nạc vai có giá 160-180.000/kg; sườn thăn từ 170.000-180.000 đồng/kg; sườn non 200.000-230.000 đồng/kg. Thậm chí sườn sụn giá còn lên tới 250-280.000 đồng/kg…
Giá lợn hơi từ trung tuần tháng 4/2020 đến đầu tháng 5/2020 vẫn ở mức cao ngất ngưởng.
Lý giải về mức giá vẫn còn găm quá cao này, nhiều tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ trên cho rằng, họ phải mua giá chênh lệch cao từ các lò mổ lợn. Hơn nữa, hàng cũng rất khan hàng, chi phí vận chuyển cao nên buộc họ khi bán ra ngoài thị trường thời gian qua vẫn phải neo giá cao.
“ Rất nhiều người tiêu dùng khi ra chợ cứ kêu trời khi hỏi giá thịt lợn. Họ bảo rằng, sao bảo đã giảm giá và đổ lỗi cho chúng tôi vẫn neo cao giá thịt lợn, cho rằng người bán đang ăn lãi quá cao. Nhưng chúng tôi sao giảm giá được dù rất muốn bán rẻ.
Phải bán giá thịt lợn cao như này, chúng tôi cũng rất khó bán hàng và ít khách ăn hơn. Tuy nhiên, để giảm giá thịt lợn không chỉ dựa vào mỗi tiểu thương chúng tôi mà phải từ người chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi, tới thương lái, siêu thị, chợ bán lẻ”, một tiểu thương xin giấu tên bức xúc.
Video đang HOT
Bà nội trợ Trần Thu Hà ở Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội sáng nay (10/5) đi chợ mua thịt nạc vai về để làm chả nướng cho biết, giá thịt nạc vai chị vẫn phải mua với giá 170 ngàn đồng/kg.
Người phụ nữ này than thở: “ Mấy hôm trước, xem ti vi thấy nói thủ tướng chỉ đạo hạ giá thịt lợn xuống mức hợp lý, rồi thịt lợn nhập ồ ạt nhập về siêu thị, mình nghĩ đinh ninh nay đi chợ kiểu gì giá thịt cũng giảm chút ít. Vậy mà mức giá này thì vẫn chưa giảm chút nào cả. Từ Tết đến giờ, mức giá thịt lợn tươi vẫn găm rất đắt đỏ”.
Người tiêu dùng nào cũng đỏ mắt hy vọng giá thịt lợn nhanh chóng giảm.
Bà nội trợ này cũng cho biết, từ Tết đến giờ, vì giá thịt lợn ngoài chợ quá đắt đỏ nên trong thực đơn nhà chị cũng ít có món thịt lợn hàng ngày. Ngược lại, chị tạm thay thế bằng thịt gà, thịt bò, thịt vịt: “ Hiện mức giá thịt lợn tăng cao đắt đỏ quá nên nhiều tháng nay, mình ít khi mua thịt lợn. Nhà mình hay mua gà, bò, ngan vịt để thay thế. Ăn vừa thơm ngon mà giá lại hợp lý”.
Chị Thu Hà cũng mong, thời gian tới giá thịt lợn tại chợ, siêu thị sẽ đồng loạt được giảm: “ Người tiêu dùng nào chắc cũng đỏ mắt như mình đều hy vọng giá thịt lợn nhanh chóng giảm. Song mình lại sợ, cứ hy vọng bao nhiêu sẽ thất vọng bấy nhiêu. Bao tháng ngày mong ngóng mà giá thịt lợn tại chợ và siêu thị vẫn neo ở mức giá ngất ngưởng đấy thôi”.
Bộ trưởng NN&PTNT nói gì về giá thịt lợn vẫn "neo" cao?
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã giảm giá lợn hơi còn 70.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao?
Khi nào Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước?
Theo Bộ trưởng Cường, dịch tả lợn châu Phi xảy (xảy ra từ tháng 2/2019) khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 20% tổng đàn, và mất khoảng 9,3% khối lượng thịt. Đây là một thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi, còn trên thị trường do thiếu thụt nguồn cung, khiến thịt lợn tăng giá.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, khoảng cuối quý III, đầu quý IV, nguồn thịt lợn sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Xác định gốc rễ là cần tăng nguồn cung, nên từ tháng 10/2019, sau khi dịch cơ bản được khống chế, Bộ đã có chủ trương và cùng các địa phương tập trung cho tái đàn, tăng đàn.
Đến cuối tháng 3/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 24 triệu con, tăng khoảng 6,3% so với tháng 12/2019. "Với đà này, dự kiến quý III và đầu quý IV tới, chúng ta sẽ đạt số lượng bằng thời kỳ cao nhất cuối năm 2018 và lúc đó sẽ có đủ khối lượng để cung cấp cho thị trường", ông Cường nói.
Về giá thịt lợn trên thị trường còn cao, Bộ trưởng NN&PTNT cho rằng, đầu tiên là do lúc này chưa đảm bảo lượng thịt lợn để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu. Mỗi quý nhu cầu tiêu dùng cả nước khoảng 910 nghìn tấn, nhưng vừa qua mới đạt 820 nghìn 830 nghìn tấn. Phải đến quý 4 chúng ta mới đạt được sản lượng đó.
Cùng đó, do dịch bệnh, người nuôi phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát các khâu, khiến giá thành bị đẩy lên cao.
Bộ trưởng NN&PTNT cũng cho biết, trong khi nguồn cung thiếu, thịt lợn đến tay người tiêu dùng còn qua nhiều khâu trung gian, nên giá cao.
Theo ông, mới đây, 15 DN đồng hành từ 1/4 đưa xuất chuồng 70.000 đồng/kg hơi, nhưng bản thân vì lượng lợn ở những DN chưa đủ dẫn đến chưa đủ sức chi phối.
Giá thịt lợn bán chợ vẫn cao dù nhiều DN đã giảm giá lợn hơi còn 70.000 đông/kg
"Mặt khác, còn rất nhiều khâu trung gian, nhất là khâu mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ. Nhiều khâu đó dẫn đến người tiêu dùng chưa được hưởng cái giá thành giá xuống thấp như chúng ta mong muốn", ông Cường nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ cùng địa phương, DN tập trung cho khâu tái đàn, tăng đàn, nhưng vẫn phải khẩu đảm bảo an toàn sinh học để tránh dịch bệnh.
Về tái đàn, Bộ trưởng NN&PTNT lưu ý đến các hộ nông dân chăn nuôi, bởi trước kia bị thiệt hại, nay muốn tái hiện lại bí, không có giống, không có vốn liếng.
"Chính chỗ này cần phải tập trung mọi điều kiện cho các đối tượng sản xuất nhỏ, bà con nông dân có điều kiện để vừa tạo sinh kế nhưng vừa góp phần bù đắp những thiệt hại trước đây", ông Cường nói.
Bộ trưởng Cường cũng cho biết, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương, các địa phương sẽ phối hợp giảm bớt khâu trung gian giữa các khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu dùng ngắn nhất chúng ta mới có nguy cơ giảm giá phù hợp.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu sản phẩm thịt trong ngắn hạn nhằm tăng nguồn cung cho thị trường.
"Chúng ta phải hướng dẫn tiêu dùng, lựa chọn rất nhiều sản phẩm như trứng, cá, thịt ga....vừa có lợi cho sức khỏe, giá cả phù hợp với sức tiêu thụ, vừa không tạo áp lực về một mặt hàng là thịt lợn", Bộ trưởng khuyến nghị.
Phạm Anh
Sau chỉ đạo giảm giá, thịt lợn tại chợ truyền thống và siêu thị vẫn cao Trước thông tin Việt Nam nhập hàng nghìn tấn lợn để giảm giá trong nước nhưng tại chợ truyền thống và siêu thị ngày 23/3 vẫn neo ở mức cao trong khoảng 150.000- 200.000 đồng/kg. So với thời đỉnh cuối năm 2019, giá thịt lợn hiện nay đã giảm khoảng 20.000-30.000 đồng/kg nhưng vẫn ở mức cao. Từ đầu năm 2020, thịt lợn...