Chống lây nhiễm virus corona bằng cách dùng tăm, khăn giấy bấm số thang máy liệu có hiệu quả không?
Để tránh lây nhiễm virus qua tiếp xúc các nút trong thang máy, nhiều công ty đưa ra những cách phòng tránh khiến ai cũng phải hoang mang.
Gần đây, tại một số tòa nhà ở Trung Quốc, nhân viên nhận thấy có sự xuất hiện của một lớp “bảo vệ” trên các nút bấm trong thang máy. Sau khi phủ một lớp màn bọc ni lông lên các nút bấm, mọi người không được phép sử dụng tay trần mà phải dùng tăm nhọn, giấy ăn để chạm trực tiếp vào các nút.
Các nút bấm thang máy được bọc kín ni lông, nhiều nơi còn cẩn thận sử dụng khăn giấy để bấm nút.
Nhiều công ty rất cẩn thận trong việc phòng tránh lây lan virus corona.
Video đang HOT
Những phương pháp phòng tránh virus corona này liệu có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm không? Để trả lời cho câu hỏi này, phóng viên của trang Thepaper, Trung Quốc đã phỏng vấn ông Ngô Lập Minh, giám đốc Trung tâm xúc tiến Y tế Thượng Hải vào ngày hôm nay.
Ông Ngô nói: “Theo chương trình chẩn đoán và điều trị viêm phổi do nhiễm virus corona của Ủy ban Y tế Quốc gia đưa ra, con đường lây truyền qua dịch tiết khi tiếp xúc với người bệnh có thể được ngăn chặn, thông qua các biện pháp phòng ngừa. Thang máy là một không gian công cộng, một nơi có số lượng lớn người tiếp xúc với các nút bấm. Khu vực này thực sự tiềm ẩn nguy cơ lây truyền virus”.
Không chỉ dùng khăn giấy mà nhiều nơi còn sử dụng tăm nhọn để bấm số.
Bằng cách cắt đường lây truyền của virus khi không chạm trực tiếp vào các nút bấm trong thang máy, về cơ bản điều này là không sai nguyên tắc. Tuy nhiên, phương pháp bọc màn ni lông trên các phím không phải là cách để cắt đường lây truyền virus hiệu quả nhất.
Ông Ngô chia sẻ: “Việc áp dụng màn bọc ni lông có thể ngăn dung dịch khử trùng thang máy vào sâu bên trong các nút bấm. Điều này vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn chéo”.
Đối với việc sử dụng khăn giấy 1 lần, ông Ngô cũng nói thêm rằng việc tránh tiếp xúc với virus có hiệu quả hay không vẫn còn tùy thuộc vào độ dày và chất lượng của giấy. Tốt nhất nên gấp khăn giấy có độ dày nhất định để đảm bảo chặn được virus lây lan. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng việc sử dụng tăm để bấm phím cũng là một cách để tránh tiếp xúc trực tiếp, nhưng khả năng ứng dụng thực tế thì cần phải xem xét lại.
Ông Ngô nhấn mạnh việc tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm virus cần phải chú ý đến thói quen vệ sinh cá nhân: “Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là không chạm vào miệng, mắt, mũi bằng tay trần. Đặc biệt sau khi đi ra khỏi thang máy cần phải rửa tay ngay. Đó mới thực sự là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất”.
Theo The Paper/baodansinh
Cụ ông 75 tuổi thủng ruột vì nuốt tăm lúc nào không biết
Đến bệnh viện chụp cắt lớp ổ bụng cụ ông mới biết mình đã nuốt cây tăm dài 5 cm gây thủng ruột non.
Sáng 10-1, Khoa ngoại tiêu hóa BV Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết BV vừa phẫu thuật lấy chiếc tăm gây thủng ruột cụ ông Cao Đức Đ. (72 tuổi, quê Nghệ An) .
Trước đó, cụ Đ. bị đau, chướng bụng kèm sốt rét run kéo dài năm ngày nhưng không đỡ nên được người thân đưa đến BV Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An ngày 7-1.
Sau khi thăm khám và chụp cắt lớp ổ bụng bệnh nhân, các bác sĩ (BS) phát hiện hình ảnh nghi dị vật (tăm) dài khoảng 5 cm xuyên thủng ruột vị trí hồi manh tràng, đâm vào cơ thắt lưng chậu phải gây áp xe và phản ứng viêm vùng hố chậu phải.
Cụ Đ. cũng cho biết hằng ngày sau khi ăn cơm thường có thói quen dùng tăm tre hoặc gỗ nhọn để xỉa răng. Về dị vật nghi cây tăm trong bụng, cụ không biết đã nuốt vào bụng lúc nào.
Sau đó các BS đã mổ nội soi gắp chiếc tăm ra khỏi bụng bệnh nhân Đ. rồi đặt hai ống dẫn lưu, làm hậu môn nhân tạo hố chậu phải cho bệnh nhân.
Hiện cụ Đ. đã tỉnh táo, hết đau vùng bụng và sức khỏe đang bình phục.
Theo PLO
Nam thanh niên bị tăm xỉa răng trôi vào bụng đâm thủng dạ dày Buổi trưa nam thanh niên ngậm chiếc tăm trong miệng nhưng không may trôi vào bụng khiến dạ dày bị đâm thủng. Sáng 4/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết vừa xử lý thành công trường hợp hi hữu của một bệnh nhân khi chiếc tăm tre nhọn 2 đầu nằm trong bụng. Chiếc tăm...