Chọn trường cấp 3 cho con đừng chỉ nghe theo lời đồn đại
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, khi con lên lớp 10, cha mẹ cần phải tùy thuộc vào năng lực, sức khỏe của con ở mức nào để chọn trường gần hay xa.
Chọn trường, lớp cho con luôn là bài toán khó đối với rất nhiều phụ huynh. Mỗi khi các em chuyển cấp bài toán khó ấy lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 10. Nhiều người coi cuộc đua vào lớp 10 ở các thành phố lớn như Hà Nội còn “gay cấn” hơn cả thi vào đại học.
Theo nhiều phụ huynh, chuyện chọn trường sẽ trở nên đơn giản và nhẹ tênh đối với những học sinh có học lực từ loại Khá trở xuống vì các em biết mình không thể trèo cao trong cuộc đua đầu tiên này.
Nhưng câu chuyện trở nên hoàn toàn khác biệt đối với những cô cậu học trò có học lực từ Khá trở lên, vấn đề càng trở nên “ nóng” hơn với những học sinh có học lực giỏi và được cha mẹ đầu tư một cách “tuyệt đối”.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, cuộc đua vào lớp 10 trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra. Vậy nên chọn trường nào cho con?
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, giáo dục không chỉ mang lại trí thức, hiểu biết mà còn phải tạo ra cảm xúc, tình cảm lành mạnh để học trò phát triển cả thể chất và tinh thần từ đó dẫn dắt hành vi chuẩn mực.
Nhiều người coi cuộc đua vào lớp 10 ở các thành phố lớn như Hà Nội còn “gay cấn” hơn cả thi vào đại học. (ảnh minh họa: Thùy Linh)
Do đó, trước tiên phụ huynh phải là người hiểu con mình, phải trở thành nhà giáo dục, nhà sư phạm giúp con để cùng với nhà trường giáo dục đứa trẻ, có như vậy đứa trẻ mới hạnh phúc và đi đến thành công.
“Khi trẻ hạnh phúc thì chúng sẽ phát triển tốt, chứ phụ huynh đừng thấy người nọ đồn trường A tốt, người kia đồn trường B tốt trong khi lại không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình, không phù hợp với năng lực của con.
Ai cũng mong con mình giỏi, học được trường chuyên, trường top đầu nhưng nếu tất cả các bạn trong lớp đều giỏi, thậm chí rất giỏi thì con mình có cơ hội phát triển không, trong khi đó chọn một trường bình thường thì con lại có cơ hội phát huy hết khả năng”, thầy Tùng Lâm nêu vấn đề.
Do đó, đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh khi chọn trường cho con vào lớp 10 thì thầy Tùng Lâm cho rằng, hiện nay các trường phổ thông của Hà Nội đều xây dựng tương đối theo chuẩn quốc gia và đội ngũ thầy cô của Hà Nội đang phấn đấu trở thành nhà giáo tâm huyết, sáng tạo. Chính vì vậy, dù con học trường nào thì nhà trường cũng đều đáp ứng được một phần yếu tố để các con phát triển.
Nhưng phải tùy thuộc vào năng lực, sức khỏe của con ở mức nào để chọn trường gần hay xa. Và điều kiện hoàn cảnh gia đình cũng là một trong những yếu tố khi chọn trường cho con. “Nếu trường đó có tiếng tăm mà không phù hợp với năng lực của con thì chọn để làm gì. Dù trường có tốt mấy cũng không bằng sự quan tâm đúng cách của mỗi gia đình”, thầy Lâm nói.
Video đang HOT
Trong khi đó tại hội thảo “Tiêu chí lựa chọn trường cấp 3 cho con – Bước ngoặt giúp trẻ thành công”, trả lời phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Thành Nam- trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, thời điểm bắt đầu vào lớp 10 rất quan trọng để định hướng tương lai nghề nghiệp của các con.
Theo đó, Phó giáo sư Trần Thành Nam cho rằng, việc chọn trường cấp 3 cho con cần cân nhắc xem môi trường học tập đó có đủ điều kiện tạo ra cho con các năng lực của công dân thế kỷ XXI hay không với 4 trụ cột chính.
Một là, năng lực của công dân toàn cầu sẽ bao gồm cả nhận thực toàn cầu, tôn trọng sự khác biệt, quản lý tài chính và quản lý sức khỏe. Trong đó, đặc biệt là quản lý về mặt sức khỏe tinh thần.
Hai là, thời đại mới cần ra những nhà sáng tạo đổi mới, có tinh thần doanh nghiệp. Vì vậy trường nào có thể dạy và tạo ra những không gian để các con phát huy, thể hiện sự sáng tạo, ở môi trường đó có sự đồng hành của thầy cô cùng các con kiến tạo nên kiến thức.
Ba là, môi trường học tập không nhất thiết phải quá tiện nghi nhưng tạo điều kiện cho các con rèn một số kỹ năng như con giải quyết vấn đề, có tinh thần làm việc nhóm, lãnh đạo để ứng với biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong tương lai.
Bốn là, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi một cá nhân thành công trong lĩnh vực nào thì đều liên quan đến sử dụng công cụ công nghệ để làm tối đa hiệu suất công việc của mình và từ những ý tưởng đó phải giới thiệu, thu hút những người cùng quan tâm trong việc làm nhóm, đưa ra gọi vốn…. Do đó đòi hỏi môi trường học tập giúp cung cấp rèn luyện cho các con những cơ hội có được năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông.
Ngoài ra, chọn trường cho con cũng cần dựa năng lực nhận thức đến thiên hướng nghề nghiệp mà phụ huynh nhận thấy, định hướng cho con. Khi thấy một trường phù hợp với tính cách của con, các hoạt động trong trường có thể giúp con hình thành năng lực mà đã định hướng thì nên lựa chọn ngay.
“Vạch” ra một số tư tưởng phổ biến khi chọn trường cấp 3 cho con của các bậc phụ huynh, ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch Tập đoàn CEO Việt Nam Holding – người đã có nhiều buổi hướng nghiệp với nhiều học sinh trung học phổ thông, sinh viên liệt kê đó là: Trường có quy mô to, trường thầy cô giáo nghiêm khác, trường gần nhà, trường được người quen giới thiệu vì họ thấy tốt, trường quảng cáo tiếp thị tốt, vì con thích, thậm chí có người chọn trường đó vì có nhiều bạn bè để đi họp phụ huynh cho “vui”…
Những tiêu chí để chọn trường THPT phù hợp cho con khi thi vào lớp 10
Trước những băn khoăn của phụ huynh cũng như học sinh trước ngưỡng cửa vào lớp 10, các chuyên gia giáo dục đã đưa ra những tiêu chí để tham khảo.
Trên thực tế, hiện nay, nhiều phụ huynh chọn trường cho con dựa trên cảm tính như chọn theo địa lý, theo người quen, theo quy mô của trường nhưng chưa thực sự hiểu rằng môi trường đó liệu có phù hợp để con phát triển trong tương lai.
Ông Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cần rất nhiều thông tin để các phụ huynh có thể trả lời được câu hỏi chọn trường THPT nào phù hợp với con.
"Môi trường học giờ đây như là người thầy thứ ba vậy. Một môi trường tốt có thể làm cho thành công của việc học tập trở nên cao hơn. Do đó môi trường của trường học là yếu tố cần cân nhắc đầu tiên khi chọn, sau đó đến các yếu tố tài chính, khoảng cách,..."
Ông Nam cho hay, trường có nhiều yếu tố nước ngoài hay quy môn lớn chưa chắc đã phải là trường tốt, mà điều quan trọng là có phù hợp với con em mình.
Ông Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng
Với việc chọn trường, theo ông Nam cần cân nhắc xem môi trường trường học đó có đủ điều kiện để tạo ra cho con các năng lực của công dân thế kỷ 21 hay không, với 4 trụ cột chính.
"Thứ nhất là trụ cột liên quan đến năng lực của công dân toàn cầu gồm có cả năng lực nhận thức toàn cầu, tôn trọng sự khác biệt, quản lý tài chính và quản lý sức khỏe, trong đó đặc biệt là quản lý về mặt sức khỏe tinh thần.
Thứ hai là trụ cột liên quan đến năng lực sáng tạo, đổi mới, có tinh thần khởi nghiệp. Như vậy những môi trường tốt là có thể tạo cho con được những không gian để phát huy được sự sáng tạo, kiến tạo nên những kiến thức.
Thứ ba, môi trường học tập không nhất thiết phải quá tiện nghi nhưng phải tạo điều kiện cho con rèn một số kỹ năng để có thể giải quyết được những vấn đề phức tạp nảy sinh trong cuộc sống; rèn luyện được tinh thần làm việc nhóm và tinh thần lãnh đạo để thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong tương lai. Thứ tư là môi trường học tập mà qua đó có thể cung cấp cơ hội, rèn luyện cho các con để có được năng lực công nghệ thông tin và truyền thông để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư".
Ông Nam nhấn mạnh, những môi trường học tập tốt là môi trường phải khuyến khích được khả năng tự lên kế hoạch, mục tiêu mà mình muốn chinh phục; tạo các điều kiện tối đa để các con tự lập ra được kế hoạch và phát huy tính tự chủ.
Nhiều băn khoăn của các bạn trẻ trước những lựa chọn về ngôi trường THPT mà mình sẽ theo học. Ảnh: Thanh Hùng
Ông Ngô Minh Tuấn, Cố vấn khoa học của Hệ thống giáo dục CEO Việt Nam High School cho rằng, để đưa ra một quyết định chọn trường đúng đắn thì việc đầu tiên phải làm rõ khía cạnh tư tưởng. "Phụ huynh cần trả lời được câu hỏi chọn trường cho con học bậc THPT để làm gì?. Nếu không trả lời được "để làm gì" thì chọn trường nào cũng vậy".
Theo ông Tuấn, để trả lời câu hỏi này, phụ huynh cần thảo luận cùng con về hình ảnh của con mà mình cùng gia đình hướng tới.
"Tức mình muốn con như thế nào và con mình có muốn điều đó không. Việc này phụ huynh phải thống nhất với con, nhưng hiện đa phần các cha mẹ lại đang biến con thành bản fake của mình".
Từ hình ảnh mong muốn về con, phụ huynh cần chọn những trường có triết lý giáo dục phù hợp. "Nếu không trả lời được câu chuyện triết lý giáo dục nào thì chúng ta đang có đích đến nhưng không có con đường. Ví dụ muốn hình ảnh con mình là người tự tin, giao tiếp tốt nhưng suốt ngày nhốt nó trong nhà cày các môn Toán, Lý, Hóa thì đương nhiên khó, ra đường con như là ... "con gà".
Ông Tuấn chía sẻ cần quan tâm hướng tới sự phát triển toàn diện cho dành cho học sinh THPT với triết lý giáo dục mới: "Thân - Tâm - Tuệ". Theo đó, mỗi học sinh được định hướng xây dựng hình ảnh là một công dân tương lai có thói quen, kỷ luật tốt, có tâm yêu thương, trí tuệ khai phóng, chủ động xây dựng được lộ trình phát triển tương lai.
Thế nhưng, theo ông Tuấn, thực trạng hiện nay nhiều phụ huynh không hề biết đến triết lý của trường mà đơn giản thấy người khác cho con học thì cũng vào theo.
"Trường học không phải là mục tiêu, mà là phương tiện để chuyển hóa con chúng ta, nhưng nhiều phụ huynh đang nhầm lẫn giữa phương tiện và mục tiêu".
Ông Tuấn cho hay, không ít các phụ huynh chọn trường cho con theo những người quen có trình độ hơn mình đã từng chọn, nhưng không hề quan tâm hình ảnh, mong muốn về người con sau này là khác nhau; hay theo tiếp thị của trường; theo quy mô của trường; thậm chí đơn giản là gần nhà.
"Như vậy chúng ta đang chơi trò chơi cảm xúc với tương lai của chính con mình, chứ không phải lựa chọn theo phân tích lý trí", ông Tuấn nói.
Ông Ngô Minh Tuấn: Cần quan tâm hướng tới sự phát triển toàn diện cho dành cho học sinh THPT với triết lý giáo dục mới: "Thân - Tâm - Tuệ". Ảnh: Thanh Hùng
Theo ông Tuấn, mâu thuẫn rất rõ khi nhiều phụ huynh mong muốn con là đứa trẻ năng động, tự tin nhưng tư tưởng khi chọn trường lại phải là trường có quy mô lớn, hay trường có giáo viên nghiêm khắc, con được cô giáo rèn về học tập liên tục, hoặc phải vào trường có thương hiệu đào tạo học sinh giỏi về kiến thức.
"Trường có quy mô lớn có giải quyết được những vấn đề chúng ta mong muốn không?,... Vậy có phải thực tế là giữa điều mà các phụ huynh muốn với việc chọn trường cho con đã rất vênh nhau không?", ông Tuấn nói và cho rằng nhiều phụ huynh đang hoang mang về khái niệm trường tốt.
"Như vậy không có trường nào tốt hoàn toàn cả mà chỉ có trường tốt so với mong muốn của mình, phù hợp với việc tạo nên hình ảnh của con mình sao này mà mình mong muốn".
Do đó, theo ông Tuấn, việc quan trọng nhất là các phụ huynh cần thảo luận với nhau về hình ảnh đứa con của mình trong tương lai trước khi đưa ra quyết định chọn trường.
"Nhưng các phụ huynh vẫn cần xây cho con mình về sứ mệnh, tức định hình con muốn sau này là ai và làm gì cho xã hội. Cái "làm gì cho xã hội" là rất quan trọng bởi tạo ra động lực cho con", ông Tuấn nói.
Cả hai vị diễn giả đều cho rằng, để đồng hành được cùng con, chỉ chọn trường thôi là đủ. Các phụ huynh cũng cần thay đổi, không nên quá áp đặt và cần bớt đi các nguyên tắc để có thể làm bạn cùng con, từ đó giúp các bạn trẻ có đủ tin tưởng để chia sẻ mọi chuyện.
Chung trách nhiệm ngăn chặn bạo lực học đường Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ việc học sinh đánh nhau ở một số địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội, khiến dư luận bức xúc, phụ huynh học sinh lo lắng. Vấn đề quản lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường một lần nữa lại được xới xáo. Nỗ lực chung sức, tăng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phú Quý mùa... biển đẹp
Du lịch
12:37:19 30/04/2025
6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên
Sức khỏe
12:19:52 30/04/2025
Chữa nám da ở mức độ trung bình
Làm đẹp
11:54:43 30/04/2025
Bộ Công an thẩm tra lại vụ tai nạn khiến bé gái 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong
Pháp luật
11:51:13 30/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI lại khóa MXH gây xôn xao, dân tình nghi lại 'đâm chọt' ai đó?
Netizen
11:50:16 30/04/2025
Ngả mũ khung hình 9 giây tuyệt đối điện ảnh nảy số 1001 kịch bản của Nhiệt Ba, Trương Lăng Hách và 1 mỹ nam
Sao châu á
11:42:01 30/04/2025
LĐBĐ Tây Ban Nha cấm 6 trận với Antonio Rudiger, xóa thẻ đỏ Beliingham
Sao thể thao
11:09:07 30/04/2025
Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"
Thế giới số
11:06:03 30/04/2025
Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'
Thế giới
11:01:49 30/04/2025
Loạt xe máy phổ thông bán dưới mức giá của hãng đề xuất
Xe máy
10:56:17 30/04/2025