Chống tham nhũng: Phải bảo vệ được người tố cáo
Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này phải tìm được những cơ chế thực sự có hiệu lực, bảo vệ người tố cáo đồng thời có chế tài đối với người cố tình tố cáo sai.
- PV: Thưa đồng chí Bí thư, trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ người tố cáo dường như chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vậy vấn đề bị vướng ở đây là gì?
- Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Thực tế còn có những vấn đề khiến nhiều người e ngại, chưa yên tâm tố cáo, dù biết rõ việc tham nhũng. Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này cần tìm ra được những cơ chế bảo vệ thực sự hiệu quả, để người tố cáo hoàn toàn yên tâm. Nói về nguyên tắc, nếu không bảo vệ được người tố cáo thì kết quả chống tham nhũng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Tố cáo là một trong những đầu mối quan trọng để phát hiện tham nhũng, từ đó chuyển qua các khâu đánh giá, điều tra, kết luận… Ở đây có hai vế quan trọng như nhau: bên cạnh việc bảo vệ người tố cáo thì đồng thời phải ngăn ngừa, xử lý nghiêm đối tượng tham nhũng.
Video đang HOT
- Có ý kiến cho rằng, việc đơn tố cáo được chuyển đến chính cơ quan, tổ chức – nơi người bị tố cáo làm việc – để xem xét, điều này là chưa khách quan. Đồng thời cũng có ý kiến đề nghị nên quy định, người tiếp nhận đơn tố cáo phải có chức vụ cao hơn người bị tố cáo. Đồng chí Bí thư có đánh giá gì về vấn đề này?
- Quả thực đôi khi lợi thế không thuộc về người tố cáo, vì người bị tố cáo với quyền lực và những mối quan hệ xã hội có thể tìm cách ngăn chặn lá đơn phanh phui tham nhũng. Ở đây có tính hai mặt, chúng ta khuyến khích việc tố cáo tham nhũng nhưng đồng thời cũng phải có những điều khoản xử lý đối với những người cố tình lợi dụng chính sách, pháp luật để tố cáo oan sai cho người khác. Về việc tiếp nhận thông tin tố cáo tham nhũng, thực tế muốn một vụ việc đi đến kết quả cuối cùng, đưa ra xét xử thì không phải là việc của riêng một ai đó, mà phải của nhiều cơ quan phối hợp đồng bộ với nhau. Không thể nói một người có thể làm được toàn bộ các công việc liên quan đến thẩm định, đánh giá, kết luận lá đơn tố cáo ấy.
- Có một số ý kiến đề nghị thành lập ủy ban độc lập về chống tham nhũng, theo đồng chí Bí thư, việc này có nên hay không?
- Trong quá trình thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã có nhiều ĐBQH nêu ra vấn đề này. Theo tôi, nếu để một cơ quan chuyên trách, đứng độc lập ra lo về vấn đề này là chưa khả thi. Chúng ta hiện đang có cả một bộ máy, bao gồm nhiều cơ quan phối kết hợp đồng bộ với nhau, mà làm còn đang khó.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Theo ANTD
Vụ Công khai bảo kê trên đường phố: Người tố cáo bị đe dọa
Ngày 25.9, bà N.T.Tr (50 tuổi, tạm trú P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM) đến tòa soạn Báo Thanh Niên cầu cứu về việc nhà bà bị kẻ lạ "khủng bố", đòi đốt nhà vào rạng sáng 25.9.
Bà Tr. từng tố cáo Đỗ Mạnh Hóa (50 tuổi, quê Hải Phòng, tạm trú P.4, Q.Tân Bình) và Lê Khắc Công (28 tuổi, quê Thanh Hóa, đã bị bắt) thu tiền bảo kê nhiều năm nay của những người bán hàng rong trên đường Phan Thúc Duyện, P.2, Q.Tân Bình (PV Thanh Niên đã phối hợp với Công an Q.Tân Bình triệt phá).
Cửa kính chính của nhà bà Tr. bị đập bể vào rạng sáng 25.9 - Ảnh: Nguyên Bảo
Theo nội dung đơn cầu cứu của bà Tr., khoảng 1 giờ 30 cùng ngày, có một thanh niên chạy xe gắn máy đến trước cửa nhà bà cầm đá ném lên mái nhà và ném bể kính cửa sổ đồng thời lớn tiếng đe dọa sẽ đốt phòng trọ của bà. Lúc đó, bà Tr. vừa trong nhà vệ sinh đi ra bị nhiều mảnh kính vỡ văng trúng tay, chảy máu. Một lát sau, người này bất ngờ dùng vật sắt nhọn chém vào cửa chính làm bể một mảng kính lớn, rồi bỏ đi. "Tôi không có mâu thuẫn bất cứ với ai. Thời gian gần đây, tôi có làm đơn tố cáo băng nhóm của Hóa bảo kê nên tôi nghi Hóa cho người đến khủng bố tôi. Suốt đêm đó, tôi không dám ngủ vì sợ Hóa làm liều cho người đến đốt phòng trọ thật rồi ảnh hưởng đến người dân xung quanh", bà Tr. nói.
Trưa cùng ngày, bà Tr. đến Công an P.4, Q.Tân Bình trình báo vụ việc để cơ quan công an địa phương có biện pháp bảo vệ tính mạng. Ban chỉ huy phường tiếp nhận vụ việc và cho biết sẽ báo cáo cho công an quận điều tra xử lý.
Theo chúng tôi tìm hiểu, sau khi Cơ quan CSĐT, Công an Q.Tân Bình mời một số nạn nhân (như bà L., bà H.) lên làm việc thì lập tức 2 bà này bị một số người chuyển lời đe dọa nếu khai về Hóa sẽ bị "xử"...
Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo của Công an Q.Tân Bình cho biết, quận sẽ điều tra làm rõ vụ việc về nạn nhân tố cáo bị người lạ đến đe dọa, đập bể kính nhà. Riêng về vụ Hóa, cơ quan CSĐT vẫn đang khẩn trương tiếp tục điều tra làm rõ. Thiết nghĩ, cơ quan công an cần có biện pháp bảo vệ nạn nhân tố cáo an toàn tuyệt đối và xử lý nghiêm những kẻ xem thường pháp luật để người dân tiếp tục mạnh dạn tố cáo tội phạm nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
Theo TNO
Đề nghị sớm có quy định cụ thể bảo vệ người tố cáo Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của Công ước quốc tế về chống tham nhũng (UNCAC), tuy nhiên Việt Nam cũng nhận diện được các nội dung còn chưa phù hợp và những khó khăn, thách thức trong việc đáp ứng đầy đủ, toàn diện hơn các yêu cầu của Công ước. Đó là đánh giá chung của Việt Nam...